Khái quát tình hình kinh tế tổng quan, sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án đầu tư tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (vinaconex) 60 (Trang 26 - 29)

Vinaconex – Sơn Tây. Với mức lạm phát giai đoạn 2008 – 2015 được dự kiến là khoảng 7% cán bộ lập dự án đã điều chỉnh các khoản thu chi hàng năm và loại trừ yếu tố giá lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu từ đó tìm ra được NPV = 1.093 tỷ đồng

Nói chung để dự án đầu tư có hiệu quả Ban đầu tư của Tổng công ty luôn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy từng đặc điểm của dự án. Không cố định phương pháp nào. Các dự án do ban đầu tư tổng công ty lập luôn đạt hiệu quả cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty.

1.2.4. Nội Dung lập dự án đầu tư của Tổng công ty cổ phần Vinaconex.

Đối với các dự án nhóm A, Chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Thủ Tướng Chính Phủ cho phép đầu tư. Đối với các dự án nhóm B,C có mức vốn đầu tư từ 7 tỷ đồng trở lên chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư. Đối với các dự án có vốn đầu tư dưới 7 tỷ đồng, chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Trên thực tế Tổng Công ty thường xuyên đầu tư các dự án lớn có mức độ quan trọng cao nên Tổng công ty thường lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Sau khi nhận được chủ trương đầu tư của Tổng công ty giao, Ban đầu tư tiến hành tổ chức lập dự án hoặc thuê tư vấn lập dự án. Đối với những dự án quan trọng đòi hỏi tiến độ Ban đầu tư trực tiếp lập dự án. Nội dung công tác lập dự án tại Tổng công ty như sau

1.2.4.1. Khái quát tình hình kinh tế tổng quan, sự cần thiết và mục tiêuđầu tư: đầu tư:

Tình hình kinh tế xã hội tổng quát thể hiện khung cảnh đầu tư, nó ảnh hưởng trực tiếp dến dự án đầu tư, từ khi có quyết định đầu tư cho đến khi kết thúc dự án. Ban Đầu tư tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng quát và các yếu tố liên quan tới dự án và xem xét có nên đầu tư không. Nhưng đa phần các dự án mà Tổng công ty thực hiện lập thường là các dự án đầu tư BĐS nên giữa các dự án có sự tương đồng do đó tình hình kinh tế - xã hội của dự án thường được sử dụng từ các dự án tương tự và phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan mà các thành viên trong nhóm đã thu thập được theo sự phân công của chủ nhiệm dự án.

Ví dụ như : “Dự án đầu tư xây dựng công trình trường công nhân kỹ thuật và xuất khẩu lao động VINACONEX – Sơn Tây”

Xác định cầu đào tạo công nhân kỹ thuật:

+ Nhu cầu đào tạo: theo điều tra lực lượng lao động của Việt Nam năm 2002 là 38.411 nghìn người, chiếm 48,2% dân số cả nước. Số lao động hiện qua đào tạo chiếm khoảng 12,5%, trong đó lao động lành nghề chiếm 14%, còn lại là lao động bán lành nghề chiếm 86%. Như vậy số lao động qua đào tạo là thấp so với các nước trong khu vực, mục tiêu phấn đấu là nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động vào năm 2005 lên 19% và 25% vào năm vào năm 2010 và nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo dài hạn trong tổ số lao động qua đào tạo nghề lên 22% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010. Như vậy hàng năm Việt Nam cần đào tạo nghề trung bình cho 1 triệu lao động trong giai đoạn 2001 – 2005 và 1,4 triệu người lao động trong giai đoạn 2005 – 2010.

+ Theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của đất nước, thì việc phát triển công tác đào tạo dạy nghề phù hợp với quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của đất nước. Tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp bao gồm cả công nghiệp và dịch vụ lên khoảng 50% và giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 35% trong khu vực nông nghiệp và 50% trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Yêu cầu này xác định số lượng trường đào tạo nghề là rất thiếu. Đây thực sự mở ra một thị trường lao động lớn cho lao động qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề là cao trong giai đoạn tới.

+ Việt Nam sẽ nâng cao năng lực đào tạo nghề lên 1.070.000 học sinh/năm vào năm 2006, trong đó tăng đào tạo nghề dài hạn cao và có công nghệ đào tạo tiên tiến, có trang thiết bị hiện đại được đặc biết quan tâm.

+ Cơ cấu lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp hiện nay còn bất hợp lý, chưa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Theo khảo sát về nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp do Bộ lao động và thương binh xã hội thực hiện thì tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật: cao đẳng, đại học trở lên – trung cấp – công nhân kỹ thuật (kể cả có bằng và không bằng) – đào tạo ngắn hạn như sau:

Doanh nghiệp nhà nước: 1 – 0,95 -4,27 – 2,31 Doanh nghiệp tư nhân: 1 – 0,73 – 2,31

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1 – 0,64 – 1,53 – 2,31

Cơ cấu này hco thấy với mọi loại hình sở hữu, các doanh nghiệp còn đang thiếu công nhân kỹ thuật đặc biệt là công nhân lành nghề bậc cao. Đây cũng là nhu

cầu cấp thiết của doanh nghiệp đối với người lao động và các trường dạy nghề. Cũng từ đây, nhu cầu học nghề của người lao động sẽ tăng và tự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các trường đào tạo nghề là cần thiết.

Dự báo cầu công nhân kỹ thuật:

+ Căn cứ vào đinh hướng, mục tiêu phát triển dạy nghề của Việt Nam và thực tế, nhu cầu sử dụng lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số và lao động, thực tế quy mô, chất lượng đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn 2001 – 2005 tăng trung bình 12 -15% và tăng 20% trong giai đoạn 2005 – 2010.

Cơ cấu đào tạo nghề sẽ chuyển theo hướng áp dụng công nghệ đào tạo tiên tiến đầu tư trang thiết bị hiện đại theo trình độ phát triển công nghệ trong khu vực và trên thế giới, chuyển dịch loại hình đào tạo trong đó tỷ lệ đào tạo dài hạn được nâng cao đáng kể. Việc liên kết giáo dục đào tạo nghề giữa các nước trong khu vực sẽ tăng trước sự hội nhập kinh tế toàn cầu.

Khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật:

Tính đến tháng 6 năm 2002 cả nước có 64 trường dạy nghề (trong đó có 157 trường công lập) 137 trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề (trong đó có 78 TTDN thuộc quận huyện), 150 trung tâm dịch vụ việc làm và hàng trăm trung tâm giáo dục tổng hợp – hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên có dạy nghề. Với mạng lưới dạy nghề hiện có. Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về số lượng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế.

+ Thực trạng các trường đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề ở Việt Nam: Có quy mô đào tạo nhỏ, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, 44% số trường có diện tích nhỏ hơn 2 ha. Mất cân đối đào tạo dài ngắn hạn, đào tạo dài hạn chiếm 17% trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề. Các điều kiện đảm bảo cho nâng cao chất lượng đào tạo còn hạn chế. Cơ sở vật chất trang thiết bị cơ sở vật chất trang bị còn thiếu như phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, thiết bị dạy học… Một số trường đào tạo nghề đã tập trung vào việc đầu tư đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận công nghệ mới, công nghệ tiên tiến như Trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, Trường kỹ thuật Việt – Hàn..

Dự báo cung:

+ Trong thời gian tới tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật qua đào tạo lên trên 20%, thành lập khoảng 30 trung tâm giáo dục kỹ thuật, trường đào tạo nghề

mới tính đến năm 2007, ngoài ra nâng cấp các trường hiện có khoảng 45 trường. Các trường đào tạo kỹ thuật mới có liên quan đến các trung tâm giáo dục kỹ thuật kiểu mẫu đưa hàng năm đào tạo 100.000 học sinh chuyên nghiệp. Theo chỉ tiêu phấn đấu về số công nhân chuyên nghiệp vào năm 2010 Việt Nam cần thêm 35 đến 133 trường giáo dục kỹ thuật kiểu mẫu.

+ Sự khuyến khích xây dựng các trường đào tạo kỹ thuật bậc cao của Chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Công tác lập dự án đầu tư tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (vinaconex) 60 (Trang 26 - 29)