Nội dung bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 49 - 56)

Quyền con người là quyền tự nhiên, sinh ra đã có và vốn không thể bị tước đoạt hay hạn chế bởi bất kỳ chủ thể nào. Có thể nói rằng, nguyên tắc cơ bản của chính sách pháp luật hình sự là “không ai được coi là có tội nếu không bị buộc tội bởi bản án có hiệu lực pháp luật”. Với góc độ là đối tượng có hành vi xâm phạm quyền của người khác và bị kết tội thì việc hạn chế hay tước đoạt một số quyền con người cũng phải dựa vào quyết định của bản án có hiệu lực pháp luật, trên cơ sở có sự tương thích với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người.

Nhằm đảm bảo quyền con người trong thi hành hình phạt tù, các tổ chức nhân đạo trên thế giới và các quốc gia đã soạn thảo và ký kết các điều ước quốc tế. Lý do là bởi việc ghi nhận quyền của phạm nhân trong các văn bản pháp luật được xem là cơ sở để bảo đảm thực thi các quyền đó trên thực tế. Quyền con người được ghi nhận tạo thành hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quy tắc ứng xử của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành hình phạt tù cũng như đảm bảo cho người chấp hành hình phạt tù có các quyền pháp lý nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của mình,

giảm thiểu các nguy cơ xâm hại bất hợp pháp. Các Điều ước quốc tế hay còn gọi là pháp luật quốc tế đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với phạm nhân, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu đó.

Hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quyền con người trong hoạt động thi hành án được quy định trong nhiều văn kiện như Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân năm 1990; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1984; Các quy tắc Bangkok năm 2010.

Đặc biệt một văn kiện phải kể đến là “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955” (Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners sau đây gọi là “SMR”) được thông qua tại cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội, tổ chức tại Geneva năm 1955. SMR được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và Nghị quyết 2076 (LXII) ngày 13/5/1977. Đây là văn kiện có giá trị pháp lý đầu tiên ghi nhận và tôn trọng sự khác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của các quốc gia trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với phạm nhân trên thực tiễn, cùng với các văn kiện trên tạo thành hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quy tắc ứng xử của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành án. Đồng thời, các quy định trong các văn kiện cũng đảm bảo cho người chấp hành án có các quyền pháp lý nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại.

Căn cứ các văn kiện chính điều chỉnh về quyền con người của phạm nhân, tác giả xác định có sáu nhóm quyền cơ bản mà phạm nhân phải được tôn trọng và bảo đảm trong thi hành hình phạt tù: (i) Quyền được bảo đảm an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm; (ii) Quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn như ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế; (iii) Quyền hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giáo dục pháp luật; (iv) Quyền lao động và hưởng thành quả lao động; (v) Quyền thông tin, liên lạc với người thân và gia đình; (vi) Quyền khiếu nại, tố cáo.

Thứ nhất, quyền được bảo đảm an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của phạm nhân tại các cơ sở giam giữ

Quyền được bảo đảm an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm là nhóm quyền quan trọng, gắn với cá nhân mỗi con người. Vì phạm nhân là con người, danh dự,

nhân phẩm và sự an toàn thân thể của họ cần phải được tôn trọng và bảo đảm. Nguyên tắc này phải được áp dụng và không có sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào [47, tr.291]. Pháp luật quốc tế ghi nhận và xây dựng cơ chế để nhóm quyền này được bảo đảm trên thực tế. Điều 3 UDHR xác định rõ: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Liên quan đến nhân phẩm và danh dự, Điều 5 UDHR cũng quy định rằng: “Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm”. Không chỉ vậy, phạm nhân còn được bảo đảm an toàn thân thể bằng quy định về chống tra tấn. Chống tra tấn được đề cập trong một số văn kiện pháp lý quốc tế trong đó cụ thể nhất là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984 (sau đây gọi là “CAT”).

Công ước này quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng lõa hoặc tham gia việc tra tấn”. Trong phạm vi Công ước này, định nghĩa về tra tấn được nêu ra như một quy định có tính tham chiếu cho luật quốc tế về quyền con người, tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

ICCPR cũng có quy định yêu cầu phạm nhân phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người (Điều 10). Tương tự, những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân năm 1990 cũng nêu rõ: “Mọi tù nhân phải được đối xử với sự tôn trọng theo đúng nhân phẩm vốn có và giá trị của họ với tư cách là con người”. Ở mức độ cụ thể, SMR bao gồm các quy định nhằm bảo vệ phạm nhân khỏi sự xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Ví dụ, quần áo cấp phát cho phạm nhân không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ. Trong những trường hợp ngoại lệ, bất cứ khi nào một phạm nhân được di chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào đó, người đó phải được phép mặc quần áo của mình hay quần áo khác để không ai biết mình là phạm nhân (Điều 18).

Cơ sở cải tạo tại quốc gia là thành viên của SMR không được sử dụng các dụng cụ giam giữ như cũi, xiềng, xích, cùm tay, cùm chân để trừng phạt hoặc giam giữ phạm nhân, trừ một số trường hợp đặc biệt để tránh việc phạm nhân gây thương tích cho bản thân hay cho người khác (Điều 33).

Ngoài ra, tổ chức giam giữ đúng quy định cũng là điều kiện để có thể bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho phạm nhân. Điều 8 SMR quy định: “Các loại phạm nhân khác nhau được giam giữ trong các nhà tù hoặc các khu riêng biệt có tính đến độ tuổi, giới tính, lý lịch phạm tội, lý do pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong đối xử với họ. Nam nữ phải được giam giữ riêng, tách riêng những phạm nhân đang chờ kết án khỏi các phạm nhân đã bị kết án”. Điều 10 ICCPR cũng quy định rõ phạm nhân là trẻ vị thành niên phải được bố trí tách biệt với những người trưởng thành. Việc phân loại và bố trí phạm nhân tại các phòng giam phù hợp đảm bảo phạm nhân được sinh hoạt ở không gian an toàn và sạch sẽ, đồng thời hạn chế các rủi ro do việc giam giữ tập thể mang lại.

Rõ ràng, việc giam quá đông phạm nhân trong một không gian chung có thể gây ra các vấn đề về an ninh, bạo hành giữa các phạm nhân và vấn đề vệ sinh. Ví dụ, tách phạm nhân bị bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm sẽ hạn chế sự lây lan bệnh cho những người đang chấp hành án còn lại [137, tr.45]. Như vậy, theo pháp luật quốc tế, bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm còn được thể hiện dưới khía cạnh khác như sự hạn chế sử dụng các dụng cụ tra tấn hay tổ chức giam giữ đúng quy định.

Thứ hai, quyền được bảo đảm mức sống tiêu chuẩn trong thi hành hình phạt tù

Phạm nhân bị hạn chế quyền tự do nhưng những nhu cầu, lợi ích chính đáng để họ có thể tồn tại như một con người phải được tôn trọng và bảo vệ. Việc hạn chế quyền tự do không làm hạn chế quyền được sống trong điều kiện cơ bản bình thường của phạm nhân. Bảo đảm mức sống tiêu chuẩn trong thi hành hình phạt tù là một nội dung quan trọng. Để đảm bảo người chấp hành án được hưởng mức sống tiêu chuẩn đầy đủ, việc xác định và ghi nhận các quyền liên quan trong hệ thống pháp luật là cần thiết. Trong nội dung này, tác giả tập trung phân tích hai nhóm quyền gồm: (i) Chế độ ăn, mặc, ở phù hợp; (ii) Chế độ chăm sóc y tế kịp thời.

(i) Chế độ ăn, mặc, ở:

- Về ăn uống, Điều 20 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với phạm nhân gợi ý rằng: “Mọi phạm nhân vào thời điểm nhất định trong ngày sẽ được cung cấp thức ăn có đầy đủ giá trị dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe và thể lực, đủ chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo. Phạm nhân được cung cấp nước uống theo nhu cầu”. So với các quyền khác, quy định về chế độ ăn của phạm nhân trong SMR chỉ dừng lại ở mức độ chung bởi ẩm thực ở các quốc gia khác nhau bị chi phối lớn bởi

văn hoá và truyền thống. Theo đó, căn cứ vào yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình lao động, cải tạo tại nơi chấp hành án, các quốc gia quy định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế và biến động giá cả thị trường, mặt bằng chất lượng cuộc sống.

- Về điều kiện sinh hoạt, Điều 9 của SMR còn chỉ rõ ở nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi phạm nhân phải được ở trong buồng giam của mình. Mỗi phạm nhân phải được ngủ trong một buồng hoặc phòng chính của người đó, nơi nào sử dụng phòng ở tập thể thì phạm nhân phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp với sự giao kết với các phạm nhân khác.

Chỗ ăn, ngủ của phạm nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi. Bên cạnh đó, phạm nhân phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên để đọc và làm việc mà không ảnh hưởng đến thị lực (Điều 11).

- Về cơ sở vật chất tại không gian sinh hoạt chung, SMR quy định khu vệ sinh phải có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết của phạm nhân, phải có chỗ tắm thỏa đáng sao cho mỗi phạm nhân có thể tắm và tắm dưới nhiệt độ phù hợp với khí hậu, ở mức thường xuyên cần thiết cho việc giữ vệ sinh chung tùy vào mùa và vùng địa lý (Điều 11, Điều 12, Điều 13 SMR).

Liên quan đến việc cấp phát quần áo, chăn chiếu, phạm nhân được cấp phát tư trang phù hợp với bản thân, phù hợp với khí hậu và đủ để đảm bảo sức khỏe. Tất cả quần áo phải được giặt giũ sạch sẽ và cất giữ trong điều kiện phù hợp (Điều 17, Điều 18 SMR).

(ii) Chế độ chăm sóc y tế:

Với đặc thù là nơi sinh hoạt chung của nhiều người, nhà tù tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh và lây bệnh giữa tù nhân, quản giáo, người thân của họ và cả xã hội [106, tr.28]. Vì vậy, công tác phòng bệnh, chữa bệnh tại nhà tù cần được coi trọng, phạm nhân phải được bảo đảm quyền được chăm sóc sức khoẻ kịp thời. Ví dụ, SMR yêu cầu mỗi nhà tù phải có ít nhất một cán bộ y tế có trình độ y tế nhất định để điều trị cho các phạm nhân về cả thể chất và tinh thần (Điều 13).

Tiện nghi bệnh viện, trang thiết bị và thuốc men của nhà tù phải đáp ứng yêu cầu chăm sóc y tế và điều trị cho tù nhân bị ốm, và phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo thích hợp. Đối với các trường hợp tù nhân mắc bệnh nặng thì phải được

viện dân y gần đó để đảm bảo việc chữa bệnh hiệu quả (Đoạn 21 SMR).

Thứ ba, quyền được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giáo dục pháp luật

Đoạn 78, Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân 1955 có quy định các hoạt động giải trí và văn hóa phải có ở nhà tù để phục vụ cho sức khỏe thể chất và tâm thần của tù nhân. Các nhà tù phải trang bị thư viện cho mọi loại tù nhân sử dụng. Thư viện phải có đủ các loại sách giải trí, sách hướng dẫn, và tù nhân phải được khuyến khích sử dụng thư viện (Đoạn 40). Mọi tù nhân không được lao động bên ngoài phải có ít nhất một giờ tập thể dục thích hợp ở ngoài trời hàng ngày nếu thời tiết cho phép. Tù nhân trẻ tuổi và những người khác ở lứa tuổi có thể lực phù hợp phải được tập luyện thể lực và giải trí trong thời gian tập thể dục. Đồng thời phải được trang bị đầy đủ không gian và trang thiết bị phục vụ mục đích này (Đoạn 21).

Quyền được giáo dục là một trong những quyền con người cơ bản và quan trọng. Quyền được giáo dục được quy định cụ thể tại Điều 13, Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Theo đó, các quốc gia thành viên của công ước thừa nhận quyền được học tập của mọi người. Các quốc gia nhất trí rằng giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, giáo dục phải hướng đến việc tăng cường sự tôn trọng các quyền và sự tự do cơ bản của con người. Quyền giáo dục cũng được đề cập ghi nhận và bảo đảm đối với nhóm người bị hạn chế tự do, cụ thể là đối tượng phạm nhân đang bị giam giữ trong các nhà tù. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng bởi điều kiện giam giữ nên quyền được học tập của phạm nhân cũng có những đặc trưng riêng. Đoạn 77, Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân 1955 quy định, nhà tù phải có các quy định về việc ưu tiên giáo dục cho tất cả các phạm nhân có khả năng hưởng lợi từ hoạt động giáo dục, kể cả các giáo lý tín ngưỡng ở các quốc gia có thể thực hiện được điều này. Nếu có thể được, giáo dục cho phạm nhân ở trong các nhà tù phải được kết hợp với hệ thống giáo dục quốc gia đó, sao cho sau khi được thả, họ có thể tiếp tục được học tập mà không gặp khó khăn.

Thứ tư, quyền được lao động và hưởng thành quả lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lao động của phạm nhân trong trại giam là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của phạm nhân, thông qua lao động để xây dựng cho phạm nhân thói quen và nhận thức được giá trị của lao động, nhận thức giá trị bản thân từ đó xóa bỏ tư tưởng, nhận thức lệch lạc trong lối sống. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa 1966 với quy định về quyền được làm việc

của tất cả mọi người và nhà nước có trách nhiệm thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức lao động không phải là hoạt

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 49 - 56)