Giải pháp tiếp cận cộng đồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 65)

Huy động sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương vào việc chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn:

+ Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng; Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ cập tới các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư vùng ven biển có RNM về vai trò và giá trị của hệ sinh thái RNM và quản lý, sử dụng bền vững RNM vì lợi ích trước mắt và lâu dài. Khi nhận thức của người dân được nâng cao họ sẽ nhiệt tình bảo vệ RNM, giám sát lẫn nhau trong việc tuân thủ các quy ước.

+ Trước khi triển khai công tác trồng RNM phải tiến hành phối hợp với chính quyền địa phương, người dân tại vị trí nơi trồng rừng và khu vực dân cư xung quanh. Tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương, các chủ tàu khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản khu vực trồng rừng và khu vực xung quanh để thu thập các ý kiến đóng góp cho kế hoạch triển khai trồng, chăm sóc RNM.

+ Huy động sự tham gia của người dân, phát huy hết tính sáng tạo, kinh nghiệm của họ. Người dân đã thấy được tầm quan trọng của mình và vai trò của RNM. Đây là rừng đem lại quyền lợi cho họ. Điều này là nhân tố quan trọng nhất tạo nên kết quả tốt cho việc chăm sóc và bảo vệ rừng.

+ Mọi hoạt động của các dự án trồng RNM được công khai cho người dân biết, bàn bạc đóng góp các ý kiến để đưa ra phương án hiệu quả trong việc tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ dựa trên nguyên tắc chung của Luật bảo vệ rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Rừng ngập mặn là tài nguyên quý giá và rất quan trọng của Việt Nam.Không những có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên nhiên mà còn đem lại nguồn lợi hải sản phong phú được khai thác từ các bãi triều, bãi bồi ven biển ,là nơi đảm bảo sinh kế cho người dân. Nhà nước ta trong những năm qua đã có những chiến lược cụ thể nhằm phát huy chức năng bảo vệ rừng, bảo vệ hệ thống đê biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng an ninh.

Trong những năm qua, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh Bình đã gặp nhiều thuận lợi và không ít những khó khăn trong việc khai thác,bảo vệ rừng ngập mặn .Rừng ngập mặn bị suy giảm do các hoạt động khai thác của người dân, thiếu nhận thức về việc bảo vệ rừng.Để giải quyết những vấn đề đó, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực cải thiện tình trạng rừng ngập mặn thông qua những dự án trồng rừng, cải cách tình hình quản lí rừng và đã có những bước tiến vượt bậc: sẽ có hàng ngàn ha rừng ngập mặn được phục hồi,hệ sinh thái rừng ngập mặn được bảo tồn và phát triển bền vững trong vùng.

Việc nghiên cứu hiện trạng khai thác rừng ngập mặn là một trong những công tác điều tra tình hình rừng ngập mặn hỗ trợ các nhà quản lí trong quá trình hoạch định các chính sách quản lí rừng ngập mặn , cung cấp tư liệu phục vụ cho chương trình bảo tồn rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình.

2. Kiến nghị

Để bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, nhân dân.

Kêu gọi các dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn .

Cần liên tục cập nhật, điều tra mới các thông tin về rừng ngập mặn về tình hình khai thác rừng ngập mặn

Cần phục hồi hệ thực vật ngập mặn trong các khu vực nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững.

Tuyên truyền cho cộng đồng hiểu được vai trò của việc phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn để mọi người dân địa phương tích cực tham gia bảo vệ và phục hồi.

Tác giả đã đưa ra những giải pháp bảo tồn rừng ngập mặn sát thực nhất với tình hình hiện nay của rừng ngập mặn.Do đó, tác giả mong muốn những biện pháp đó được áp dụng vào rừng ngập mặn ven biển để từ đó rừng ngập mặn phát triển tốt hơn, có giá trị to lớn hơn.

Trong thời gian giới hạn của đề tài, đề tài chưa nghiên cứu được hết tất cả các giá trị của rừng ngập mặn.Chính vì thế, cần có những nghiên cứu sâu hơn để đưa rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình vào chương trình bảo tồn rừng ngập mặn. Từ đó, rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình mới thực sự được bảo vệ, duy trì hệ sinh thái để phục vụ cuộc sống con người

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định số 1651/QĐ-BTMT ngày 05 tháng 9 năm 2013 phê duyệt các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015

2. Cao Văn Lương, 2011. Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế). Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn Quốc lần thứ V, Q.4. Sinh học và Nguồn lợi Sinh vật Biển. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 312 – 318

3. Dự án quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng (2002), Báo cáo lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.

4. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014.

5. Ngô An và Võ Đại Hải (2001),Một số đề xuất tiêu chuẩn phân chia rừng phòng hộ và rừng sản xuất ngập mặn ven biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

6. Nguyễn Chu Hồi (2009b) Quản lý nhà nước vùng Biển và Đất đai: Các vấn đề và Giải pháp tiếp cận. Tạp chí Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường, 6/09, Hanoi. 7. Nguyễn Thế Chinh (2003), Bài giảng kinh tế môi trường (dùng cho chuyên

ngành) – Khoa KTMTĐT, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Nguyễn Trung Dũng (2005), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Xây dựng, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tiến , Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Hữu Đại, 2002. Cỏ biển Việt Nam: thành phần loài, phân bố, sinh thái – sinh học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 165 tr.

10. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật RNM Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng Ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội

11. Phan Nguyên Hồng, 1997. Vai trò rừng ngập mặn Việt Nam – Kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nxb Nông nghiệp Hà Nội

12. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

13. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền (2007), Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô, NXB Nông nghiệp.

14. Phạm Đình Trọng, (1998). Dẫn liệu về nguồn tôm giống trong rừng ngập mặn ven biển Yên Lập-Đồ Sơn, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

15. Phát triển bền vững - Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI – GS.TSKH. Trương Quang Học.

16. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 -2015.

17. UBND tỉnh Ninh Bình. Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 20/8/2013 của Tỉnh ủy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

18. Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2013. Quy hoạch phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

19. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Bình, 2012. Báo cáo hiện trạng rừng và đất rừng vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

20. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2013. Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ

I.Thông tin người được phỏng vấn Họ và tên:

Chức vụ:

Cơ quan công tác: Thời gian phỏng vấn: Hình thức phỏng vấn: II.Nội dung bảng câu hỏi

Câu 1: Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình có đề tài/dự án/nghiên cứu về rừng ngập mặn chưa?

... ... Câu 2: Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình có những chính sách/định hướng về quản lí rừng ngập mặn chưa?

... ... Câu 3: Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình có những giải pháp nào phục hồi rừng ngập mặn?

... ... Câu 4: Những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn? ... ... Câu 5: Hiện trạng khai thác rừng ngập mặn ven biển?

... ...

Câu 6: Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình có những chương trình nào nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ rừng ngập mặn?

... ... Câu 7: Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình đã trồng và phục hồi bao nhiêu ha rừng ngập mặn trong thời gian gần đây?

... ... Câu 8:Cán bộ hãy cho biết tiềm năng của huyện Kim Sơn ?

... ... Câu 9: Cán bộ cho biết những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị rừng ngập mặn?

... ... Câu 10: Cán bộ cho biết thông tin về vùng ven biển tỉnh Nình Bình như đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội ?

... ...

PHỤ LỤC 2

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CỘNG ĐỒNG

I.Thông tin người được phỏng vấn Họ và tên:

Địa chỉ: Giới tính: Độ tuổi: Nghề nghiệp:

II.Nội dung bảng câu hỏi

Câu 1: Anh/chị có tham gia khai thác thủy sản trong rừng ngập mặn không? a. Có

b.Không

Câu 2: Anh/chị khai thác được gì từ rừng ngập mặn? a.Củi,gỗ,than

b.Thủy sản

c.Các lâm sản như thực phẩm, thuốc d.Mật ong

e.Tất cả các đáp án trên

Câu 3.Anh/ chị hãy cho biết tần xuất khai thác tại vùng triều? a.Thường xuyên khai thác

b.Ít khai thác

Câu 4. Anh /chị hãy cho biết giá trị mật ong chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng giá trị của rừng ngập mặn?

a. Khoảng 20% b.Khoảng 40% c.Khoảng 60%

Câu 5.Anh/chị hãy cho biết có bao nhiêu người nuôi ong trên địa bàn rừng ngập mặn? a.Dưới 50 người

b.Trên 50 người c.Trên 100 người

Câu 6. Anh/chị cho biết xã nào có số lượng đầm nuôi thủy sản nhiều nhất trong toàn huyện?

a.Xã Kim Trung b.Xã Kim Đông c.Xã Kim Hải

Câu 7. Anh/chị có được tham gia các buổi tuyên truyền về nhân thức bảo vệ rừng ngập mặn không

a. Có b. Không.

Câu 8. Theo anh/chị có cần thiết phải bảo vệ rừng ngập mặn không? a.Có

b.Không

Câu 9.Theo anh /chị bảo vệ rừng ngập mặn thì ai là người thực hiện? a.Cơ quan quản lí

b.Người dân c.Mọi người.

Câu 10.Theo anh/chị việc phá rừng để xây dựng các đầm phá nuôi thủy hải sản là đúng hay sai?

a.Đúng b.Sai

Câu 11.Anh/chị có biết tác hại của việc mất diện tích rừng ngập mặn không? a.Có

Câu 12.Việc nuôi trồng thủy hải sản vùng bãi bồi theo anh chị đem lại nguy cơ gì ? a.Suy thoái chất lượng đất, nước

b.Diện tích rừng ngập mặn thu hẹp c.Mất đa dạng sinh học

d.Tất cả các đáp án trên

Câu 13. Việc giảm diện tích rừng ngập mặn có làm ảnh hưởng gì tới cuộc sống của anh/chị không?

a.Có b.Không

Câu 14.Anh/chị được cung cấp thông tin bảo vệ rừng ngập mặn qua đâu? a.Dư luận

b.Qua báo đài

c.Qua các cơ quan quản lí môi trường.

Câu 15.Anh/chị có tham gia trồng và chăm sóc rừng ngập mặn không? a.Có tham gia

b.Không tham gia

Câu 16.Anh/ chị có sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn không a.Có

b.Không

Câu 17.Anh /chị có ý kiến gì để bảo vệ rừng ngập mặn không? a.Có

b.Không

Câu 18.Vấn đề mà anh chị quan tâm hiện nay về rừng ngập mặn ven biển , nơi anh /chị sinh sống?

………..

PHỤ LỤC 3

THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH

TT Tên khoa học Tên VN(họ) Tên khoa học TênViệt Nam

Loại

cây Mậtđộ

1 Phylum 1. Poyphodophyta Ngành Dương xỉ

2 Pteridaceae Họ Ráng sẹo già Acrostichum aureum L. Ráng biển * - Phylum 2. Anglospermae Ngành hạt kín Class 1. Dicotyledoneae Lớp 1. Hai lá mầm 3

Ancanthaceae Họ Ô rô Ancanthus ebracteatus Vahl. Ô rô biển * - Asteraceae Họ Cúc Ageratum conyzoides L. Cứt lợn - 4 Pluchea pteropoda Hemsl. Cỏ lức, Sài hồ + - 5 Boraginaceae Họ vòi voi Heliotropium indicum L. Vòi voi -

6 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu Excoecaria agallocha L. Giá * -

7 Portulacaceae Họ Ram sam Potulaca oleracea L. Sam.

Rau

sam -

8 Solanaceae Họ Cà Datura metel L. Cà độc dược -

9 Sonneratiaceae Họ Bần Sonneratia caseolaris L. Bần chua, Lậu * -- 10 Convolvulaceae Họ Bìm bìm Ipomoeapes- caprea (L.) R. Br. Roth. Muống biển + - 11 Myrsinaceae Họ Đơn nem Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Sú * --

12 Rhizophoraceae Họ Đước Kandelia obovata L.

Druce Class 2. Monocotyledonea e Lớp 2. Một lá mầm 13 Amaryllidaceae Họ Thủy tiên Crinum asiaticum L. Náng + - 14

Cyperaceae Họ cói Cyperus malaccenses Lamk Cói chiếu + - 15 Cyperus rotundus L. Cỏ cú, Cỏ gấu + - 16 Cyperus stoloniferus Retz Cỏ gấu biển - 17

Poaceae Họ Lúa Phragmites

karka (Retz.) Trin. ex Steud. Sậy + - 18 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà -

Chú thích: Loại cây: * Loài cây ngập mặn chủ yếu: + Loài cây tham gia ngập mặn; Các loài cây còn lại là những loài nội địa, phát tán ra vùng ven biển, sống ở nơi đất ít bị nhiễm mặn (bờ đê, bờ đầm)

PHỤ LỤC 4

ẢNH THỰC ĐỊA HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w