Khái niệm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 40 - 44)

Quyền con người (human rights) là một khái niệm hiện nay đang được tiếp cận từ nhiều góc độ. Theo học thuyết về quyền tự nhiên: “Quyền con người là những sự được phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và địa vị xã hội... đều có ngay từ khi sinh ra đơn giản chỉ vì họ là con người” [111, tr.10]. Theo quan niệm này, quyền con người là nhu cầu thiết yếu của cá nhân con người, được coi như giá trị tự nhiên, vốn có mà con người được hưởng khi sống trong một xã hội ổn định.

Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa:“Quyền con người là những bảo đảm pháp ly toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bo mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép

và tự do cơ bản của con người” [158, tr.4]. Theo quan điểm này, quyền con người là

những giá trị tự nhiên gắn với nhân phẩm của mỗi cá nhân, được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ trên toàn thế giới thông qua những chuẩn mực được thừa nhận bởi mọi quốc gia. Những chuẩn mực quốc tế về quyền con người hiện đã trở thành “ngôn ngữ chung”, “mục tiêu chung”, quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Từ các quan điểm nêu trên, có thể nêu ra cách hiểu về quyền con người như sau: “Quyền con người là những giá trị tự nhiên, vốn có, thể hiện những nhu cầu thiết yếu của con người; được ghi nhận, bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và quốc tế; có y nghĩa không thể thiếu để bảo đảm nhân phẩm, cuộc sống của mỗi cá nhân và sự tồn tại, phát triển của các xa hội”.

Có một khái niệm gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng nhất với quyền con người là quyền công dân (citizen rights). Về bản chất, quyền công dân cũng là các quyền con người, chỉ khác biệt ở chỗ về danh nghĩa các quyền này chỉ dành riêng cho những người có quốc tịch của một quốc gia, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân con người với quốc gia nơi mà người đó có quốc tịch [104]. Nói cách khác, trong khi quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, được ghi nhận, bảo vệ bởi

quốc tế, dành cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại, thì quyền công dân là những quyền con người được ghi nhận và bảo đảm bởi một quốc gia dành cho công dân - những người có quốc tịch nước mình, gắn liền với những đặc thù về nhà nước và pháp luật của quốc gia đó [31, tr.45]. Như vậy, có thể thấy, xét về hình thức, khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công dân. Điều này dẫn tới thực tế là khi có sự khác biệt trong quy định giữa quyền con người trong pháp luật quốc tế và quyền công dân trong pháp luật quốc gia, các quyền con người thường được áp dụng như một yêu cầu và tiêu chuẩn ưu tiên.

Trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, khái niệm quyền con người là giá trị chung cho mọi cá nhân. Tất cả các cá nhân đều là chủ thể bình đẳng của các quyền con người, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn như khi phải chấp hành án phạt tù, các cá nhân (phạm nhân) có thể bị nhà nước hạn chế một số quyền, chẳng hạn như quyền tự do đi lại, tự do cư trú, hay quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.

Việc hạn chế quyền của phạm nhân, nếu tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về tính cần thiết, tính cân xứng và tính pháp lý thì không bị xem là vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, do phạm nhân vẫn là những con người, cho nên đồng thời với việc bị hạn chế quyền, phạm nhân cũng nhận được sự bảo vệ đặc biệt, bởi trong hoàn cảnh bị giam giữ, họ phải đối mặt với những rủi ro lớn bị vi phạm nhân quyền, là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về nhân quyền trong xã hội. Chính vì vậy, luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều có nhiều quy định về các quyền của phạm nhân và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong việc bảo đảm các quyền của phạm nhân.

Theo luật nhân quyền quốc tế, các quyền quan trọng của phạm nhân bao gồm quyền được bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm (hay quyền về an ninh cá nhân); quyền được bảo đảm các điều kiện về ăn, mặc, ở với mức độ thích đáng tối thiểu cần thiết cho sức khoẻ; quyền được chăm sóc y tế; quyền được giữ mối liên hệ với gia đình, luật sư…

Những đặc điểm cơ bản khi nói đến quyền của phạm nhân đó là: (i) Tính hạn chế về phạm vi các quyền được hưởng; (ii) Tính thụ động trong thực hiện của chủ thể quyền; (iii) Tính phụ thuộc vào nghĩa vụ/trách nhiệm bảo đảm của nhà nước.

Tính hạn chế về phạm vi thể hiện ở việc phạm nhân không được hưởng một số

quyền con người như các công dân bình thường khác, cụ thể là quyền tự do đi lại, tự do

cư trú…. Tính thụ động trong thực hiện của chủ thể quyền và tính phụ thuộc vào nghĩa vụ/trách nhiệm bảo đảm của nhà nước là hai vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, thể hiện ở việc hầu hết các quyền của phạm nhân phụ thuộc và việc bảo đảm của nhà nước, mà cụ thể là các trại giam. Trong bối cảnh bị giam giữ, phạm nhân không thể tự thực hiện các quyền về ăn, mặc, ở hay chăm sóc y tế, liên hệ với gia đình, luật sư, thậm chí là quyền về an ninh cá nhân của mình, nếu không có sự bảo đảm của nhà nước. Theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, các nhà nước có nghĩa vụ/trách

nhiệm bảo đảm các quyền của phạm nhân - những người bị nhà nước tước tự do và đặt

vào hoàn cảnh rủi ro bất khả kháng về nhân quyền.

Như vậy, có thể thấy khái niệm “quyền của phạm nhân” gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm “quyền con người trong thi hành hình phạt tù”. Cụ thể, khái niệm “quyền con người trong thi hành hình phạt tù” bao hàm nhưng rộng hơn khái niệm “quyền của phạm nhân”. Nòng cốt của khái niệm này là những quyền con người mà phạm nhân được hưởng và phải được bảo vệ theo pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (quyền của phạm nhân), song cũng hàm ý cả nghĩa vụ/trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, bao gồm nhà nước, các cơ quan quản lý trại giam, các cơ quan giám sát. Trong luật nhân quyền quốc tế, thuật ngữ “quyền con người trong thi hành hình phạt tù”, đôi khi được mở rộng thành “quyền con người trong các cơ sở giam giữ”, chỉ một chế định gồm nhiều quy tắc và chuẩn mực quốc tế, ràng buộc trách nhiệm của nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó nòng cốt là cơ quan quản lý các trại giam, trong việc bảo đảm những tiêu chuẩn tối thiểu về nhân quyền của những người đang phải chịu án phạt tù.

Khái niệm “quyền con người trong thi hành hình phạt tù” thuộc về nội hàm của một khái niệm rộng hơn, đó là “quyền con người trong tố tụng hình sự”. Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm cả quyền con người giai đoạn thi hành án hình sự: “Quyền con người trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng với một tòa án độc lập, khách quan đối với những người yếu thế (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác) khỏi sự tùy tiện và lạm quyền của các cơ quan và nhân viên nhà nước trong các hoạt động tố tụng hình sự” [21, tr.43].

hành bản án hình sự” (và vì thế, về mặt logic, khái niệm “quyền con người trong thi hành hình phạt tù” cũng hẹp hơn khái niệm “quyền con người trong thi hành án hình sự”). Ở Việt Nam, theo khoản 4 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, thi hành hình phạt tù là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt, bị cách ly khỏi môi trường xã hội bình thường, chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của đội ngũ cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ thi hành bản án. Người bị/phải thi hành án phạt tù được gọi là phạm nhân. Thi hành bản án là một giai đoạn trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Nếu các giai đoạn trước đó với mục đích chứng minh, làm rõ, xử lý tội phạm bằng bản án có hiệu lực của tòa án thì ở giai đoạn này, bản án đó được đưa ra thực thi trên thực tế. Đề cập đến quyền con người trong thi hành bản án hình sự là tìm hiểu về quyền của nhóm đối tượng đã có hành vi sai trái phải chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật để cho công lý được thực thi. Người chấp hành án hình sự bao gồm phạm nhân và những người bị phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ hoặc những người bị xử tử hình... Như vậy, “người chấp hành hình phạt tù” (hay phạm nhân) chỉ là một trong các dạng đối tượng phải thi hành án hình sự. Đặc trưng của phạm nhân so với các đối tượng khác phải thi hành án hình sự đó là: phải chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật trong trại giam - nơi mà họ bị hạn chế một số quyền dân sự, song vẫn được bảo vệ các quyền sống, quyền an ninh cá nhân và nhiều quyền con người cơ bản khác.

Việc thừa nhận và bảo đảm các quyền con người của người thi hành hình phạt tù thể hiện triết lý nhân văn sâu sắc. Hình phạt là chế tài hình sự nghiêm khắc áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không đồng nghĩa với việc áp dụng những biện pháp trừng trị tàn khốc, gây đau khổ về thể chất, tinh thần, mà chỉ dừng lại ở mức độ trừng trị phù hợp để giúp người phạm tội nhìn nhận ra lỗi lầm của mình, từ đó giáo dục cải tạo họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội, hỗ trợ công tác tái nhập cộng đồng. Mặc dù bị kết án và phải chấp hành hình phạt tù, song phạm nhân vẫn là con người, là chủ thể cần được pháp luật bảo vệ. Trừ một số quyền bị hạn chế do đặc thù của môi trường giam giữ, phạm nhân cần phải được tôn trọng cũng như bảo đảm các quyền cơ bản của con người, quyền sống, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, quyền không bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, quyền được bảo đảm các điều kiện ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế, quyền tiếp xúc, giữ liên hệ với người thân, gia đình, quyền khiếu nại, tố cáo... Phạm nhân bị hạn chế một số quyền con người nhưng không phải tùy tiện mà phải dựa trên bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của

tr.178]. Trên cơ sở quyết định của các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, việc hạn chế đó không phải là sự phân biệt đối xử hay bất bình đẳng với phạm nhân, mà đó là sự bảo đảm công bằng và an toàn, lợi ích chung cho cộng đồng.

Từ những phân tích ở trên, có thể nêu ra khái niệm quyền con người trong thi hành hình phạt tù như sau:

“Quyền con người trong thi hành hình phạt tù là khái niệm chỉ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có của phạm nhân (các quyền của phạm nhân) mà không bị hạn chế bởi bản án hình sự đa có hiệu lực pháp luật, đòi hỏi nhà nước, mà trực tiếp là các trại giam, phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm cho họ trong suốt thời gian họ chấp hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ”.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 40 - 44)