Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện thanh nhàn thành phố hà nội năm 2019 (Trang 40 - 43)

2.2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

Nhập các số liệu của toàn bộ các biến đã thu thập được vào phần mềm Microsoft Excel 2010.

Dữ liệu được tổng hợp, mã hóa, hiệu chỉnh và nhập vào phần mềm Excel 2010 để xử lý. Làm sạch dữ liệu trên bảng excel 2010.

Các biến số được chuẩn hóa: Tên hoạt chất, tên biệt dược, nồng độ hàm lượng, nhà sản xuất, đơn vị tính, đường dùng, số đăng ký, số lượng, đơn giá, tên nhà thầu. Nhóm thuốc được mã hóa theo tên hoạt chất theo nhóm tác dụng dược lý.

Dữ liệu về danh mục và giá thuốc trúng thầu được nhập trên file Exel; dữ liệu về số lượng thuốc kế hoạch, thuốc trúng thầu và thuốc sử dụng trong năm được nhập trên cùng một file Excel 2010.

2.2.5.2. Phương pháp phân tích số liệu

+ Số liệu được phân tích bằng phần mềm excel 2010.

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích số liệu sau:

* Phương pháp thống kê:

+ Hệ thống hóa các thuốc mời thầu, các thuốc trúng thầu, các thuốc không trúng thầu, các thuốc sử dụng, các thuốc không sử dụng.

* Phương pháp so sánh: So sánh kết quả đấu thầu trên các mặt: chủng loại, số lượng thuốc, giá thuốc.

+ So sánh số lượng thuốc, giá trị thuốc mời thầu với kết quả thuốc trúng thầu.

+ So sánh số khoản mục thuốc, giá trị sử dụng thực tế với kết quả trúng thầu.

* Phương pháp tỉ trọng: Là phương pháp tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một số nhóm đối tượng nghiên cứu so với tổng số.

30

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện như sau:

Từ bảng trích xuất số liệu nghiên cứu, dùng hàm Pivot table để tính tổng số khoản thuốc trúng thầu và giá trị thuốc trúng thầu theo: mỗi gói thầu, nhóm kỹ thuật; đường dùng; nhóm tác dụng dược lý; thuốc đơn thành phần; đa thành phần...

* Phương pháp phân tích ABC: Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và tiến hành phân tích ABC với các bước sau:

- Liệt kê các sản phẩm.

- Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm. + Đơn giá của sản phẩm.

+ Số lượng sản phẩm.

- Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm.

- Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.

Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần về giá trị sử dụng.

- Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

* Phương pháp phân tích VEN: theo các bước mô tả dưới đây:

1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N

2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:

3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.

4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.

31

5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.

Việc phân tích VEN theo hướng dẫn trong thông tư 21/2013/TT-BYT có thể gây mất thời gian và khó đạt được sự đồng thuận [1]. Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo bệnh viện, quá trình phân tích VEN DMT sử dụng tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiến hành như sau:

Thành lập nhóm phân tích VEN gồm các dược sĩ khoa Dược: Lãnh đạo khoa Dược, các Dược sĩ trình độ đại học và sau đại học. Thuốc được phân loại vào các nhóm V, E, N nếu có trên 50% thành viên thống nhất ý kiến.

* Phân tích ma trận ABC/VEN: Kết hợp 2 cột phân hạng ABC và phân loại VEN được các nhóm nhỏ AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE, CN. Tiến hành tính tổng số và tỷ lệ % theo số khoản mục và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ.

- Tỷ lệ % khoản mục và tỷ lệ % giá trị sử dụng của từng nhóm thuốc (A, B, C, V, E, N, AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE, CN) được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ % SKM = SKM từng nhóm / Tổng SKM x 100% Tỷ lệ % GTSD = GTSD từng nhóm / Tổng GTSD x 100%

Tại mỗi vấn đề nghiên cứu tính tỉ lệ SKM/GT sử dụng so với trúng thầu theo công thức: Tỷ lệ % SKM/GT sử dụng/ trúng thầu = Tổng số khoản mục/giá trị thuốc sử dụng x 100% Tổng số khoản mục/giá trị thuốc trúng thầu

* Sử dụng hàm Pivot table để tính số khoản không thực hiện, thực hiện không đạt 80%, số khoản thực hiện 80-120%, số khoản thực hiện vượt 120%.

32

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện thanh nhàn thành phố hà nội năm 2019 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)