Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 30 - 36)

1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu ly luận về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Trong phần thứ VI của cuốn sách “Comments on Criminal procedure code”

(tạm dịch là Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự) của tác giả Geo L.J. Ann, 2013,

quyền của phạm nhân được đề cập và làm rõ. Tác giả khẳng định hình phạt và hình phạt tù cho phép có những hạn chế hợp pháp, nhất định về quyền tự do công dân và các quyền hiến định. Đồng thời với sự hạn chế đó, phạm nhân cũng phải được thừa nhận những quyền con người khác, và được đảm bảo hưởng thụ quyền phù hợp với điều kiện nơi giam giữ. Với phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực của hoạt động thi hành án phạt tù ở góc độ tiếp cận quyền con người, đây là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho việc nghiên cứu nội dung lý luận trong đề tài luận án.

Về bài viết, tạp chí phải kể đến bài viết của Susan Easton với tiêu đề

“Protecting Prisoners: The Impact of International Human Rights Law on the Treatment of Prisoners in the United Kingdom” (tạm dịch là Bảo vệ phạm nhân: Tác động của Luật nhân quyền quốc tế đối với những phạm nhân ở Vương quốc Anh.

Trong bài viết này, tác giả xem xét tác động của luật nhân quyền quốc tế và các tiêu chuẩn về bảo vệ các phạm nhân ở Anh, có tham khảo cụ thể Công ước Châu Âu về Quyền con người, được kết hợp với luật Anh theo Đạo luật Nhân quyền năm 1998. Theo đó, nội dung Công ước quy định rõ các quyền con người mà phạm nhân được hưởng, tuy nhiên phạm vi các quyền này sẽ được giới hạn bởi điều kiện của trại giam cũng như thái độ của công chúng đối với phạm nhân. Tác giả cho rằng, việc tôn trọng quyền của các phạm nhân có thể góp phần nâng cao các tiêu chuẩn nhà tù và trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình

[156]. Nghiên cứu này đã giúp cho NCS có một cái nhìn tổng quan về quyền của phạm nhân trong hệ thống tư pháp hình sự Anh, từ đó có cơ sở để tiếp cận nghiên cứu về quyền của người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam dưới góc độ luật so sánh.

John C. Mubangizi đưa ra những nhận định về quyền phạm nhân trong bài viết

“International human rights protection for prisoners: Which way South Africa?” (tạm dịch là Sự bảo vệ phạm nhân trong quyền con người quốc tế: Con đường nào

cho Nam Phi?), 2001. Bài viết tập trung đưa ra quan điểm bảo vệ quyền con người ở

cấp quốc tế, xem xét quyền phạm nhân được bảo vệ ở cấp quốc tế như thế nào và sự hướng dẫn để đạt được những tiêu chuẩn nhất định trong việc bảo vệ quyền cho phạm nhân trong thực tế từ Nam Phi. Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng, luật quốc tế nghiêm cấm những hành động liên quan đến vi phạm quyền con người và tự do căn bản đối với phạm nhân như việc ngược đãi, đánh đập, phân biệt đối xử trong các cơ sở giam giữ, từ đó yêu cầu các chủ thể có liên quan phải tôn trọng nhân phẩm và danh dự cho người bị phạt tù [143]. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh trong việc tìm hiểu lý luận về quyền của phạm nhân, bảo đảm quyền của phạm nhân trong thi hành hình phạt tù. Đây là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về quyền con người trong thi hành hình phạt tù và các biện pháp mang tính xuất phát điểm về mặt lý luận nhằm bảo đảm quyền của người chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam.

Cùng hướng tiếp cận với John C. Mubangizi, tác giả Gerard de Jonge qua bài viết “Prionners’ (Human) rights and prisoners’ litigation in the Netherlands” (tạm

dịch là Quyền của phạm nhân và xét xử phạm nhân ở Hà Lan) đưa ra quan điểm của

cá nhân tác giả về khái niệm hình phạt tù và thi hành hình phạt tù, nêu ra các quy định cho phép phạm nhân chống lại những quyết định mang tính cá nhân của nhà tù. Đồng thời tác giả cũng miêu tả hệ thống nhà tù ở Hà Lan và Luật Nhà tù, liệt kê một số vụ kiện của phạm nhân ở tòa án Hà Lan và Tòa án Nhân quyền Châu Âu ở Pháp [138].

Bài viết “Toward a Theory of Prisoners’ Rights” (tạm dịch là “Hướng tới ly

thuyết về quyền của phạm nhân”), tác giả Richard L.Lippke, năm 2002. Bài viết này

tìm hiểu vấn đề quyền của phạm nhân. Các điều kiện của những người bị giam giữ trong nhà tù bao gồm cả các vấn đề về tâm lý và thể chất do tình trạng bị giam giữ gây ra. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra các bàn luận xung quanh vấn đề bản chất của các quyền dân sự cơ bản của phạm nhân. Tác giả bài viết đưa ra giả thuyết liệu phạm

nhân trong quá trình bị giam giữ sẽ bị tước tất cả các quyền dân sự của mình hay chỉ bị tước một số quyền; Liệu Nhà nước có nghĩa vụ nào tạo điều kiện cho việc thực thi các quyền còn lại của họ hay không, đó là những quyền cụ thể mà phạm nhân không bị tước hoặc được hưởng [152]. Bài viết có giá trị tham khảo liên quan đến việc đưa ra khái niệm về quyền con người của phạm nhân trong nội dung lý luận của luận án.

Bài viết “Right in prison: Institutional police, juridical activism, democratic struggles” (tạm dịch là “Quyền trong tù: Cảnh sát thể chế, hoạt động pháp lý, đấu

tranh dân chủ”), tác giả Gilles Chantraine; Dan Kaminski. Trong bài viết này, các

tác giả chỉ ra rằng, xã hội học nhà tù vẫn còn nhiều hoài nghi về tác động thực sự của quyền phạm nhân đối với việc quản lý của các nhà quản giáo. Việc quy định quyền phạm nhân sẽ không hạn chế quyền lực của các trại giam và quyền lực của các nhà quản lý. Tác giả lập luận rằng, quyền của phạm nhân được hiểu là một chiến thắng hay nói cách khác là lợi ích cuối cùng của một cuộc cách mạng nhà tù. Đây là một trong những nghiên cứu xã hội về sự thực thi pháp luật trong nhà tù, những đóng góp của nghiên cứu chỉ ra cách thức các nguồn lực pháp lý khác nhau được huy động để làm nên thành công của cuộc đấu tranh chính trị chống lại các hành động độc đoán trong nhà tù. Giải pháp đặt ra đó là “đổi mới hình phạt”, có nghĩa là, một nhà tù tôn trọng tất cả các quyền con người, kết quả của sự thay đổi sẽ tạo thành sức mạnh tập thể, khát vọng chống lại sự đàn áp trong nhà tù. Từ đó gây áp lực buộc Nhà nước phải có nghĩa vụ trong việc bảo đảm quyền con người cho phạm nhân [139]. Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc nghiên cứu về nội dung lý luận trong đề tài luận án.

Ngoài ra, tác giả luận án đã tham khảo một số công trình của các chuyên gia nước ngoài như: cuốn “The International Convenant on Civil and Political Rights:

Cases, Materials and Commentary” (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính

trị: Vụ việc, tư liệu và bình luận) của nhóm tác giả bao gồm Sarah Joseph, Jenny

Schults và Melissa Castan (NXB. Đại học Oxford, Second Edition, 2004) [154]. Sách

“Protecting the right to a fair trial under the European Convention on Human

Rights” (Bảo vệ quyền xét xử công bằng trong Công ước Châu Âu về nhân quyền)

của Dovydas Vitkauskas, Grigority Dikov, Ủy ban Châu Âu - Strasbourg, 2012 [140]. Cuốn sách “The principle of equality of arms - part of the right to fair trial” (Nguyên tắc đối xử công bằng cho các bên trong xét xử - Một yếu tố trong nguyên tắc xét xử

công bằng) của tác giả Elisa Toma [136]. Bài báo “Mental Health care in prison”

(Chăm sóc sức khoe tinh thần ở nhà tù), tác giả John Reed, Tạp chí Tâm thần học,

Trường Cao đẳng Hoàng gia Tâm thần học, Luân Đôn, Vương quốc Anh, tháng 4 năm 2003. Bài báo “Using International Human Rights Laws and Standards for U.S.

Prison Reform(Sử dụng những tiêu chuẩn và luật nhân quyền quốc tế để cải cách

nhà tù của Mỹ) của tác giả Alvin J. Bronstein, Jenni Grainsborough, Tạp chí Pace

Law số 811, Washington, Hoa Kỳ, tháng 5 năm 2004 [128]. Cuối cùng, ngoài các loại nguồn đã nêu, một số văn kiện quốc tế khác về nhân quyền (các công ước, tuyên bố, nghị quyết...) của các cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác cũng được NCS tham khảo và sử dụng để phân tích.

1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực trạng về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Trước tiên, có thể nhắc đến cuốn sách “Capitalist Punishment: Prison Privatization & Human Rights” (tạm dịch là “Hình phạt tư bản: Tù tư nhân và quyền

con người”) của tác giả Andrew Coyle, Allison Campbell, Rodney Neufeld - Clarity

Press, năm 2003. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ vấn đề tư nhân hóa nhà tù, số liệu thống kê cho thấy hơn 100.000 người ở Hoa Kỳ hiện đang bị giam tại nhà tù thuộc sở hữu và điều hành bởi các công ty tư nhân, nhưng hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Mỹ, nhà tù tư nhân đã được mở ở Anh, Úc và New Zealand. Gần đây nhất, chúng được biết đến ở Canada và Nam Phi, và đang trong quá trình chuyển hướng sang các nước đang phát triển. Hình thức nhà tù tư nhân được bắt đầu từ những năm 1980, chỉ có một vài quốc gia tham gia và họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, Hoa Kỳ là mô hình đầu tiên. Những người ủng hộ mô hình nhà tù tư đã lập luận rằng việc áp dụng mô hình này là hợp ý và có ý nghĩa to lớn. Họ cho rằng áp dụng nhà tù tư nhân giúp giảm chi phí từ ngân sách cho các chính phủ, các dịch vụ được cung cấp tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn cho phạm nhân và tăng cường an ninh cho những người sống trong các cộng đồng nơi có nhà tù. Tuy nhiên, phần lớn các bằng chứng trong cuốn sách này không ủng hộ lập luận của họ. Thay vào đó, nó cho thấy giảm an ninh, tiêu chuẩn việc làm nghèo nàn và bảo vệ quyền con người của phạm nhân không đầy đủ. Các chương đầu tiên xác định kinh nghiệm của Hoa Kỳ đối với việc tư nhân hóa trong nhà tù. Trong chương I, tác giả chỉ ra việc tư nhân hóa nhà tù là một phần của sự phát triển của “cụm công nghiệp trại giam”. Đây là thuật ngữ dùng để

miêu tả sự phát triển đa dạng trong hệ thống tư pháp hình sự Mỹ được xem như là một ngành công nghiệp [131]. Cuốn sách là một tài liệu hữu ích khi cung cấp cách nhìn mới trong quản lý giam giữ đối với phạm nhân tại các trại giam, từ đó giúp nghiên cứu sinh vận dụng so sánh với thực trạng quản lý phạm nhân tại Việt Nam trong nghiên cứu của mình.

Một cuốn sách rất quan trọng có liên quan đến đề tài cần phải đề cập đến là sách chuyên khảo “Prisoners' Rights: Principles and Practice” (tạm dịch là Quyền

của phạm nhân: Nguyên tắc và thực tiễn”), tác giả Susan Easton - Routledge, năm

2011. Cuốn sách này đề cập đến việc đối xử với các phạm nhân tại Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan, mặc dù lịch sử, văn hoá và bối cảnh xã hội khác nhau nhưng cũng gặp những vấn đề chính trị tương tự trong việc duy trì sự hội nhập và ổn định khi phạm nhân bị phân biệt đối xử trong xã hội [155].

Nhằm tham khảo quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới về quyền của phạm nhân, cuốn “A Compedium of Comparative Prison Legislation” (tạm dịch

là “Tuyển tập Nghiên cứu so sánh pháp luật về hình phạt tù”) do Tổ chức cải cách

hình sự quốc tế (Penal Reform International) xuất bản năm 2008 là một tài liệu khó có thể bỏ qua. Cuốn sách giới thiệu về các nhóm quyền cơ bản của phạm nhân trong pháp luật hình sự của rất nhiều quốc gia, nhưng tập trung chính ở Nam Phi, Canada và Đức. Đây được xem là tài liệu quan trọng cho nghiên cứu sinh có thể lựa chọn và nghiên cứu pháp luật các quốc gia nhằm mang lại cái nhìn toàn diện và khách quan hơn trong việc đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam [148].

Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh cũng tham khảo bài viết

“Latino/as and U.S. Prisons”(tạm dịch là “Hệ thống nhà tù ở Mỹ và Latino”) của tác

giả José Luis Morín, trong quyển Behind Bars (Phía sau song sắt) do Suzanne Oboler chủ biên, NXB Palgrave Macmillan, New York xuất bản năm 2009. Cuốn sách mang lại cho người đọc những hiểu biết nhất định về pháp luật Hoa Kỳ với tư cách là quốc gia có hệ thống nhà tù lớn nhất cũng như tỷ lệ phạm nhân lớn nhất trên thế giới. Khi tìm hiểu về pháp luật Hoa Kỳ, nghiên cứu sinh cũng tham khảo các bài viết trên tạp chí Trường Đại học Yale và Luật Hình sự Hoa Kỳ nhằm có thêm hiểu biết về một số hạn chế trong việc đảm bảo quyền phạm nhân. Đây là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng bảo đảm quyền phạm nhân ở Việt Nam so với một số quốc gia, từ đó giúp đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành hình phạt tù ở Việt Nam hiện

nay về bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù nói riêng [145].

Thực tế hiện nay mọi người vẫn cho rằng, những người bị kết án tù và vào tù như một sự trừng phạt. Bài viết Human Rights and Respect in Prisons: The Prisoners' Perspective (tạm dịch là “Nhân quyền và Sự tôn trọng trong Trại giam: Từ góc độ

của tù nhân) của tác giả Bronwyn Naylor năm 2014 đã chỉ ra tình hình thực tế trong

hoạt động giam giữ ở các nhà tù, dựa trên những bài phỏng vấn được thực hiện ở một số nhà tù tại Úc. Bài viết nhấn mạnh về sự tôn trọng và công nhận phẩm giá con người, như một nền tảng quan trọng cho những người có liên quan trong hoạt động giam giữ, cải tạo phạm nhân. Với phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực của hoạt động thi hành án phạt tù, đây là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp của đề tài luận án [133].

Cuốn sách chuyên khảo “A Human Rights Approach to Prison Management”

(tạm dịch là “Tiếp cận quyền con người dưới góc độ quản ly trại giam”) của tác giả

Andrew Coyle, năm 2009. Nội dung cuốn sách có đề cập đến việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân trong quá trình chấp hành án. Tác giả cho rằng đây là một quyền rất quan trọng và phải được quan tâm tạo điều kiện từ các cơ sở giam giữ. Theo đó, các trại giam phải bố trí nơi để phạm nhân có thể tham gia các hoạt động tôn giáo như đọc kinh, cầu nguyện, được gặp người đại diện của tôn giáo. Ngoài ra, trong nội dung cuốn sách, tác giả đưa ra rất nhiều các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý, giam giữ phạm nhân và bảo đảm quyền con người của họ. Một số các giải pháp tiêu biểu có thể kể đến như đề xuất hủy bỏ việc giam giữ ở buồng kỷ luật tránh tác động tiêu cực đến tâm lý phạm nhân; đề xuất việc giam giữ phạm nhân ở các trại giam gần nhà để tạo điều kiện thăm nom cũng như khuyến khích động viên phạm nhân trong việc tự nguyện chấp hành án, sớm được trả tự do [130]. Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp cho luận án của mình.

Có thể khẳng định rằng trên thế giới, quyền con người trong thi hành án phạt tù, hay quyền của phạm nhân được quan tâm, thừa nhận và bảo đảm. Mặc dù số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều, chưa mang tính phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên cũng đã có những đóng góp đáng kể giúp thúc đẩy việc ghi nhận, bảo đảm và phát triển các quyền con người của người chấp hành án. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả luận án

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w