Nghĩa xã hội

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 66 - 67)

Thực hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế là việc lấy lại công bằng trong xã hội khi người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm pháp lý của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ bảo vệ quyền con người, có thể nhận thấy phạm nhân cũng là con người và họ đáng được hưởng những quyền con người của mình không bị tước đoạt, bị hạn chế bởi bản án có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, sống trong môi trường trại giam, phạm nhân phải đối mặt với đội ngũ cán bộ thi hành án chuyên trách khiến vị trí của họ luôn rơi vào thế bị động. Bởi vậy mà họ có nguy cơ bị xâm phạm QCN cao hơn, đôi khi còn là nạn nhân của sự chà đạp nhân phẩm hoặc tra tấn dã man. Bảo đảm quyền con người là nền tảng cho sự bình đẳng giữa các bên trong quan hệ thi

hành hình phạt tù, hạn chế sự vi phạm quyền của các cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, bảo đảm quyền con người có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về người chấp hành án, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định với cộng đồng quốc tế về trình độ phát triển, sự văn minh và sẵn sàng hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về QCN, đặc biệt là vấn đề của nhóm người dễ bị tổn thương, trong đó có QCN của người chấp hành hình phạt tù trước sự chống phá của các thế lực thù địch... Bảo đảm quyền con người có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực thi các Điều ước quốc tế có liên quan. Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của rất nhiều Điều ước quốc tế có liên quan như Tuyên ngôn toàn thể giới về nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)... Nhà nước ta luôn xem con người, quyền con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển, nếu QCN bị xem nhẹ hay không được quan tâm thỏa đáng, thì xã hội sẽ mất đi động lực để phát triển. Một xã hội bỏ qua vấn đề quyền con người trong quá trình phát triển, thì sớm muộn sự phát triển đó cũng không bền vững. Điều đó khẳng định rằng, quyền con người là một chuẩn mực, là thước đo phản ánh trình độ phát triển của mỗi xã hội [70].

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 66 - 67)