Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã tại thị xã hòa thành, tỉnh tây ninh (Trang 62)

Thông qua kết quả nghiên cứu, xác định 7 yếu tố ảnh hƣởng động lực làm việc cán bộ, công chức cấp xã tại thị xã Hòa Thành tỉnh Tây Ninh gồm: (1) Đặc điểm công việc, (2) Sự công nhận, (3) Tiền lƣơng, (4) Chủ động công việc, (5) Điều kiện làm việc, (6) Lãnh đạo và đồng nghiệp, (7) Đào tạo và thăng tiến.

Bảng 4.17 So sánh mức độ quan trọng của các yếu tố tạo động lực làm việc

Kovach (1987) Trần Văn Huynh (2016)

Nguyễn Thị Kim Anh (2017)

Nghiên cứu của tác giả (2020)

1.Công việc thú vị 1.Tiền lƣơng 1.Tiền lƣơng 1.Đặc điểm công việc

2.Đƣợc công nhận đầy đủ công việc đã làm 2.Đặc điểm công việc 2.Điều kiện làm việc 2.Sự công nhận

55 3.Sự tự chủ trong

công việc

3.Cơ hội thăng tiến

3.Hài lòng 3.Tiền lƣơng

4.Công việc ổn định

4.Quan hệ công việc

4.Đào tạo và thăng tiến

4.Chủ động công việc

5. Lƣơng cao 5.Môi trƣờng làm

việc 5.Điều kiện làm việc 6. Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 6.Khen thƣởng 6.Lãnh đạo và đồng nghiệp 7.Điều kiện làm việc tốt

7.Công việc thú vị 7.Đào tạo và thăng tiến

8.Sự gắn bó của cấp trên đối với nhân viên 9.Xử lý kỷ luật khéo léo tế nhị 10.Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết các vấn đề cá nhân

Theo bảng 4.17, ta nhận thấy nhân viên khu vực tƣ (Công ty, Doanh nghiệp...) thƣờng đƣợc trả lƣơng theo kỹ năng và khối lƣợng công việc nên công việc thú vị, lƣơng thƣởng, phúc lợi, sự tự chủ trong công việc là điều họ quan tâm nhất, vì vậy họ tìm kiếm công việc có cơ hội phát triển và mức lƣơng đảm bảo cuộc sống. Đối với khu vực công (cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà

56

nƣớc...) thì công việc ổn định, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc... là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ công chức với biên chế ổn định, không phải lo lắng bị mất việc vì khu vực này hoạt động bằng ngân sách nhà nƣớc, không chỉ có quyền lợi về vật chất mà còn có quyền lợi về chính trị.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, kết quả hồi quy cho thấy nhóm yếu tố “Đặc điểm công việc” là biến có tác động lớn nhất đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã (hệ số beta lớn nhất). Với mức ý nghĩa Sig = 0.000<0,05 nên biến “Đặc điểm công việc” có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với độ tin cậy 95%, hệ số beta bằng 0,367> 0 cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố “Đặc điểm công việc” và động lực làm việc của cán bộ, công chức là mối quan hệ cùng chiều. Thực tế cho thấy, đặc điểm công việc của Nhà nƣớc làm việc giờ hành chính, áp lực công việc không cao, ít cạnh tranh, công việc ổn định, phân công nhiệm vụ phù hợp vị trí, sở trƣờng của từng ngƣời và đƣợc hƣởng quyền lợi (tiền lƣơng, bảo hiểm, chức vụ, biên chế...). Vì vậy Đặc điểm công việc tác động lớn đến động lực làm việc cho cán bộ, công chức, đây cũng là điều hợp lý đối với địa bàn nghiên cứu.

Yếu tố thứ hai tác động lớn đến động lực làm việc là “Sự công nhận”. Với mức ý nghĩa Sig = 0,000<0,05 nên biến “Sự công nhận” có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với độ tin cậy 95%, hệ số beta bằng 0,304> 0 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố sự công nhận và động lực làm việc. Nghĩa là khi cán bộ công chức đƣợc cấp trên ghi nhận, khen thƣởng thì động lực làm việc càng tăng lên.

Yếu tố thứ ba tác động đến động lực làm việc là “Tiền lƣơng”. Với mức ý nghĩa Sig = 0.000<0,05 nên biến “Tiền lƣơng” có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với độ tin cậy 95%, hệ số beta bằng 0,300> 0 cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố “Tiền lƣơng” và động lực làm việc của cán bộ, công chức là mối quan hệ cùng chiều. Ta thấy, tiền lƣơng là mối quan tâm của ngƣời ngƣời lao động kể cả cán bộ, công chức làm công ăn lƣơng. Thực tế, ai cũng muốn đƣợc trả lƣơng tƣơng xứng với công sức bỏ ra; điều này phù hợp với phạm vi nghiên cứu của tác

57

giả, hiện tại tiền lƣơng đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, ấp, khu phố đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định chức danh, số lƣợng, phụ cấp và mức hỗ trợ đối với ngƣời hoạt động không chuyên trách xã, phƣờng, thị trấn với số tiền bằng 1.7 lần lƣơng cơ sở (trong đó địa phƣơng hỗ trợ 0.56) (bao gồm 3% bảo hiểm y tế).

Yếu tố thứ tƣ tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức cấp xã là “Chủ động công việc” với mức ý nghĩa Sig = 0,000<0,05 nên biến “Chủ động công việc” có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với độ tin cậy 95%, hệ số beta bằng 0,223> 0 cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố “Chủ động công việc” và động lực làm việc của cán bộ, công chức là mối quan hệ cùng chiều. Thực tế cho thấy, đa số cán bộ công chức đƣợc chủ động trong công việc và có tham gia vào quyết định ảnh hƣởng đến công việc của mình. Đây là điều kiện giúp cán bộ công chức tự tin, chủ động và có động lực làm việc hơn, phù hợp thực tế địa bàn nghiên cứu.

Yếu tố thứ năm tác động lớn đến động lực làm việc là “Điều kiện làm việc”. Với mức ý nghĩa Sig = 0,001 <0,05 nên biến “Điều kiện làm việc” có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với độ tin cậy 95%, hệ số beta bằng 0,157> 0 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố điều kiện làm việc và động lực làm việc. Nghĩa là khi nhân viên nhận thấy điều kiện làm việc càng đƣợc nâng cao thì động lực làm việc càng tăng lên.

Yếu tố thứ sáu tác động đến động lực làm việc là “Lãnh đạo và đồng nghiệp”. Với mức ý nghĩa Sig = 0,002<0,05 nên biến “Lãnh đạo và đồng nghiệp” có ý nghĩa thống kê trong mô hình này với độ tin cậy 95%, hệ số beta bằng 0,149>0 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố lãnh đạo - đồng nghiệp và động lực làm việc. Nghĩa là khi cán bộ công chức đƣợc lãnh đạo đối xử công bằng, đồng nghiệp quan tâm, hỗ trợ thì động lực làm việc tăng lên.

Yếu tố thứ bảy tác động đến động lực làm việc là “Đào tạo và thăng tiến” với mức ý nghĩa bằng Sig = 0,022< 0,05 nên yếu tố này có ý nghĩa thống kê

58

trong mô hình với độ tin cậy 95%. Hệ số beta bằng 0,119>0 cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố đào tạo thăng tiến và động lực làm việc là mối quan hệ cùng chiều. Điều này nói lên rằng khi cán bộ, công chức có nhiều cơ hội đƣợc cử đi đào tạo và cơ hội thăng tiến thì họ càng có động lực làm việc, ngƣợc lại nếu cán bộ, công chức ít đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng cũng nhƣ cơ hội thăng tiến không nhiều thì đồng nghĩa với tâm lý chán nản, muốn tìm việc khác. Thực tế việc đƣợc đi đào tạo là cơ hội quan trọng để bổ sung bằng cấp để đƣợc thăng tiến vị trí cao hơn, ta thấy yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” tạo động lực làm việc là phù hợp.

59

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Mô hình nghiên cứu đề xuất bảy nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc cán bộ, công chức cấp xã gồm: (1) Sự công nhận, (2) Chủ động công việc, (3) Điều kiện làm việc, (4) Đặc điểm công việc, (5) Đào tạo và thăng tiến, (6) Lãnh đạo và đồng nghiệp, (7) Tiền lƣơng.

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, kết quả thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc có tổng cộng 7 nhân tố đại diện 38 biến quan sát. Đƣa vào phân tích hồi quy đa biến thì 7 yếu tố: Đặc điểm công việc (DDCV), Sự công nhận (SCN), Tiền lƣơng (TL), Chủ động công việc (CDCV), Điều kiện làm việc (DKLV), Lãnh đạo và đồng nghiệp (LDDN), Đào tạo và thăng tiến (DTTT) với mức ý nghĩa Sig. < 0.05 (bảng 4.15) đều có ý nghĩa thống kê đƣợc chấp nhận. Phƣơng trình theo hệ số Beta chuẩn hóa nhƣ sau:

DLLV = 0,367* DDCV + 0,304*SCN + 0,300*TL + 0,223*CDCV + 0,157*DKLV + 0,149*LDDN + 0,119*DTTT

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp Ủy ban nhân dân thị xã Hòa Thành đề ra kế hoạch để tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động:

5.2. Hàm ý chính sách

5.2.1 Hàm ý chính sách về Đặc điểm công việc

Từ kết quả hồi quy, biến “Đặc điểm công việc” với hệ số beta=0,367 là yếu tố có tác động cao nhất tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức. Từ thống kê mô tả cho kết quả đa số cán bộ, công chức nhận thấy việc phân công nhiệm vụ ở các xã là phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ, công chức với giá trị trung bình cao nhất (mean = 3,76). Công việc ổn định giúp cán bộ, công chức không phải lo lắng bị mất việc. Ngoài ra, cán bộ công chức đƣợc phát huy năng lực, sở trƣờng của mình. Để tạo động lực thông qua yếu tố này đề nghị

60

UBND thị xã thực hiện tốt chính sách tuyển dụng theo Thông tƣ 13/2019/TT- BNV ngày 06/11/2019 hƣớng dẫn một số quy định về cán bộ công chức cấp xã, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi bổ sung một số quy định về cán bộ công chức cấp xã. Đồng thời trƣớc khi luân chuyển, bổ nhiệm nên có sự thăm dò ý kiến của tập thể, cá nhân trƣớc khi ra quyết định. Có quy chế phối hợp làm việc giữa các ban, ngành và công chức cấp xã để giảm áp lực công việc.

5.2.2 Hàm ý chính sách về Sự công nhận

Yếu tố thứ hai tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức là “Sự công nhận” với hệ số beta =0,304 (bảng 4.16). Đƣợc cấp trên ghi nhận thành tích đạt đƣợc là điều mong muốn nhất và cũng là yếu tố quan trọng giúp cán bộ, công chức có động lực phấn đấu làm việc tốt hơn nữa. Ghi nhận bằng các hình thức quan tâm, động viên, biểu dƣơng, khen thƣởng là một trong những công cụ kích thích ngƣời lao động làm việc nhƣng nếu biểu dƣơng, khen thƣởng không đúng thực chất sẽ dẫn đến công chức bất mãn, không còn hứng thú làm việc nữa. Giá trị trung bình của thang đo này tƣơng đối đồng đều, mean = 3.69, 3.81, 3.82. Tác giả đề xuất UBND thị xã Hòa Thành thực hiện đúng các tiêu chuẩn, qui định về công tác thi đua khen thƣởng; kịp thời khen thƣởng, biểu dƣơng định kỳ, đột xuất, chuyên đề đối với cá nhân không là lãnh đạo (hiện tại đa số xét khen thƣởng cho lãnh đạo, khen thƣởng chuyên đề chƣa nhiều, mức khen chƣa cao). Bên cạnh việc khen thƣởng cần có hình thức động viên khác nhƣ biểu dƣơng, nêu gƣơng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, xây dựng thang đo đánh giá kết quả công việc để xét khen thƣởng khách quan và công tâm hơn.

5.2.3 Hàm ý chính sách về Tiền lƣơng

Từ kết quả hồi quy (bảng 4.16), yếu tố “Tiền lƣơng” ảnh hƣởng thứ ba đến động lực làm việc với Beta = 0,300. Vì đây là khu vực Nhà nƣớc nên đa số cán bộ, công chức đồng ý với biến quan sát “Tiền lƣơng đƣợc trả công bằng, hợp lý giữa các nhân viên” (giá trị trung bình cao nhất = 3,54, bảng 4.8).

Cũng theo kết quả thống kê mô tả thang đo Tiền lƣơng, biến “Hài lòng với mức thu nhập hiện tại của mình” có giá trị trung bình thấp nhất (mean = 3,16)

61

cho thấy đa số cán bộ, công chức đƣợc phỏng vấn chƣa hài lòng với thu nhập đƣợc chi trả.Theo Thông tƣ số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã vàngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Nghị quyết số 22/2019/NQ- HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh quy định chức danh, số lƣợng, phụ cấp và mức hỗ trợ đối với ngƣời hoạt động không chuyên trách xã, phƣờng, thị trấn. Đối với cán bộ, công chức chuyên trách có hệ số lƣơng từ 1,86 đến 2,34 lần lƣơng cơ sở (phụ cấp từ 0,15 đến 0,2 và cứ 03 năm tăng thêm 0,33); đối với cán bộ công chức không chuyên trách số tiền bằng 1,5 đến 1,7 lần lƣơng cơ sở (bao gồm 3% bảo hiểm y tế). Mức lƣơng này chƣa đủ để trang trải cuộc sống, đa số cán bộ công chức phải làm thêm để trang trải cuộc sống nhƣ bán hàng online, chăn nuôi, trồng trọt, bán bảo hiểm...hoặc họ chỉ gắn bó với công việc một thời gian, sau đó nghỉ việc và buộc các xã phải bố trí nhân sự khác thay thế hoặc dễ xảy ra tiêu cực nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí; do đó cũng ảnh hƣởng phần nào đến hiệu quả công việc. Bên cạnh chế độ lƣơng theo quy định của nhà nƣớc, tác giả kiến nghị UBND thị xã Hòa Thành thực hiện thêm các chính thƣởng, phúc lợi nhƣ: thƣởng nhân các ngày lễ (hiện tại chỉ thƣởng vào dịp Tết); khám sức khỏe định kỳ tại các Trung tâm y tế chất lƣợng (hiện tại chỉ thực hiện đối với ngƣời có chức vụ lãnh đạo), làm thêm giờ có trả công vào những đợt cao điểm (chƣa thực hiện), tạo điều kiện cho công chức phấn đấu nâng lƣơng trƣớc thời hạn.

5.2.4. Hàm ý chính sách về Chủ động công việc

Biến “Chủ động công việc” là yếu tố thứ tƣ tác động đến động lực làm việc từ kết quả kiểm định hệ số beta = 0,223. Đa số cán bộ, công chức cảm thấy đƣợc phát huy năng lực, sở trƣờng của mình (giá trị trung bình cao nhất, mean = 3,72), bên cạnh đó giá trị trung bình của biến quan sát “Đƣợc tham gia vào các quyết định ảnh hƣởng đến công việc của mình” chỉ đạt mức 3.59, đây là giá trị trung bình thấp hơn so với giá trị trung bình của các biến quan sát còn lại tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức. Do đó, cần phải tăng tính chủ động trong thực

62

hiện nhiệm vụ; cán bộ, công chức cần có những sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến lề lối làm việc khoa học. Mỗi cơ quan, đơn vị phải xác định đƣợc cơ quan, đơn vị mình có bao nhiêu vị trí việc làm và cần tiêu chuẩn, năng lực gì để thực hiện nhiệm vụ của vị trí việc làm đó. Xác định vị trí việc làm sẽ giúp cơ quan, đơn vị phân công nhiệm vụ khoa học hơn; kiện toàn lại đội ngũ công chức. Từ đó, cơ quan, đơn vị sẽ có thể tuyển dụng, sắp xếp, bố trí công chức phù hợp với vị trí việc làm, loại bỏ những công chức không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn, năng lực của vị trí việc làm đó.

5.2.5 Hàm ý chính sách về Điều kiện làm việc

Một yếu tố nữa thứ năm tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã là “Điều kiện làm việc” với hệ số beta = 0,157 (bảng 4.16). Tạo môi trƣờng làm việc an toàn với trang thiết bị đầy đủ, cần thiết cho công chức thực thi công vụ, luôn tạo cơ hội cho công chức đƣợc chủ động, tự chủ trong công việc của mình. Từ bảng 4.4, ta nhận thấy biến quan sát “Thời gian làm việc hợp lý” có giá trị trung bình cao nhất = 3,98, cho kết quả đa số cán bộ, công chức hài lòng với thời gian làm việc của mình. Tuy nhiên hiện tại trang thiết bị cung cấp ở mức vừa đủ, chƣa tƣơng xứng với nền hành chính hiện đại, phòng làm việc còn nhỏ hẹp, nóng bức. Đề nghị UBND thị xã Hòa Thành cần rà soát lại cơ sở vật chất (trang bị thêm phòng làm việc), trang thiết bị (máy vi tính, máy scan, máy photocopy). Định kỳ tổ chức cho cán bộ công chức khám sức khỏe miễn phí, có sân chơi thể thao để cán bộ công chức tập luyện sau giờ làm việc vất vả để rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực công việc, từ đó hiệu quả công việc sẽ đƣợc nâng lên.

5.2.6 Hàm ý chính sách về Lãnh đạo và đồng nghiệp

Yếu tố thứ sáu tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức là “Lãnh đạo và đồng nghiệp” với hệ số beta =0,149 (bảng 4.16). Đa số cán bộ công chức đồng ý lãnh đạo gần gũi, tạo điều kiện và lắng nghe, tiếp thu ý kiến, đồng nghiệp vui vẻ, sẳn lòng hỗ trợ công việc. Tuy nhiên biến “Lãnh đạo đối xử công bằng với cấp dƣới” có hệ số mean=3,75 thấp nhất. Do đó, để tạo động lực làm

Một phần của tài liệu Các yếu tố tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã tại thị xã hòa thành, tỉnh tây ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)