Hiện trạng trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 43 - 45)

Năm 2011 diện tích rừng ngập mặn của huyện Kim Sơn đạt 540 ha chiếm 43% diện tích đất rừng.Rừng ngập mặn chủ yếu được trồng chủ yếu ở bãi bồi ven biển ngoài đê Bình Minh 3 và một phần giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3.Hai loài cây chính trong rừng ngập mặn là Trang và Bần chua. Mật độ trồng từ 1600 tới 2000 cây/ha, rừng chủ yếu ở cấp độ I và II.(Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015)

Tính tới tháng 12/2013 toàn tỉnh có 533 ha rừng ngập mặn.

Tính đến năm 2015 diện tích rừng trồng và đất rừng vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là 1.229,11 ha, trong đó có 538,71 ha có rừng và 690,4 ha chưa có rừng. Diện tích đất rừng được giao cho một số đơn vị quản lý như: Ban quản lý thủy lợi Sở NN&PTNT quản lý 47,23 ha chiếm 3,84%, Ban quản lý rừng phòng hộ Kim Sơn quản lý 356,91ha chiếm 29,04%, Hội chữ thập đỏ tỉnh quản lý 412,63 ha chiếm 33,57%, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh quản lý 197,64 ha chiếm 16,08%, BQL rừng ngập mặn Kim Sơn

quản lý 214,70 ha chiếm 17,47 % (Phòng Lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015).

Trải qua 10 năm khai thác và sử dụng, rừng ngập mặn ven biển Ninh Bình đã phát triển rất tốt, có tác dụng chắn sóng bảo vệ đê biển và cải tạo cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái của vùng bãi bồi ven biển nơi đây. Tuy nhiên vẫn tồn tại hiện tượng phá rừng ngập mặn lấy diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn diễn ra. Theo thống kê có 154 ha rừng bị xâm phạm (Vũ Ngọc Châu ,2003)

Hình 3. 2 Biểu đồ biến động diện tích rừng phòng hộ ven biển Ninh Bình (Nguồn: Vũ Ngọc Châu ,2013)

Kim Sơn được UNESCO công nhận là khu vực vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (02/12/2004), với diện tích được xác định là 4.854 ha, trong đó nội địa 3.454 ha; biển 1.400 ha. Ranh giới vùng đệm được tính từ đê biển ra phía ngoài bãi bồi thấp nhất khi nước triều xuống.

Hiện nay việc chăm sóc và bảo vệ diện tích RNM này được giao cho các đơn vị như trên, công tác bảo vệ rừng thì được giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Kim Sơn.

Hiện nay Ninh Bình đang thực hiện dự án trồng rừng ngập mặn của hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Nếu thực hiện tốt hai dự án này vùng bãi bồi ngoài đê Bình Minh 3 sẽ có hàng ngàn ha rừng ngập mặn. Như vậy, theo hướng này, hệ sinh thái rừng của Kim Sơn sẽ phát triển rất tốt, tạo cơ sở

Năm Ha

vững chắc cho nguồn giống thuỷ sản tự nhiên và góp phần phát triển kinh tế bền vững trong vùng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 43 - 45)