Khái niệm bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 44 - 49)

Theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt, “bảo đảm” có nghĩa là: “…tạo điều kiện để chắc chắn giữ gìn được, hoặc thực hiện được, hoặc có những gì cần thiết” [113, tr.38]. Các quyền con người sẽ chỉ ở dạng tiềm năng mà không thành hiện thực nếu không có cơ chế bảo đảm thực thi. Việc bảo đảm thực thi các quyền con người không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như điều kiện kinh tế, văn hóa giáo dục và chính trị... của quốc gia. Trong vấn đề này, đòi hỏi Nhà nước phải đóng vai trò tạo lập và vận hành cơ chế bảo đảm quyền con người, bởi chỉ có Nhà nước mới có vị thế và các nguồn lực thích đáng để xây dựng và vận hành cơ chế đó [43, tr.28].

Như vậy, hiểu một cách khái quát, bảo đảm quyền con người là việc Nhà nước tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xa hội, pháp ly và tổ chức để cá

nhân có thể thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Bảo đảm có sự gắn kết nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với “bảo vệ”. Khái niệm “bảo vệ” được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt có là “…chống lại mọi sự

xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn” [113, tr.38]. Như vậy, có thể thấy,

khái niệm bảo đảm có nội hàm rộng hơn khái niệm bảo vệ. Bảo đảm bao hàm bảo vệ, còn bảo vệ là một hình thức bảo đảm khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Khi quyền con người bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm thì Nhà nước phải có biện pháp để bảo vệ cho nó được nguyên vẹn, khôi phục lại hiện trạng ban đầu của nó, nhưng đối với bảo đảm thì ngoài việc bảo vệ các quyền đó thì Nhà nước phải tiến hành nhiều biện pháp khác để các quyền con người chắc chắn thực hiện được... [63, tr.33].

sự nói riêng, được thể hiện qua nhiều phương diện như: bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm xã hội, bảo đảm pháp lý. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án này, do những giới hạn về thời gian và để phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung phân tích phương diện quan trọng nhất, đó là bảo đảm pháp ly với quyền con người trong thi hành hình phạt tù.

Theo nghĩa rộng, bảo đảm pháp lý chính là bảo đảm thực hiện quyền con người bằng pháp luật, trên phương diện pháp luật. Pháp luật có thuộc tính bắt buộc chung, được thực hiện bằng giáo dục thuyết phục, cưỡng chế khi cần thiết và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Nếu không được ghi nhận trong pháp luật thì những quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành ý chí và mục tiêu hành động chung, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi người. Chính vì vậy, bảo đảm pháp lý được đánh giá là phương thức hiệu quả nhất, có quy mô trên toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm pháp lý chính là sự thể chế các bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội phải tuân thủ và thực hiện.

Trong hoạt động thi hành hình phạt tù, bảo đảm pháp lý về quyền con được thể hiện ở hai khía cạnh xuất phát từ bản chất của vấn đề, cụ thể như sau:

Một là, bảo đảm pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất về quyền con người trong

thi hành án phạt tù chính là bảo đảm về an ninh cá nhân cho phạm nhân trước khả năng vi phạm bởi chính những bạn tù của họ; cũng như bảo đảm các quyền khác của phạm nhân khỏi sự xâm phạm bởi chính các cơ quan thi hành án và cán bộ quản lý trại giam. Thực tế cho thấy, trong quan hệ pháp luật thi hành hình phạt tù, luôn xuất hiện nhu cầu cần phải bảo vệ quyền con người của phạm nhân trước khả năng xâm phạm từ hai chủ thể đã nêu: những phạm nhân đang cùng chấp hành án và các cơ quan, cán bộ quản lý, vận hành cơ sở giam giữ. Ở khía cạnh thứ nhất, rủi ro bị xâm phạm quyền từ phía bạn tù là rất cao, khi mà các phạm nhân phải sống và sinh hoạt cùng nhau trong một thời gian dài trong phạm vi hạn chế của cơ sở giam giữ, với tâm trạng bức bối của những người bị tước tự do. Trong bối cảnh đó, những phạm nhân yếu thế rất dễ bị “bắt nạt”, “chèn ép”, hành hạ bởi những phạm nhân “đầu gấu”, “đại bàng”, vì họ có rất ít khả năng tự bảo vệ mình. Ở khía cạnh thứ hai, phương pháp điều chỉnh của pháp luật thi hành án hình sự là phương pháp quyền uy, tác động trực tiếp lên mối quan hệ một bên là phạm nhân, một bên là các cá nhân, cơ quan chuyên trách. Việc thi hành hình phạt tù thực hiện thông qua các cơ quan được giao quyền lực là cơ quan

trại giam và các cán bộ làm công tác quản lý, giáo dục phạm nhân. Các cơ quan và cán bộ này, một mặt có nghĩa vụ và tác dụng ngăn chặn những hành vi “đe dọa”, “bắt nạt”, “chèn ép”, hành hạ những phạm nhân yếu thế bởi những phạm nhân khác, mặt khác cũng là chủ thể có khả năng vi phạm quyền con người của phạm nhân. Ví dụ, các cơ quan và cán bộ quản lý trại giam có thể thực hiện các biện pháp xử lý như trừng phạt, cưỡng chế trái pháp luật; hoặc thậm chí có thể buộc phạm nhân phải phục tùng các mệnh lệnh trái pháp luật hay lạm dụng, bóc lột phạm nhân về thể chất, sức khỏe, tinh thần và tài sản.

Hai là, bảo đảm pháp lý về quyền con người trong thi hành án phạt tù không

chỉ là ngăn ngừa, bảo vệ phạm nhân khỏi những hành vi vi phạm quyền của những bạn tù của họ và cơ quan, cán bộ quản lý trại giam, mà còn là việc thực hiện những điều kiện cần thiết để phạm nhân có thể hưởng thụ đầy đủ các quyền con người khác của họ theo quy định của pháp luật. Điều đó là bởi mặc dù bị hạn chế một số quyền công dân nhưng phạm nhân vẫn là những con người và được hưởng các quyền con người khác mà không bị hạn chế bởi bản án hình sự. Cơ quan và cá nhân có trách nhiệm thi hành bản án được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người chấp hành án phải chấp hành hình phạt tại trại giam, tổ chức các hoạt động giáo dục, cải tạo; Tuy nhiên, các cơ quan, cá nhân đó cũng có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động để phạm nhân thực hiện được các quyền mà họ không bị hạn chế, chẳng hạn như quyền được sống, quyền được lao động, quyền được chăm sóc y tế, quyền được tiếp xúc với gia đình và luật sư, quyền được học tập và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mặc dù mức độ thực hiện các quyền này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của cơ sở giam giữ, tuy nhiên, về nguyên tắc, các cơ quan và cán bộ trại giam cần phải tôn trọng và nỗ lực tạo điều kiện cho phạm nhân có thể hưởng thụ ở mức tối đa các quyền

đó.

Trên đây là hai định hướng, hai nội dung quan trọng nhất trong cơ chế bảo đảm pháp lý về quyền con người trong thi hành án phạt tù - một yêu cầu cơ bản trong công tác thi hành án hình sự, bên cạnh yêu cầu về bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và trật tự xã hội.

Để thực hiện được những bảo đảm pháp lý về quyền con người trong thi hành án phạt tù, trước hết Nhà nước cần ban hành các quy định pháp luật ghi nhận các quyền con người cơ bản của phạm nhân, sau đó là xây dựng cơ chế và chuẩn bị

quyền con người được tổ chức thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu quả trên thực tế ở các trại giam. Dưới đây phân tích sâu hơn những yêu cầu đặt ra với bảo đảm pháp lý về quyền con người trong thi hành hình phạt tù:

Thứ nhất, tạo ra các tiền đề, điều kiện về mặt pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người trong thi hành hình phạt tù.

Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong thi hành hình phạt tù nói riêng. Quyền con người sẽ không được bảo đảm nếu không được quy định thành quy phạm pháp luật. Muốn tạo ra các điều kiện pháp lý thì hệ thống quy phạm pháp luật về quyền của người chấp hành án phạt tù phải được quy định một cách đầy đủ và chi tiết. Chỉ khi được quy định trong luật, việc thực hiện và tuân thủ quyền con người mới mang tính cưỡng chế và bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội. Đây được coi là công cụ hữu hiệu được cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia sử dụng trong việc bảo đảm quyền con người trên thực tế. Luật hóa các nội dung của quyền con người trong thi hành hình phạt tù chính là biến nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền ấy thành những quy tắc xử sự bắt buộc chung và thống nhất cho tất cả các chủ thể trong toàn xã hội. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất tạo thành chuẩn mực chung để các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, bảo đảm quyền của người chấp hành án, từ đó hạn chế việc vi phạm quyền. Đồng thời, qua đó, phạm nhân có công cụ để tự bảo vệ cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật thi hành hình phạt tù.

Để đạt được mục đích nêu trên, trước hết pháp luật thi hành hình phạt tù phải ghi nhận các quyền con người của người chấp hành án (phạm nhân), thể hiện thông qua việc thể chế hóa các quyền tự do cơ bản của phạm nhân trong hệ thống pháp luật quốc gia, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong thi hành hình phạt tù. Song song với sự phát triển đi lên của xã hội thì việc ghi nhận các quyền cần ngày càng được mở rộng, hướng đến việc bảo đảm tốt nhất quyền của phạm nhân. Đồng thời, pháp luật thi hành hình phạt tù cũng cần quy định cách thức, biện pháp thực hiện để các quyền của phạm nhân có tính khả thi, cụ thể là các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực thi quyền; trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể giải quyết các trường hợp vi phạm quyền. Việc ghi nhận các quyền và cơ chế bảo đảm các quyền trong hệ thống pháp luật sẽ tạo điều kiện để các quyền con người của phạm nhân được thực hiện; đồng thời ngăn chặn và

hạn chế được sự xâm hại quyền con người của phạm nhân trong hoạt động thi hành hình phạt tù.

Thứ hai, tạo ra các tiền đề, điều kiện để thực thi các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù.

Đây là một nội dung quan trọng bởi vì các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù chỉ phát huy vai trò khi được thực thi đầy đủ và nghiêm minh trong thực tiễn. Nếu không thực hiện tốt quyền con người được ghi nhận trong các văn bản thì các quyền đó chỉ trên giấy tờ và trở nên vô nghĩa. Thực thi các quy định pháp luật được tiến hành thông qua việc áp dụng pháp luật của các cơ quan và cá nhân trong hoạt động thi hành hình phạt tù; thiết lập các cơ chế để các cá nhân, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục, cải tạo đối với phạm nhân tại các cơ sở giam giữ, hỗ trợ họ thụ hưởng đầy đủ đến mức cao nhất có thể các quyền con người trừ những quyền không bị hạn chế. Các cơ quan thi hành hình phạt tù đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định pháp luật, hạn chế tối đa các vi phạm trong quá trình thực hiện, hướng đến mục đích đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án theo quy định pháp luật. Hiệu quả của việc áp dụng pháp luật phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể kể đến như: chất lượng đội ngũ cán bộ; sự tham gia, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan thi hành hình phạt tù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ quá trình thực thi pháp luật; cơ sở vật chất trang thiết bị... Đây là những yếu tố quan trọng để có thể bảo đảm hiện thực hóa các quyền con người trong thi hành hình phạt tù.

Một trong những tiền đề, điều kiện quan trọng khác để thực thi các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù chính là xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, qua đó có thể bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ vi phạm quyền con người của phạm nhân.

Giám sát việc thực thi quyền con người trong thi hành hình phạt tù là quan trọng và cần thiết bởi thi hành hình phạt tù là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền con người. Quá trình thực thi pháp luật của các cơ quan thi hành hình phạt tù nếu không được giám sát chặt chẽ thì sẽ rất dễ dẫn đến sự lạm quyền, giám sát giúp cho các hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Cơ chế giám sát được vận hành trên cơ sở sự phối hợp hoạt động cùng giám sát của những chủ thể trực tiếp

liên quan đến việc quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thi hành án sẽ giúp hạn chế đến mức tối thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của phạm nhân trên thực tế.

Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm đảm bảo quyền con người

trong thi hành hình phạt tù bao hàm việc tạo ra các điều kiện về mặt pháp luật thông

qua xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm chuẩn mực chung trong việc thực hiện cũng như thụ hưởng quyền của phạm nhân, thiết lập, vận hành cơ chế hỗ trợ thực hiện các quyền đó trên thực tế. Nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con người, với vai trò và chức năng của mình tạo ra cơ chế bảo đảm, tạo dựng hành lang pháp lý để các cơ quan, tổ chức trực tiếp có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong hoạt động thi hành hình phạt tù. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm như sau:

“Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù là việc Nhà nước tạo ra các điều kiện cần thiết, đặc biệt là về mặt pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật, để bảo vệ phạm nhân khoi những hành vi vi phạm các quyền của họ, đồng thời để họ có thể thực hiện, hưởng thụ các quyền con người của mình mà không bị hạn chế bởi bản án hình sự phù hợp với bối cảnh và điều kiện của cơ sở giam giữ”.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w