Nghĩa quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 68 - 199)

Hiện nay, Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, luôn phải đối mặt với nhiều thách thức về quyền con người, đặc biệt là quyền con người đối với các nhóm đối tượng đặc thù trong đó có nhóm đối tượng là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại các cơ sở giam giữ. Vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù nói riêng càng được dư luận quốc tế và trong nước chú ý, giám sát, các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng để chống phá Đảng và Nhà nước. Bất kỳ vi phạm nào về quyền của phạm nhân, dù có nguyên nhân khách quan hay chủ quan, xuất phát từ bất cập của chính sách, pháp luật hay sự hạn chế trong tổ chức thực thi, đều có thể dẫn tới sự chỉ trích của dư luận trong và ngoài nước, làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín của Nhà nước trên các diễn đàn quốc tế, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, bảo đảm tốt quyền con người trong thi hành hình phạt tù sẽ giúp truyền thông đối ngoại về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua, hướng đến sự thừa nhận tích cực của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, việc bảo đảm quyền con người còn có tác dụng đấu tranh, phản bác lại các luận điểm sai trái, xuyên tạc về quyền con người và bảo đảm quyền con người, giảm sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế về sự vi phạm quyền con người tại trại giam ở Việt Nam.

Bảo đảm tốt quyền con người trong thi hành hình phạt tù còn có ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện các cam kết quốc tế, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chính sách, pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập. Từng bước thu hẹp khoảng cách bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế về vấn đề quyền con người, từ đó khẳng định với cộng đồng quốc tế về sự phát triển và sẵn sàng hội nhập quốc tế của Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận xung quanh quyền con người và bảo đảm quyền con người có thể rút ra: “Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù là việc Nhà nước tạo ra các điều kiện cơ bản và cần thiết, đặc biệt là về mặt pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật, để bảo vệ phạm nhân khỏi những hành vi vi phạm các quyền của họ, đồng thời để họ có thể thực hiện, hưởng thụ các quyền con người của mình mà không bị hạn chế bởi bản án hình sự phù hợp với bối cảnh và điều kiện của cơ sở giam giữ”.

2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù được xác định rõ ràng và cụ thể thông qua hệ thống văn kiện pháp lý quốc tế. Những tiêu chuẩn tối thiểu đã được ghi nhận tại các văn kiện quốc tế sẽ là cơ sở để tiến hành đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.

3. Cơ chế bảo đảm quyền con người được làm rõ qua việc phân tích chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người; đối tượng, phạm vi bảo đảm quyền con người; phương thức bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù. Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù được thực hiện thông qua các phương thức: Bảo đảm quyền con người bằng hệ thống thi hành án hoàn chỉnh, thống nhất; bảo đảm quyền con người bằng hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án phạt tù; hoạt động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cán bộ thi hành án; các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm quyền con người; hoạt động xử lý các hành vi vi phạm quyền con người; các điều kiện vật chất, kỹ thuật trang bị cho cơ sở giam giữ; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; đặc xá tha tù trước thời hạn, giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4. Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, xã hội, pháp lý và quốc tế. Thực hiện hiệu quả vấn đề này có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nhân quyền cũng như khẳng định với cộng đồng quốc tế về trình độ phát triển, văn minh sẵn sàng hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

3.1.1. Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam trước khi ban hành Luật Thi hành án hình sự năm 2019

3.1.1.1. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1954

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám giành lại chủ quyền cho đất nước, chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thiết lập nền dân chủ cộng hòa. Để củng cố chính quyền mới thành lập, ngày 07/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 150/SL về “Tổ chức trại giam”, đây là văn bản pháp lý đầu tiên, cao nhất của Nhà nước về công tác trại giam, tạo nền tảng pháp lý để các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Sắc lệnh đã nêu rõ hoạt động giam giữ phạm nhân với mục tiêu nhằm trừng trị và giáo dục, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước hướng tới bảo vệ quyền con người. Đồng thời, nội dung Sắc lệnh còn quy định vai trò của cá nhân, tổ chức thi hành án phạt tù, cụ thể là Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các trại giam trực tiếp quản lý phạm nhân. Thi hành sắc lệnh này, ngày 12/6/1951, Liên Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 181 quy định chi tiết về việc thiết lập và kiểm soát trại giam. Từ đó, các trại giam được thành lập ở các tỉnh, thành. Điều 1 Nghị định quy định: “Mỗi tỉnh hoặc thành phố có một trại giam để giam giữ những phạm nhân thành án về tội chính trị hay tội thường, những người bị quyết nghị đưa an trí, những bị cáo bị giam cứu về tội chính trị hay tội thường”. Nghị định cũng quy định rõ trong thời gian bị giam cầm, phạm nhân được ăn đủ theo mức sống tối thiểu cần thiết tùy theo điều kiện của địa phương đó. Phạm nhân được giáo dục thông qua hoạt động lao động và đời sống tập thể, được đọc sách báo, học tập về văn hóa, chính trị, hướng dẫn làm thủ công nghiệp, tăng gia sản xuất. Ban hành cùng Nghị định số 181 là Bản quy tắc trại giam, quy định chi tiết và đầy đủ về chế độ giam giữ, quản lý phạm nhân như tiếp nhận, di chuyển, quản lý sắp xếp phạm nhân, trật tự và kỷ luật; ăn uống, quần áo, chỗ nằm, thăm hỏi, vệ sinh, y tế, giáo hóa phạm nhân... [107]. Có thể thấy, trong giai đoạn này các quy phạm pháp luật bắt đầu được ban hành theo một trình tự chặt chẽ, đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện việc

quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân. Đồng thời, thể hiện chính sách nhân đạo trong việc đối xử với phạm nhân như một bước tiến mới so với các quy định của thời kỳ trước đó.

3.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến trước khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù 1993 có hiệu lực

Vấn đề kiểm tra việc thi hành án phạt tù được quan tâm sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Bộ Công an đã phát hiện một số bất cập, thiếu sót trong công tác thi hành án sau khi tiến hành kiểm điểm việc giam giữ tại một số địa phương. Liên Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 1500-HCTP ngày 23/8/1956 để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý giam giữ. Theo đó, Phần 2 Thông tư này quy định: “Công tố ủy viên Tòa án nhân dân tỉnh và khu cần phải kiểm tra trại giam và các trại cải tạo. Nếu trong khi kiểm tra, Tòa án thấy những khuyết điểm của trại về mặt thái độ đối xử với phạm nhân, chế độ ăn uống, bảo đảm sức khỏe. Tòa án cần phải thảo luận với Công an và Ban giám thị của trại để có kế hoạch sửa chữa” [107].

Vào thời điểm quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 27-CP ngày 13/02/1968 về một số vấn đề công tác trại giam, góp phần tăng cường quản lý và giáo dục, cải tạo phạm nhân. Theo nội dung văn bản này, việc giam giữ những người phạm tội phải đặt ra mục tiêu giữ gìn trật tự, an ninh xã hội và cải tạo phạm nhân trở thành người lương thiện. Đồng thời giao cho Ủy ban hành chính các cấp “có trách nhiệm giúp đơ các trại giam ổn định địa điểm và có điều kiện ổn định sản xuất để các trại giam có thể góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đối với những phạm nhân cải tạo tiến bộ được thả ra, các Ủy ban hành chính địa phương phải tiếp nhận, giải quyết mọi quyền lợi công dân mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật, giúp đơ họ có công ăn việc làm, tích cực sử dụng lao động của họ một cách có ích cho xa hội, theo dõi, tiếp tục giúp đơ họ tiến bộ, đồng thời đề cao cảnh giác, ngăn ngừa họ tái phạm tội, tránh bo rơi, ngược đãi họ.”

Nhìn chung, các văn bản pháp luật được ban hành trong giai đoạn thời gian từ 1954 đến 1975 đã đạt được những ý nghĩa nhất định trong việc giáo dục, cải tạo phạm nhân. Đồng thời các văn bản này còn thể hiện sự tiến bộ trong việc ghi nhận các quyền con người của phạm nhân với cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyền đó. Tuy nhiên, xét tổng thể có thể thấy, giai đoạn này không có nhiều khởi sắc

quyết tình thế, chủ yếu nhằm khắc phục những yếu kém, thiếu sót qua thực tiễn công tác thi hành án của thời kì trước đó.

Trước những chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế, chính trị đất nước, ngày 28/6/1988, Quốc hội ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, có hiệu lực thi hành năm 1989. Theo đó, tư tưởng bảo đảm quyền con người và yêu cầu bảo đảm quyền con người được quy định một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể và chi tiết. Bộ luật đã dành nguyên một chương để quy định về thi hành án hình sự và chủ yếu tập trung vào thi hành hình phạt tù. Với quy định này, pháp luật thi hành hình phạt tù không phải đặt ra chỉ với mục tiêu răn đe bằng các biện pháp hà khắc như thời kỳ trước đó, mà hình phạt đặt ra còn mang tính nhân văn với mục đích giáo dục, cảm hóa người phạm tội. Bằng việc quy định một cách có hệ thống các nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, trong đó, có nguyên tắc bảo đảm quyền con người đối với hoạt động thi hành án hình sự. Đó là các nguyên tắc như: Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân (Điều 3); Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 6)… Chương về thi hành án hình sự trong đó có thi hành hình phạt tù quy định về các quyền mà phạm nhân được hưởng trong các cơ sở giam giữ như phân loại trại giam theo mức hình phạt, có chế độ ăn uống phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước, đảm bảo sức khỏe, được học văn hóa, học nghề, học tập, lao động, chăm sóc y tế… Tuy nhiên, quá trình thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 cho thấy, các quy định này cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập, chưa quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong việc bảo đảm quyền của phạm nhân cũng như hạn chế trong việc xây dựng các cơ chế tố tụng để các quyền con người được thực hiện trên thực tế.

3.1.1.3. Thời kỳ từ khi Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 có hiệu lực đến trước khi Luật Thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực

Khắc phục những bất cập từ giai đoạn trước đó, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 được ban hành ngày 08/03/1993, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù nói riêng. Cơ chế bảo đảm quyền được thực hiện thông qua việc quy định đầy đủ, chi tiết về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tù; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ, đồng thời, quy định rõ các nhóm quyền mà phạm nhân được hưởng như quyền được bảo đảm danh dự, nhân phẩm, quyền được đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và một số quyền dân sự, chính trị khác... Ngoài ra, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù còn có

một số quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự như: Cho phép hoãn, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù trong một số trường hợp luật định; Quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi trái pháp luật của cán bộ trại giam.

Cụ thể hóa những quy định của Pháp lệnh, ngày 16/9/1993 Chính phủ ra Nghị định số 60-CP ban hành Quy chế trại giam. Quy chế đưa ra các khái niệm cụ thể về trại giam, phạm nhân, cũng như quy định chi tiết về tổ chức trại giam như chế độ giam giữ; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chữa bệnh; chế độ lao động, học tập của phạm nhân; chế độ gặp, nhận gửi thư quà; chế độ giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân... Ngày 04/9/2001, Nghị định số 60/2001/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành quy định về việc sửa đổi Điều 3 Quy chế trại giam. Theo đó, quy mô giam giữ của các trại giam được tăng lên “Quy mô giam giữ phạm nhân mỗi trại giam thuộc Bộ Công an quản lý từ 1.000 đến 4.000 phạm nhân (trừ trại giam Thủ Đức). Mỗi trại giam có thể thành lập một hay nhiều phân trại, quy mô mỗi phân trại từ 500 đến 1.000 phạm nhân. Việc ra đời Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Quy chế trại giam và các văn bản hướng dẫn thi hành được xem là một sự kiện pháp lý quan trọng trong hoạt động thi hành hình phạt tù. Thực tế sau nhiều năm áp dụng, có thể thấy, các văn bản pháp luật thời kỳ này đã đạt được những hiệu quả tích cực trong việc quản lý, giam giữ và cải tạo phạm nhân. Các chính sách được quy định rõ ràng, toàn diện, là cơ sở pháp lý ghi nhận cũng như tạo các điều kiện để quyền con người của phạm nhân được thực thi trên thực tế.

Trước tình hình kinh tế, chính trị của đất nước ngày càng phát triển, các mối quan hệ trong xã hội phát sinh ngày càng đa dạng, phong phú thì vấn đề quyền và bảo đảm quyền con người ngày càng được chú trọng và đề cao. Trong khi đó, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, một số văn bản được ban hành lâu, thiếu thống nhất, đồng bộ gây ra khó khăn cho việc áp dụng. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác giáo dục, cải tạo phạm

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 68 - 199)