Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 56 - 59)

2.3. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù

Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học) định nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” [113]. Một số tài liệu chỉ ra, khái niệm cơ chế được dùng phổ biến với nghĩa chỉ bộ máy cơ quan chuyên trách, hệ thống các quy tắc, thủ tục và quy định của pháp luật có liên quan được thiết lập để thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Theo phân tích từ khái niệm ở trên, cơ chế bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù bao gồm tổng hòa các biện pháp mang tính đồng bộ từ xây dựng các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người trong pháp luật thi hành hình phạt tù đến tổ chức thực thi pháp luật và vận hành bộ máy, cơ quan chuyên trách có liên quan đến bảo vệ, thúc đẩy quyền con người... tạo ra các điều kiện thuận lợi để quyền con người của người chấp hành án luôn được thực thi trên thực tế. Để xác định được cơ chế bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù, trong phần này tác giả tập trung làm rõ các nội dung về chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm, đối tượng, phạm vi bảo đảm, phương thức, cách thức để thúc đẩy quyền con người trong quá trình hình thành và hoạt động của các cơ chế bảo đảm quyền con người.

2.3.1. Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người trong thi hành hìnhphạt tù phạt tù

với việc giám sát, giáo dục là sự hạn chế quyền và lợi ích của người chấp hành án, bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù mang tính chất đặc thù. Trong lĩnh vực này, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế của các cơ quan được giao nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích hình phạt trực tiếp đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của phạm nhân. Trong một vài trường hợp sẽ xảy ra sự vi phạm quyền nếu cơ chế bảo đảm quyền không được thiết lập và thực thi trên thực tế. Chính vì vậy, các cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án cũng chính là chủ thể có khả năng nhất trong việc vi phạm quyền con người của phạm nhân. Để hạn chế được những vi phạm đó, Luật Thi hành án hình sự quy định hệ thống tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách, tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan áp dụng, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ các quyền con người của phạm nhân trong quá trình giám sát, giáo dục phạm nhân. Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù được thực hiện thông qua các chủ thể chính sau:

2.3.1.1. Cơ quan quản ly và thi hành hình phạt tù

Hoạt động của cơ quan quản lý và thi hành hình phạt tù là hoạt động trực tiếp liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành hình phạt tù. Cơ quan này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức thi hành các bản án phạt tù có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, các cơ quan này còn tiến hành kiểm tra hoạt động thi hành hình phạt tù, phát hiện các vi phạm xảy ra nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân trong quá trình chấp hành án. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này luôn gắn liền với hiệu quả của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành hình phạt tù. Chính vì vậy, đổi mới nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý, tổ chức thi hành hình phạt tù sẽ tạo điều kiện để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

2.3.1.2. Trại giam và cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản ly giáo dục phạm nhân

Trại giam là cơ quan trực tiếp bảo đảm thực hiện quyền con người trong thi hành hình phạt tù. Các trại giam có nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức quản lý và giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, bảo đảm các điều kiện về ăn uống, học tập, học nghề, chăm sóc y tế... và thực hiện các chế độ, chính sách cho phạm nhân. Đồng thời, việc bảo đảm quyền của phạm nhân còn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ giáo dục, quản lý phạm nhân. Bởi vì, pháp luật dù có quy định rõ ràng, cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành động của người trực tiếp áp dụng các quy định đó. Khi các cơ quan, cá nhân này thực hiện

đúng các quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân thì đồng thời các quyền con người của phạm nhân cũng được bảo đảm. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, việc thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng lạm quyền, xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Để hạn chế những vi phạm đó, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, nâng cao trình độ chuyên môn pháp luật, trau dồi nhân cách, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác giáo dục, quản lý phạm nhân.

2.3.1.3. Cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án

Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù bao gồm nhiều hoạt động với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Ngoài các cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ trực tiếp thi hành án thì Viện kiểm sát, Tòa án cũng là những chủ thể đóng vai trò quan trọng vào việc bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù. Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành hình phạt tù. Thông qua việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thi hành án và các cơ quan tổ chức khác có liên quan, nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm quyền con người trong hoạt động thi hành hình phạt tù. Tòa án có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến quyền con người trong hoạt động thi hành hình phạt tù. Theo quy định của Luật thi hành án, cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức đưa các bản án quyết định của Toà án ra thi hành. Nhưng hoạt động thi hành án hình sự chưa thể được khởi động nếu chưa có quyết định thi hành của Toà án. Ngoài ra, Toà án còn có thẩm quyền quyết định một số vấn đề khác như quyết định việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, xét miễn chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù… khi có căn cứ do pháp luật quy định.

Các cơ quan kể trên đều có chức năng, thẩm quyền khác nhau nhưng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện nghiêm chỉnh bản án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hoạt động có hiệu quả của cơ quan này là tiền đề quan trọng cho hoạt động của các cơ quan khác trong thi hành hình phạt tù. Sự liên quan, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan đòi hỏi một cơ chế phối hợp đồng bộ mới có thể tạo thành hoạt động nhịp nhàng ăn khớp, đảm bảo hiệu quả của hoạt động thi hành án. Chính vì vậy, để hoạt động thi hành hình phạt tù được thông suốt và có hiệu quả, cần xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động đồng bộ giữa các cơ quan có trách nhiệm thi hành án hình sự.

Xây dựng cơ chế phối hợp ở đây là việc xác định về mặt pháp lý (quyền, trách nhiệm pháp lý của các bên, hậu quả pháp lý khi vi phạm các quy định về thi hành án) giữa

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở việt nam (Trang 56 - 59)