Cơ cấu DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện thanh nhàn thành phố hà nội năm 2019 (Trang 89)

Kết hợp hai phương pháp phân tích ABC và VEN trong ma trận ABC/VEN cho thấy: Nhóm AE có giá trị sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 63,86%, tiếp là nhóm BE chiếm tỷ lệ 1,94%. Điều này cho thấy bệnh viện đã phân bổ lượng lớn ngân sách cho các thuốc AE và BE.

Trong phân tích ma trận ABC/VEN, các nghiên cứu quan tâm chủ yếu đến nhóm thuốc AN, BN là nhóm thuốc không thiết yếu nhưng lại chiếm giá

79

trị sử dụng cao trong DMT. Bệnh viện Thanh Nhàn có 18 khoản mục nhóm AN chiếm tỷ lệ về khoản mục là 3,82% nhưng chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng tới 11,31% và các thuốc BN có tới 33 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ về khoản mục là 7,01%, tỷ lệ về giá trị sử dụng là 4,25%. Đối với bệnh viện có mô hình bệnh tật đa dạng, tỷ lệ bệnh nhân nặng cao như Bệnh viện Thanh Nhàn, khi cần tập trung ngân sách cho các thuốc thiết yếu thì tỷ lệ các thuốc AN, BN trên cần phải xem xét lại.

Phân tích cụ thể các thuốc nhóm AN tại Bệnh viện Thanh Nhàn gồm 18 khoản mục, nhận thấy chủ yếu là các thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị, các thuốc có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, bệnh về thần kinh, bệnh về xương khớp, các thuốc tiêm truyền bổ sung acid amin. Trong đó có nhiều thuốc có cùng hoạt chất. 2 thuốc AN chiếm giá trị sử dụng cao nhất là Selamax Injection (Piracetam) (2.158,8 triệu VNĐ) và An thần ích trí (Toan táo nhân, tri mẫu, phục linh, xuyên khung, cam thảo) (2.025 triệu VNĐ). Việc sử dụng thuốc này cần được xem xét tính kinh tế, đánh giá chi phí – hiệu quả.

Trong danh mục các thuốc AN có 8 khoản mục là chế phẩm YHCT là An thần ích trí, atiliver diệp hạ châu, thuốc cam hàng bạc gia truyền tùng lộc, Mediphylamin, Bổ phế chỉ khái lộ, Tuần hoàn não thái dương, Cam tùng lộc, Dotasea. Các thuốc này chỉ có tác dụng bổ trợ nhưng lại được dùng nhiều trong kê đơn cho bệnh nhân khám ngoại trú, với giá thành cao và chiếm GTSD không nhỏ trong danh mục các thuốc AN. Bệnh viện cần lựa chọn thay thế bằng các thuốc có giá thành thấp hơn, hạn chế kê đơn chế phẩm YHCT dưới tác động bởi marketing đen của các công ty dược. Ngoài ra, danh mục các thuốc AN còn có các hoạt chất: Piracetam, L-ornithin L-aspartat, Choline alfoscerat ….cũng là những hoạt chất có tác dụng dược lý chưa được chứng minh rõ ràng, cần phải được xem xét hạn chế sử dụng hoặc loại bỏ ra khỏi DMT.

80

Phân tích cụ thể các thuốc nhóm BN tại Bệnh viện Thanh Nhàn gồm 33 khoản mục, trong đó cũng gồm chủ yếu là các khoáng chất và vitamin (7 khoản mục) và chế phẩm y học cổ truyền (4 khoản mục). Ngoài ra còn có các thuốc có tác dụng bổ trợ trong các bệnh về thần kinh, bệnh về máu, bệnh về xương khớp. Các thuốc này đều không có tác dụng điều trị rõ ràng, chủ yếu dùng với tác dụng hỗ trợ điều trị. Việc sử dụng thuốc này cũng cần được xem xét tính kinh tế, đánh giá chi phí – hiệu quả.

Kết quả phân tích sâu hơn về nhóm thuốc AN, BN đã cho thấy một vài hoạt chất, không thiết yếu, có xu hướng bị lạm dụng trong bệnh viện, từ đó gây lãng phí nguồn ngân sách. Để khắc phục tình trạng này, trong các năm tới bệnh viện cần có định hướng hạn chế sử dụng các thuốc này, hoặc đưa ra họp và đề xuất loại bỏ hoặc giảm số lượng các thuốc này trong danh mục kế hoạch năm tiếp theo.

4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài

Đề tài đã tham khảo nhiều nghiên cứu về đấu thầu thuốc trong cả nước để hoàn thiện, bổ sung cho nghiên cứu của mình tại bệnh viện Thanh Nhàn. Nghiên cứu đã phân tích khá rõ ràng, chi tiết các chỉ tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đã đưa ra một số thông tin và kết quả có ý nghĩa, nhằm giúp cho việc xây dựng kế hoạch ngày càng sát hơn với mô hình bệnh tật, nhu cầu điều trị, giám sát việc sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý, kinh tế hơn. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu nào về việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện. Do vậy, chúng tôi đã góp phần chỉ ra được một số kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho việc xây dựng kế hoạch đấu thầu được sát hơn với nhu cầu sử dụng, cũng như hợp lý, kinh tế hơn.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, đề tài còn một số hạn chế sau: Việc phân loại nhóm thuốc V, E, N chưa tiến hành họp thông qua Hội đồng thuốc và điều trị cũng như lấy ý kiến đồng thuận của các khoa lâm sàng trong bệnh viện mà mới chỉ thực hiện tại khoa Dược.

81

Việc phân tích mới dừng lại ở DMT trúng thầu được thực hiện tại bệnh viện nên chưa cho được cái nhìn bao quát hơn về việc thực hiện toàn bộ DMT trúng thầu tại bệnh viện.

Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn nên đề tài chưa đi sâu phân tích nhằm đưa ra được các giải pháp can thiệp rõ ràng, cụ thể hơn để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại.

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Như vậy, từ 771 thuốc trong kế hoạch đấu thầu có 547 thuốc trúng thầu và thực tế sử dụng là 471 thuốc. Tỷ lệ Sử dụng so với kế hoạch là 61,09% SKM và 64,16% về giá trị.

1.1. Kết quả đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019

Tỉ lệ thuốc trúng thầu rộng rãi so với kế hoạch đấu thầu là 70,95% khoản mục (547/771 SKM) và 86,05% giá trị (170.014,70 tỷ/ 197.583,48 tỷ đồng). Nhóm thuốc generic có tỷ lệ số khoản mục trúng thầu thấp chỉ đạt 64,70%

Trong 224 thuốc không trúng thầu thì có 120 thuốc do không có nhà thầu chào thầu chiếm 53,57%. Ngoài ra còn do giá chào thầu cao hơn giá kế hoạch (12,50%) và thuốc chào thầu không đạt yêu cầu về kỹ thuật (33,93%).

Trong 120 thuốc không có nhà thầu chào thầu có 11 thuốc có giá trị kế hoạch dưới 2 triệu và 32 thuốc có giá trị kế hoạch từ 2 triệu đến 10 triệu.

Đồng thời trong 224 khoản mục thuốc không trúng thầu này thì có tới 147 thuốc là không có thuốc khác thay thế.

Trong năm 2019, bệnh viện đã tiến hành mua bổ sung 94 thuốc. Trong đó có 49 thuốc là do trượt thầu, 26 thuốc đã trúng thầu mua bổ sung, 15 thuốc mua bổ sung ngoài kế hoạch.

Về giá thuốc trúng thầu, thì trong số 547 khoản mục thuốc có 16 thuốc có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch.

Trong 547 thuốc trúng thầu, giá trị của thuốc nhập khẩu gấp khoảng 2 lần so với thuốc sản xuất trong nước

Trong 547 thuốc trúng thầu thì có 183 thuốc thuộc Thông tư số 03 và trong đó có 94 thuốc nhập khẩu. Trong đó có 02 thuốc nhập khẩu thuộc nhóm 5.

Khi thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nước có trong DMT bệnh viện thì có 2 thuốc có thể tiết kiệm được 5.720 triệu đồng cho

83

bệnh viện. Và khi thay thế thuốc nhóm 1 bằng thuốc biệt dược gốc có trong DMT bệnh viện thì có 8 thuốc có thể tiết kiêm được 748,97 triệu đồng cho bệnh viện.

1.2. Việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện Thanh Nhàn- Thành phố Hà Nội năm 2019 Nhàn- Thành phố Hà Nội năm 2019

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: việc thực hiện mua thuốc theo kết quả đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện khá tốt, tỷ lệ giá trị thực hiện so với trúng thầu gần đạt 80% theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT (74,57%). Tỷ lệ tính theo SKM đạt 86,11%.

Trong số 547 KMT trúng thầu tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019, DMT có 76 KM không được thực hiện mua (chiếm tỷ lệ 13,89%). Trong số 86,11% tổng SKM thuốc được thực hiện mua, có 120 KM (21,94%) chỉ được thực hiện dưới 80%; 7 KM (1,28%) thực hiện vượt 120%; có tới 344 KM (62,89%) thực hiện đạt 80%-120% theo quy định.

Trong danh mục 76 thuốc trúng thầu không thực hiện có 14 thuốc là do không có nhu cầu sử dụng, 12 thuốc nhà thầu không cung ứng được theo hợp đồng đều thuộc nhóm E, 36 thuốc sử dụng tồn cũ và 14 thuốc do thay đổi văn bản pháp quy

Trong 76 thuốc trúng thầu không thực hiện có 15 thuốc nhóm N gồm có 2 thuốc là không có nhu cầu sử dụng, 5 thuốc là do sử dụng tồn cũ và 8 thuốc do thay đổi văn bản pháp quy.

Trong danh mục 120 thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% có 1 thuốc chất lượng không ổn định, 97 thuốc không có nhu cầu sử dụng, 10 thuốc không cung ứng được thuốc theo hợp đồng.

Gói thầu thuốc Generic có tỷ lệ giá trị thực hiện cao chiếm 73,41% nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 70,41%. Trong gói thầu thuốc generic, nhóm 1 có tỷ lệ giá trị thực hiện cao khoảng 50% nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 72,54%,

84

tiếp theo là nhóm 3 và nhóm 2 có tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 72,71% và 70,77%, nhóm 5 tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 41,74%.

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đều có tỷ lệ giá trị thực hiện cao chiếm 35,80% và 9,31% cũng như tỷ lệ sử dụng cao chiếm trên 80% (lần lượt là 83,67% và 110,44%).

Nhóm thuốc tim mạch và thuốc đường tiêu hóa có tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu theo giá trị thấp lần lượt là 68,54% và 53,05%

Trong nhóm thuốc tim mạch thì nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp có giá trị trúng thầu cao (72,15%) nhưng tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu lại thấp (68,74%).

Trong nhóm thuốc đường tiêu hóa, nhóm thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa, nhóm thuốc khác đều có giá trị trúng thầu cao nhưng tỷ lệ sử dụng lại không cao (lần lượt là 63,73% và 59,69%).

Các thuốc dùng đường tiêm, đường tiêm truyền có tỷ lệ giá trị thực hiện cao hơn các thuốc dùng đường uống và các đường dùng khác (lần lượt là 76,8%; 60,8%; 72,99%%)

Các thuốc tân dược đơn thành phần (75,1%) có tỷ lệ thực hiện theo giá trị cao hơn tỷ lệ giá trị thực hiện của thuốc đa thành phần (69,8%).

Việc phân tích DMT theo phân loại ABC cho kết quả: Cơ cấu DMT theo phân loại ABC là không hợp lý khi có 104 thuốc hạng A chiếm tỷ lệ 22,08% tổng SKM; 125 thuốc hạng B chiếm tỷ lệ 26,54% tổng SKM. Trong danh mục thuốc hạng A có 8 thuốc thuộc nhóm chế phẩm y học cổ truyền.

Phân tích DMT theo phân loại VEN, thuốc hạng E có số khoản mục và giá trị sử dụng lớn nhất (chiếm 82,82% về số khoản mục và 80,33% về giá trị).

85

Phân tích DMT theo ma trận ABC/VEN, thuốc nhóm AN có 18 khoản mục và các thuốc BN có 33 khoản mục thuốc.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi đề xuất đến hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện, tổ chuyên gia đấu thầu thuốc bệnh viện, Sở y tế và Bộ y tế:

- Đối với DMT không trúng thầu, tổ chuyên gia đấu thầu tham mưu cho giám đốc về phương thức mua sắm phù hợp như mua sắm trực tiếp... Đồng thời khi xây dựng danh mục thuốc kế hoạch năm tiếp theo cũng cần khảo sát các thuốc có trên thị trường cũng như giá thông qua việc tham khảo giá trên trang web của Cục Quản lý Dược cũng như xin báo giá từ các công ty.

- Đề xuất với SYT Hà Nội đấu thầu tập trung toàn bộ danh mục để giảm thiểu những thuốc có giá trị thấp nhà thầu không tham gia hoặc đề xuất với Bộ y tế cho phương án mua thích hợp đối với các thuốc có giá trị thấp mà nhà thầu không tham gia nhưng bệnh viện vẫn có nhu cầu sử dụng cho điều trị bệnh nhân.

- Cân nhắc lựa chọn thay thế các 08 thuốc Biệt dược gốc bằng các thuốc nhóm 1 và 02 thuốc nhập khẩu bằng các thuốc sản xuất trong nước theo Thông tư số 03 để giảm chi phí thuốc;

- Không đưa vào kế hoạch đối với 02 thuốc thuộc nhóm 5 có trong danh mục thông tư 03 trong năm tiếp theo.

- Đề nghị loại bỏ 14 thuốc trúng thầu nhưng không có nhu cầu sử dụng, giảm số lượng kế hoạch với 97 thuốc sử dụng dưới 80% do không có nhu cầu sử dụng thấp các năm xây dựng kế hoạch tiếp theo.

- Đề nghị loại bỏ 10 thuốc nhóm N do không có nhu cầu sử dụng và thay đổi văn bản pháp quy, giảm số lượng kế hoạch với 5 thuốc nhóm N do sử dụng tồn cũ trong năm xây dựng kế hoạch tiếp theo.

86

- Chuyển 22 thuốc nhà thầu không cung ứng được theo hợp đồng sang nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật khác có nhà thầu cung ứng được ổn định hơn.

- Đối với thuốc dịch lọc màng bụng có chất lượng không đảm bảo đề nghị chuyển nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật trong năm tiếp theo.

- Cân nhắc số lượng kế hoạch các thuốc gói thầu thuốc Generic khi xây dựng danh mục kế hoạch trong năm tiếp theo để đảm bảo thuốc trúng thầu sát với như cầu sử dụng.

- Hướng dẫn các khoa xây dựng cơ số các thuốc sát với nhu cầu sử dụng của khoa phòng cho bệnh nhân nhằm hạn chế phải mua bổ sung các thuốc đã trúng thầu hoặc bỏ sót thuốc trong quá trình xây dựng danh mục kế hoạch. Đặc biệt hướng dẫn các khoa: khoa Khám Bệnh, khoa Tim Mạch và khoa Tiêu Hóa xây dựng số lượng thuốc cần cho điều trị năm tiếp theo sao cho sát với nhu cầu sử dụng nhất.

- HĐT&ĐT tiến hành phân tích danh mục thuốc hàng năm theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN. Dựa vào kết quả phân tích, HĐT&ĐT cần kiểm soát sử dụng hoặc loại bỏ đối với 18 thuốc nhóm AN và 33 thuôc nhóm BN.

- Hằng năm, HĐT & ĐT cập nhật mô hình bệnh tật làm cơ sở xây dựng danh mục thuốc đấu thầu năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT: Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.

2. Bộ y tế - Nhóm đối tác y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 - Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

3. Bộ Y tế (2016), Thông tư 09/2016/TT-BYT: Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu mua thuốc tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

4. Bộ Y tế (2016), Thông tư 10/2016/TT-BYT: Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

5. Bộ Y tế (2016), Thông tư 11/2016/TT-BYT: Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

6. Bộ y tế (2018), Thông tư 30/2018/TT-BYT: Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu trong phạm vi được hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế.

7. Bộ y tế (2019), Thông tư 03/2019/TT/BYT: Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng.

8. Bộ y tế (2019), Thông tư 15/2019/TT-BYT: Quy định việc đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

9. Lê Thanh Cường (2017), Đánh giá kết quả đấu thầu mua thuốc tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2015, Luận văn Chuyên khoa 1, Đại học Dược Hà Nội.

10. Chính phủ (2012), Quyết định số 4824/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

11. Chính phủ (2014), Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện thanh nhàn thành phố hà nội năm 2019 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)