1. Kết luận
1.2. Việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện Thanh Nhàn-
Nhàn- Thành phố Hà Nội năm 2019
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: việc thực hiện mua thuốc theo kết quả đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện khá tốt, tỷ lệ giá trị thực hiện so với trúng thầu gần đạt 80% theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT (74,57%). Tỷ lệ tính theo SKM đạt 86,11%.
Trong số 547 KMT trúng thầu tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2019, DMT có 76 KM không được thực hiện mua (chiếm tỷ lệ 13,89%). Trong số 86,11% tổng SKM thuốc được thực hiện mua, có 120 KM (21,94%) chỉ được thực hiện dưới 80%; 7 KM (1,28%) thực hiện vượt 120%; có tới 344 KM (62,89%) thực hiện đạt 80%-120% theo quy định.
Trong danh mục 76 thuốc trúng thầu không thực hiện có 14 thuốc là do không có nhu cầu sử dụng, 12 thuốc nhà thầu không cung ứng được theo hợp đồng đều thuộc nhóm E, 36 thuốc sử dụng tồn cũ và 14 thuốc do thay đổi văn bản pháp quy
Trong 76 thuốc trúng thầu không thực hiện có 15 thuốc nhóm N gồm có 2 thuốc là không có nhu cầu sử dụng, 5 thuốc là do sử dụng tồn cũ và 8 thuốc do thay đổi văn bản pháp quy.
Trong danh mục 120 thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% có 1 thuốc chất lượng không ổn định, 97 thuốc không có nhu cầu sử dụng, 10 thuốc không cung ứng được thuốc theo hợp đồng.
Gói thầu thuốc Generic có tỷ lệ giá trị thực hiện cao chiếm 73,41% nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 70,41%. Trong gói thầu thuốc generic, nhóm 1 có tỷ lệ giá trị thực hiện cao khoảng 50% nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 72,54%,
84
tiếp theo là nhóm 3 và nhóm 2 có tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 72,71% và 70,77%, nhóm 5 tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 41,74%.
Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đều có tỷ lệ giá trị thực hiện cao chiếm 35,80% và 9,31% cũng như tỷ lệ sử dụng cao chiếm trên 80% (lần lượt là 83,67% và 110,44%).
Nhóm thuốc tim mạch và thuốc đường tiêu hóa có tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu theo giá trị thấp lần lượt là 68,54% và 53,05%
Trong nhóm thuốc tim mạch thì nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp có giá trị trúng thầu cao (72,15%) nhưng tỷ lệ thực hiện kết quả trúng thầu lại thấp (68,74%).
Trong nhóm thuốc đường tiêu hóa, nhóm thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa, nhóm thuốc khác đều có giá trị trúng thầu cao nhưng tỷ lệ sử dụng lại không cao (lần lượt là 63,73% và 59,69%).
Các thuốc dùng đường tiêm, đường tiêm truyền có tỷ lệ giá trị thực hiện cao hơn các thuốc dùng đường uống và các đường dùng khác (lần lượt là 76,8%; 60,8%; 72,99%%)
Các thuốc tân dược đơn thành phần (75,1%) có tỷ lệ thực hiện theo giá trị cao hơn tỷ lệ giá trị thực hiện của thuốc đa thành phần (69,8%).
Việc phân tích DMT theo phân loại ABC cho kết quả: Cơ cấu DMT theo phân loại ABC là không hợp lý khi có 104 thuốc hạng A chiếm tỷ lệ 22,08% tổng SKM; 125 thuốc hạng B chiếm tỷ lệ 26,54% tổng SKM. Trong danh mục thuốc hạng A có 8 thuốc thuộc nhóm chế phẩm y học cổ truyền.
Phân tích DMT theo phân loại VEN, thuốc hạng E có số khoản mục và giá trị sử dụng lớn nhất (chiếm 82,82% về số khoản mục và 80,33% về giá trị).
85
Phân tích DMT theo ma trận ABC/VEN, thuốc nhóm AN có 18 khoản mục và các thuốc BN có 33 khoản mục thuốc.