Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh thái nguyên (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp từ những số liệu đã công bố chính thức như: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê; các báo cáo tổng kết từng năm của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019. Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan, đề tài nghiên cứu khoa học,... Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp trong đề tài là dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát đã được chuẩn bị sẵn (phụ lục).

* Nội dung điều tra, khảo sát

Tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi, đặt ra các tình huống, đặt ra những vấn đề nghiên cứu... tiến hành điều tra đội ngũ CCVC của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên. Nội dung câu hỏi nghiên cứu và điều tra nghiên cứu được thể hiện như sau:

- Thông tin chung về CCVC

- Thông tin đánh giá chất lượng, trình độ, môi trường làm việc

- Nội dung đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

+ Công tác tuyển dụng

+ Phân công bố trí, sử dụng CCVC + Đào tạo và phát triển

+ Đãi ngộ và đánh giá

* Đối tượng điều tra, khảo sát: tất cả CCVC của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên gồm 371 cán bộ công nhân viên

* Phương pháp:

- Điều tra bằng bảng hỏi chính thức (Phụ lục).

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, nhà nghiên cứu để đưa ra bảng hỏi chính thức

* Thang đo của bảng hỏi:

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

S T Tn 1 1, 0 Rất 2 1, 81 Khô 3 2, 61 Phân 4 3, 41 Đồn 5 4, 21 Rất * Mẫu điều tra:

Cỡ mẫu được xác định bằng công thức Slovin:

n N

(1 N * e2

)

n: cỡ mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 371 (tổng số công chức, viên chức). Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 371/ (1 + 371 * 0,052) ≈ 192,5 (người) Như vậy, cỡ mẫu cho nghiên cứu là 193 người:

Trong tổng số 371 công chức viên chức, số lượng công chức chiếm gần 1/4 còn lại là viên chức. Vì vậy mẫu nghiên cứu cũng sẽ lấy theo tỷ lệ trên, cụ thể mẫu: 50 công chức và 143 viên chức

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp, sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp, phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu.

2.2.3. Phương pháp phân tích sô liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát năng lực nguồn nhân lực của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp thống kê so sánh

Là Phương pháp thống kê, so sánh được sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phương pháp này được thực hiện để đưa ra một bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đưa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả nhất.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC của VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

- Trình độ chuyên môn: là khả năng, năng lực của cán bộ có thể chuyên về mình lĩnh vực nào đó, là một trong những yêu cầu cơ bản đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được trong quá trình làm việc.

- Trình độ tin học, ngoại ngữ, pháp luật.

- Trình độ lý luận chính trị: LLCT là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, là một bộ phận quan trọng về lý luận trong lĩnh vực chính trị, LLCT giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... phù hợp với quy luật khách quan.

- Kinh nghiệm công tác: Kinh nghiệm công tác thể hiện khoảng thời gian đóng góp của cán bộ cho tổ chức

- Phẩm chất đạo đức: lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp

- Chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao - Uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

a. Các yếu tố bên trong

- Các yếu tố: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm. - Công tác tuyển dụng lao động

- Công tác đào tạo, phát triển - Chế độ đãi ngộ và đánh giá - Điều kiện làm việc

b. Các yếu tố bên ngoài

- Yếu tố chính trị, thể chế chính sách - Môi trường văn hóa, xã hội

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ tháng 6/2008 trên cơ sở sáp nhập Sở Văn hoá Thông tin, Sở Thể dục Thể thao và bộ phận Du lịch của Sở Thương mại Du lịch Thái Nguyên.

Cùng với sự lớn mạnh và phát triển chung của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cả nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh nhà.Những thành tựu nổi bật phải kể đến đó là: khu du lịch Hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu di tích khảo cổ Thần Sa, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống của đại gia đình 54 dân tộc anh em. Hoạt động du lịch phát triển, thu hút nhiều lượt khách mỗi năm với những địa điểm như: Đồi Tỉn Keo, Đồi chè Tân Cương, Hang Phượng Hoàng, Chùa Hang, đền Đuổm…; hàng năm ngoài việc đào tạo và cung cấp cho thể thao Tỉnh, thể thao nước nhà những vận động viên có thành tích xuất sắc, đạt đẳng cấp kiện tướng trong các giải thi đấu trong nước và quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên còn đảm bảo cơ sở vật chất để tổ chức nhiều giải thi đấu quốc gia như: Giải bóng chuyền, Bơi lội toàn quốc, Hội khỏe phù đổng toàn quốc…

Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở đã tham mưu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh được tổ chức trang trọng, an toàn và mang lại nhiều kết quả; công tác bảo tồn, bảo tàng, công tác phát hành phim tiếp tục có bước tiến bộ; công tác đào tạo lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao từng bước ổn định và nâng cao hơn

về số lượng, chất lượng; công tác tham mưu về quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động của ngành được tăng cường; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến thiết thực; sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch tiếp tục có bước phát triển, góp phần đáng kể vào thành tựu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

3.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên bao gồm: 9 phòng chuyên môn và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với 371 cán bộ, công chức, viên chức.

G M Đ C P. G IÁ M Đ Ố C P. G IÁ M Đ Ố C P. G IÁ M Đ Ố C

Văn phòng Sở Trung tâm Thông

Thanh tra Sở

Trung tâm Văn Trung tâm Thể P. Kế hoạch-Tài

Trung tâm dịch vụ

P. Quản lý Văn hóa

Trung tâm Phát

P. Quản lý TDTT

Trường Phổ thông

P. Quản lý Du lịch Thư viện

P. Quản lý Di sản văn hóa Bảo tàng Ban Quản lý di P. Tổ chức pháp chế P. Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân cấp tỉnh Thái Nguyên thực hiện quản lý Nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và theo quy định của pháp luật.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhThái Nguyên Thái Nguyên

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương;

+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trưởng, phó Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, sau khi phối hợp và thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Về di sản văn hóa:

+ Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương sau khi được phê duyệt;

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được địa phương phê duyệt;

+ Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh;

+ Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh;

+ Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;

+ Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân;

tại địa phương.

- Về nghệ thuật biểu diễn:

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp tổ chức các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Tổ chức thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn tỉnh;

+ Thẩm định, cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn; chương trình biểu diễn thời trang ở trong nước và yếu tố nước ngoài cho các đối tượng.

+ Cho phép các đoàn nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương quản lý ra nước ngoài biểu diễn, các đoàn nghệ thuật, diễn viên nước ngoài đến biểu diễn nghệ thuật tại địa phương; cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu tại địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ và diễn viên biểu diễn chuyên nghiệp theo phân cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Tổ chức thực hiện Quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành băng, đĩa ca nhạc và vở diễn.

- Về điện ảnh:

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc miền núi, hải đảo và lực lượng vũ trang;

+ Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách nhà nước, Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về điện ảnh;

nhập khẩu;

+ Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về điện ảnh;

+ Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu lưu động, phim phát trên các phương tiện khác tại các điểm hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí công cộng;

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh băng đĩa phim và các hoạt động điện ảnh khác tại địa phương.

- Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:

+ Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng tỉnh theo Quy chế xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh thái nguyên (Trang 49)