Cơ cấu sử dụng thuốc trúng thầu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện thanh nhàn thành phố hà nội năm 2019 (Trang 52 - 55)

So sánh DMT sử dụng và DMT trúng thầu năm 2019, chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.13:

42 STT Nội dung SKM Tỉ lệ (%) 1 Không sử dụng 76 13,89 2 Sử dụng 471 86,11 Sử dụng dưới 80% 120 21,94 Sử dụng từ 80% đến 120% 344 62,89 Sử dụng trên 120% 7 1,28 Tổng DMT trúng thầu 547 100,00 Nhận xét:

Trong số 547 thuốc trúng thầu năm 2019, có 76 thuốc không được sử dụng (chiếm 13,89%) và 471 thuốc sử dụng (chiếm 86,11%).

Xét tổng chung, DMT đấu thầu còn dư hơn 43,24 triệu VNĐ tiền thuốc không sử dụng (chiếm 25,43% so với giá trị trúng thầu).

Chúng tôi tiến hành phân tích VEN và nguyên nhân của các thuốc trúng thầu mà không được thực hiện, thu được kết quả sau:

Bảng 3.14. Phân tích VEN và nguyên nhân các thuốc trúng thầu không được thực hiện

Nội dung SKM Tỷ lệ

%

Thành tiền

(triệu đồng) Tỷ lệ %

Không có nhu cầu sử dụng 14 18,42 1.807,41 14,51

E 12 15,79 1.731,89 13,90

N 2 2,63 75,52 0,61

Nhà thầu không cung ứng

được thuốc theo hợp đồng 12 15,79 2.144,86 17,22

E 12 15,79 2.144,86 17,22

Sử dụng tồn cũ 36 47,37 3.407,82 27,36

E 31 40,79 2.971,81 23,86

N 5 6,58 436,00 3,50

Thay đổi văn bản pháp quy 14 18,42 5.097,44 40,92

E 6 7,89 1.030,90 8,28

N 8 10,53 4.066,54 32,64

43

Nhận xét:

Về số khoản mục không được thực hiện thì phần lớn nguyên nhân là do sử dụng tồn cũ, số lượng lên tới 36 khoản mục (31 thuốc nhóm E và 5 thuốc nhóm N) chiếm 47,37% tương đương với hơn 3 tỷ VNĐ trúng thầu (27,36% về giá trị). Tiếp theo là do thay đổi văn bản pháp quy với 14 khoản mục (6 thuốc nhóm E và 8 thuốc nhóm N) chiếm 40,92% về giá trị, do thông tư 40/2014/TT-BYT được thay bằng thông tư 30/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 thì 14 khoản mục thuốc này không được bảo hiểm y tế thanh toán [6].

Mặt khác, bệnh viện cũng cần đặc biệt lưu ý cân nhắc nhóm thuốc không có nhu cầu sử dụng (14 khoản mục thuốc tương ứng với gần 2 tỷ VNĐ) với 12 thuốc nhóm E, 2 thuốc nhóm N và thuốc nhà thầu không cung ứng được theo hợp đồng (12 khoản mục thuốc tương ứng với hơn 2 tỷ VNĐ) đều thuộc nhóm E trong việc xây dựng DMT kế hoạch trong năm tiếp theo

Phân tích nguyên nhân của các thuốc trúng thầu mà thực hiện dưới 80% , thu được kết quả sau:

Bảng 3.15. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80%

TT Nội dung SKM Giá trị (triệu đồng) Trúng thầu Tỷ lệ % Không thực hiện Tỷ lệ % 1 Chất lượng thuốc không ổn định 1 1.788,50 3,83 1.718,35 5,34 2 Không có nhu cầu sử

dụng 97 34.729,82 74,38 23.541,66 73,19 3

Nhà thầu không cung ứng được thuốc theo hợp đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 6.137,83 13,15 3.489,39 10,85 4 Sử dụng tồn cũ 2 268,65 0,58 110,74 0,34 5 Thay đổi văn bản

pháp quy 10 3.767,81 8,07 3.305,24 10,28

Tổng 120 46.692,61 100,00 32.165,37 100

44

Trong 120 thuốc thực hiện dưới 80% chiếm tỷ lệ cao nhất là 97 khoản mục thuốc không có nhu cầu sử dụng tương ứng với hơn 23 tỷ VNĐ không được thực hiện, tiếp theo là thuốc nhà thầu không cung ứng được theo hợp đồng với 10 thuốc tương ứng với hơn 3 tỷ VNĐ không được thực hiện và có tới gần 2 tỷ VNĐ thuốc Kamsky 1,5% không được thực hiện do chất lượng thuốc không ổn định trong quá trình sử dụng. Bệnh viện cân nhắc kỹ và cẩn thận những thuốc này khi xây dựng DMT kế hoạch trong năm tiếp theo.

Tiếp tục tìm hiểu 7 thuốc sử dụng trên 120%, thu được kết quả sau:

Bảng 3.16. Danh mục các thuốc thực hiện trên 120%

TT Tên thuốc Tên hoạt chất ĐVT SL trúng thầu SL sử dụng

TL SD/TT

(%)

1 Novorapid

®FlexPen ® Insulin aspart Bút 1.000 4.900,00 490,00 2 Lovenox 40 Enoxaparin Natri

40mg/ 0,4ml Bơm tiêm 3.000 10.000,00 333,33 3 BFS- Noradrenali ne 10mg Nor-Epinephrin (Nor-adrenalin) Lọ 1.700 5.080,00 298,82 4 Lovenox Enoxaparin Natri

60mg/ 0,6ml

Bơm

tiêm 1.000 5.000,00 500,00 5 Rocuronium

-BFS Rocuronium bromid Ống 3.000 3.680,00 122,67 6 Pecrandil 5 Nicorandil Viên 50.000 68.940,00 137,88 7 Xatral XL

10mg Alfuzosin HCL Viên 2.000 7.170,00 358,50

Nhận xét:

Các thuốc mà bệnh viện sử dụng trên 120% đều là những thuốc cấp cứu, thuốc điều trị không có thuốc thay thế. Bệnh viện cần cân nhắc xây dựng tăng số lượng kế hoạch của những thuốc này trong năm xây dựng kế hoạch tiếp theo .

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện thanh nhàn thành phố hà nội năm 2019 (Trang 52 - 55)