Phân tích so sánh chênh lệch giá thuốc trúng thầu với giá thuốc kế hoạch cho kết quả như sau:
Bảng 3.7. Chênh lệch giá thuốc trúng thầu với giá thuốc kế hoạch
So sánh giá thuốc trúng
thầu với giá thuốc kế hoạch SKM
Tỷ lệ % Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ lệ % Cao hơn 16 2,93 3.985,40 2,34 0% 385 70,38 131.616,46 77,41 Từ 0% đến 10% 81 14,81 24.037,16 14,14 Từ 10% đến 15% 12 2,19 3.364,05 1,98 Từ 15% đến 20% 17 3,11 3.446,34 2,03 Trên 20% 36 6,58 3.565,29 2,10 Tổng 547 100,00 170.014,70 100,00 Nhận xét:
Phần lớn các thuốc không có sự thay đổi giá so với kế hoạch, chiếm 385 khoản mục tương đương với 70,38%. Trong các khoản mục có sự thay đổi giá thì có 16 thuốc có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch, đây đều là các thuốc cấp cứu không có thuốc khác thay thế cho điều trị. Còn lại các thuốc có giá trúng thầu thấp hơn giá kế hoạch thì mức giá thay đổi từ 0 - 10% là chiếm tỉ trọng lớn nhất, tới 81 khoản mục tương đương với 14,81%. Giảm giá từ 10 - 15% có 12 khoản mục, từ 15 - 20% có 17 khoản mục, với mức giảm trên 20%
38
có tới 36 khoản mục tuy nhiên giá trị trúng thầu của nhóm này chỉ ở mức hơn 3 tỉ đồng.
3.1.4. Cơ cấu DMT trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ
Phân tích cơ cấu DMT trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ cho kết quả như sau:
Bảng 3.8. Cơ cấu DMT trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ
TT Nguồn gốc
Số khoản mục Giá trị (triệu đồng) Trúng
thầu Tỷ lệ % Trúng thầu Tỷ lệ %
1 Thuốc nhập khẩu 329 60,15 117.228,93 68,95 2 Thuốc sản xuất trong
nước 218 39,85 52.785,77 31,05
Tổng 547 100,00 170.014,70 100,00 Nhận xét:
Các thuốc trong nước trúng thầu chiếm 39,85% về số khoản mục và 31,05% về giá trị sử dụng. Các thuốc nước ngoài chiếm 60,15% về số khoản mục và 68,95% về giá trị. Số khoản mục và giá trị của thuốc nhập khẩu gấp khoảng 2 lần so với thuốc sản xuất trong nước .