Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 36)

Thiết kế tổng thể của đề tài được thể hiện trong hình 2.1:

Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp, kế thừa

Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp khảo sát thực địa và điều tra bảng câu hỏi.

Hiện trạng trồng, chăm sóc ,bảo vệ và khai thác rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình Các chính sách, cơ chế quản lí rừng ngập mặn ven biển Những cơ hội và thách thức trong việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển Phân tích DPSIR

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng rừng ngập mặn tại Ninh Bình

Huyện Kim Sơn không có vốn rừng tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên hiện có chủ yếu là rừng ngập mặn trồng trên đất bãi bồi ven biển.Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất ngập mặn có rừng của huyện là 514,6 ha chiếm khoảng 6,9% diện tích khu vực bãi bồi ven biển. Tính đến năm 2015 diện tích rừng trồng và đất rừng vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là 1.229,11 ha, trong đó có 538,71 ha có rừng và 609,4 ha chưa có rừng.

Vùng bãi bồi ven biển với diện tích tự nhiên trên 9 nghìn ha, có lượng phù sa màu mỡ, nguồn phù du phong phú, đa dạng, địa thế thuận lợi, khí hậu thích ứng cho việc phát triển nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, du lịch biển. Do đó, phát triển kinh tế biển được xác định là một trong các chương trình trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện.

3.1.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản.

Ninh Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành Thủy sản. Trên địa bàn tỉnh có trên 6.000 ha mặt nước mặn lợ và gần 19.000 ha đất mặt nước có thể quy hoạch để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống giao thông thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn và là thị trường tiêu thụ rất rộng lớn như: thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và đặc biệt là Quảng Ninh, nơi có cửa khẩu Móng Cái giao thương rất thuận tiện với thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn năm 2016 ,tổng diện tích đánh bắt, khai thác nuôi trồng thủy hải sản của 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải là 3.065,04 ha trong đó:

- Vùng từ đê Bình Minh 1 đến đê Bình Minh 2, diện tích nuôi thủy sản: 1.180,9 ha Gồm:

+ Kim Đông: 431,1 ha. + Kim Trung: 277 ha. + Kim Hải: 283,6 ha.

- Vùng từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3: Vùng này UBND huyện ủy quyền cho UBND các xã: Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải ký hợp đồng sản xuất theo kế hoạch trên địa giới quản lý , ký hợp đồng tương ứng địa bàn theo Công văn số 87/UBND ngày 20/02/2013 của UBND huyện Kim Sơn về việc quản lý Nhà nước trên địa bàn tại vị trí từ đê BM2 đến đê BM3: Có tổng diện tích 756,14 ha, trong đó:

+ Kim Đông: 446,5 ha. + Kim Trung: 184,99 ha. + Kim Hải: 124,65 ha.

- Vùng ngoài đê BM3 đến Cồn Nổi: Tổng diện tích 1.128 ha.

+ Diện tích nuôi trồng thủy hải sản do Tỉnh đội Ninh Bình quản lý: 178ha. + Diện tích nuôi ngao là: 1000 ha (tăng 50 ha so với năm 2015).

+ Các chủ nuôi ngao chủ yếu là người Nam Định, Thanh Hóa và một vài chủ là người Kim Sơn.

+ Khu vực Cồn Nổi có khoảng 50 chòi canh ngao của 10 chủ nuôi.

Trong sản xuất, huyện đã đưa một số đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao vào nuôi thả ở vùng nước mặn, nước lợ như tôm sú, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá chẽm, cá mú; nhất là phát triển mạnh nuôi ngao với diện tích hàng nghìn ha… Sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản ổn định, 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 18.107 tấn, trong đó ngao trên 9.350 tấn; tôm sú 240 tấn, tôm thẻ chân trắng 220 tấn; cua 165 tấn; tôm rảo 142 tấn, hải sản khác 580 tấn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng ven biển đạt 24%/năm, chiếm gần 30% giá trị sản xuất của huyện, góp phần đưa ngành thủy sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển của tỉnh và huyện Kim Sơn.

Tỉnh Ninh Bình xác định khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là vùng trọng điểm nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp với diện tích 14.040 ha giai đoạn 2011-2015, sau tăng lên 17.050 ha (năm 2020). Tổng sản lượng thủy sản đạt 51.400 tấn đến gần 69.000 tấn.

Giá trị sản xuất mặt hàng này ở mức 1.100 tỷ đồng đến hơn 1.900 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Qua phỏng vấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Đinh Quốc Trị cho biết ,bên cạnh việc duy trì 540 thuyền máy, thuyền thủ công hoạt động ổn định, tỉnh tiến hành hoàn thiện khu neo đậu tránh, trú bão tại cửa sông Đáy, hai bến cá Kim Đông, Kim Hải; tăng cơ sở sản xuất nước đá, nơi cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt tận diệt, vét gọn, không khai thác thuỷ sản còn non để phát triển bền vững.

Thời gian tới,Tỉnh Ninh Bình sẽ xây dựng 1 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu với công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; 1 kho đông lạnh công suất 200 tấn tại cụm công nghiệp Bình Minh; 2 kho lạnh thương mại công suất 100 tấn ở các khu vực khác để bảo quản nguyên liệu. Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách, vốn vay, vốn doanh nghiệp, vốn do nhân dân đóng góp... được ấn định là 3.684 tỷ đồng. Quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Bình là khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước và lao động của vùng một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, có lồng ghép với hoạt động các ngành kinh tế khác để tạo việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động là người địa phương.

Tuy nhiên,hiện nay ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở khu vực bãi bồi còn gặp nhiều khó khăn:

- Năng suất, sản lượng nuôi thủy sản hiện nay của tỉnh còn thấp, - Các hộ nuôi trồng còn nhỏ lẻ, không tập trung

- Trình độ dân trí thấp việc ứng dụng công nghệ khoa học vào việc nuôi trồng thủy sản cũng gặp khó khăn khiến năng suất thấp.

- Đầu ra cho thủy sản cũng gặp bấp bênh.Khó cạnh tranh năng suốt với các nước trong và trên thế giới

- Chất lượng thủy sản còn thấp.

- Tiềm năng đất đai mặt nước phần lớn chưa được khai thác hợp lý, lãng phí, cần được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả hơn

Để kinh tế biển phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để tổ chức triển khai

thực hiện hiệu quả quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, trong thời gian tới huyện tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tích chất chiến lược, dài hơi.

3.1.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng cồn và bãi ven biển.

Được sự ưu ái của thiên nhiên, vùng biển Kim Sơn sở hữu tới 18 km bờ biển, nhờ đó nơi đây có một vùng ven sinh thái rộng lớn, trù phú, sinh động với diện tích trên 105.000 ha. Rừng ngập mặn trải dài với những đầm lầy mặn, bãi bồi, cửa sông… là nơi hội tụ của hơn 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn trên các bãi bồi cửa sông, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới. Với hệ sinh thái, đa dạng sinh học đã đưa vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Kim Sơn còn được công nhận là nơi thuận lợi và phù hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

Trong 7 xã bãi ngang ven biển Kim Sơn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thì có 4 xã thuộc vùng chuyển tiếp là Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi và thị trấn Bình Minh; 3 xã thuộc vùng sinh quyển là Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông; vùng lõi được đưa vào là toàn bộ khu vực phía Nam đê biển Bình Minh 2 gồm: bãi bồi, rừng ngập mặn Kim Sơn, các nông trường quân đội, vùng biển Ninh Bình, đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.

Trong đó, xã Kim Đông nằm ở cửa hữu sông Đáy không chỉ là nơi ‘‘cùng trời cuối đất Ninh Bình” mà còn là xã thuận tiện về giao thông, có hạ tầng phát triển du lịch tốt và mang nhiều đặc trưng nhất của khu kinh tế biển Ninh Bình cũng như toàn bộ khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Kim Đông có cảng tổng hợp Kim Sơn, chợ đầu mối thủy sản Kim Đông, bến xe khách… đều là những công trình quan trọng đã được xây dựng nhằm phục vụ giao thương, phát triển kinh tế và du lịch…

Kim Đông phát triển các nghề nuôi tôm, cua, ngao, trồng cói và lúa, là nơi lấn biển lớn nhất nước ta hiện nay, hàng năm phù sa bồi đắp hơn 100m mở rộng ra biển. Phù sa bồi đắp đến đâu thì rừng ngập mặn tiến ra tới đó tạo nên những bức tường thành vững chắc và môi trường đa dạng sinh học với các loài chim nước, cá biển,

thực vật. UNESCO xếp Kim Đông vào vùng bảo vệ đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Tính nổi bật toàn cầu ở đây được thể hiện ở cảnh quan sinh thái vùng đất mở với những thay đổi địa chất diễn ra mau lẹ, đa dạng sinh học với các loài chim nước trú ngụ trong rừng phòng hộ ven biển. Theo đánh giá của những người làm du lịch, cảnh quan sinh thái vùng ven biển nơi đây còn hoang sơ, thích hợp với việc khai thác du lịch đồng quê, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Ở đây, muống biển là loài sinh vật đặc trưng và chiếm ưu thế ở đây. Nếu đảo Cồn Nổi được khai thác đúng và hợp lý sẽ là một mắt xích và là điểm chốt trong quần thể du lịch, cùng với nuôi trồng thủy sản tạo thành thế mạnh kinh tế biển, kinh tế du lịch cho Kim Sơn

Huyện Kim Sơn, một dự án xây dựng khu du lịch sinh thái biển, kết hợp vui chơi, nghỉ dưỡng tại Cồn Nổi đã và đang được triển khai với tổng diện tích trên 4.155ha (dự kiến hoàn thành vào năm 2021). Dự án bao gồm các khách sạn, biệt thự cao cấp, khu vui chơi giải trí, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cây xanh; xây dựng khu tâm linh đền thờ thần biển; khu trồng rừng ngập mặn chắn sóng; khu bãi tắm, thể thao lướt ván, lượn dù, khu du thuyền, ngắm cảnh, vui chơi trên biển; hệ thống giao thông, điện, nước…

Tuy nhiên, huyện Kim Sơn mới đưa vào khai thác du lịch nên chưa được nhiều du khách biết đến chưa có quảng bá rộng rãi, tiềm năng du lịch chưa cao.

- Cơ sở vật chất phục vụ du khách còn thiếu thốn…

- Khu du lịch đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành.

Như vậy, rừng ngập mặn (RNM) không những có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rất quan trọng; ngoài các lâm sản, phải kể đến tài nguyên thủy sản, du lịch biển đa dạng. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của hệ sinh thái RNM vẫn chưa đầy đủ, tình trạng phá RNM còn diễn ra ở một số nơi. Trong những năm qua, việc thu hẹp diện tích RNM để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đô thị đã diễn ra rộng khắp ở nhiều địa phương. Chú trọng vào việc phát triển kinh tế trước mắt bằng cách thu hẹp diện tích RNM đã và đang gánh chịu những tổn thất rất lớn về kinh tế do suy thoái về chức năng sinh thái của RNM. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang có các chính

sách khuyến khích trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển tại chỉ thị số 85/2007/CT- BNN ngày 11/10/2007 về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn sóng ven biển. Nghiên cứu hiện trạng RNM là một trong những tư liệu quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định các chính sách quản lý RNM và bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình.

3.2 Hiện trạng bảo tồn rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình

3.2.1 Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn

Bãi bồi ven biển Kim Sơn là vùng đất mới được khai thác sử dụng, lại thường xuyên diễn ra các hoạt động kinh tế nên rừng ngập mặn ở khu vực đều là rừng trồng mới nên thành phần loài cây ngập mặn không đa dạng,phong phú. Mặt khác, do rừng ngập mặn khi trưởng thành thì bãi bồi đã lấn xa ra biển và hoạt động quai đê lấn biến lại diễn ra. Chính vì vậy thảm thực vật ngập mặn chưa có sự chuyển biến nhiều về diễn thế sinh thái trong quần xã. Đó là nguyên nhân mà thành phần loài cây ngập mặn ở Kim Sơn thấp hơn so với các vùng lân cận và so với toàn quốc.

Hình 3. 1 Biểu đồ so sánh giữa TVNM Ninh Bình và Toàn quốc

(Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường biển,2015)

Loài

Khu vực Kim Sơn là rừng trồng nên mức độ phân tầng khá rõ giữa các tầng cây với lứa tuổi khác nhau:

- Tầng cây trên 400-600 cm có sự phân bố của Bần chua, Trang 10 năm tuổi - Tầng cây 200-400 cm: là tầng cây chủ đạo ở khu vực, với sự phân bố của Trang trồng với độ tuổi 5-10 năm tuổi.

- Tầng cây 50 - 200 cm: tầng cây này có sự phân bố của Trang trồng 2-3 năm tuổi.

- Tầng cây dưới 50 cm: có sự phân bố của Trang mới trồng.

Tỷ lệ che phủ của thảm thực vật rừng ngập mặn ven biển: Nhiều điểm trong khu vực có tỷ lệ che phủ rất cao lên đến 90-100%. Nhưng hiện nay do các hoạt động quoai đê lấn biển nên nhiều điểm tỷ lệ che phủ giảm đáng kể. Cần thiết phải có hoạt động trồng bổ sung để rừng ngập mặn thực sự mang lại lợi ích to lớn trước thiên tai.

Khả năng tái sinh tự nhiên thực vật ngập mặn: Khả năng tái sinh tự nhiên trong khu vực rất thấp. Do quần xã thực vật thường xuyên bị biến động. Nên cần phải trồng ươm cây con khi tiến hành trồng bổ sung và trồng phục hồi.

3.2.2 Hiện trạng trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Năm 2011 diện tích rừng ngập mặn của huyện Kim Sơn đạt 540 ha chiếm 43% diện tích đất rừng.Rừng ngập mặn chủ yếu được trồng chủ yếu ở bãi bồi ven biển ngoài đê Bình Minh 3 và một phần giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3.Hai loài cây chính trong rừng ngập mặn là Trang và Bần chua. Mật độ trồng từ 1600 tới 2000 cây/ha, rừng chủ yếu ở cấp độ I và II.(Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015)

Tính tới tháng 12/2013 toàn tỉnh có 533 ha rừng ngập mặn.

Tính đến năm 2015 diện tích rừng trồng và đất rừng vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là 1.229,11 ha, trong đó có 538,71 ha có rừng và 690,4 ha chưa có rừng. Diện tích đất rừng được giao cho một số đơn vị quản lý như: Ban quản lý thủy lợi Sở NN&PTNT quản lý 47,23 ha chiếm 3,84%, Ban quản lý rừng phòng hộ Kim Sơn quản lý 356,91ha chiếm 29,04%, Hội chữ thập đỏ tỉnh quản lý 412,63 ha chiếm 33,57%, Bộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 36)