Những lợi ích của sàn giao dịchvận tải đối với phát triển kinh tế cũng như

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển sàn giao dịch vận tải – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)

cũng như ngành Logistics

SGDVT ra đời có rất nhiều mục tiêu khác nhau nhưng mục tiêu quan trọng nhất là góp phần giảm chi phí lưu thông của nền kinh tế hay chúng ta thường gọi là chi phí logistics.

Bên cạnh đó, hiện ADB4cũng đang triển khai dự án giảm thiểu khí thải cho các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. Trong ba hợp phần của dự án này có nội dung rất quan trọng là tổ chức hoạt động vận tải khoa học để giảm lượng xe chạy “rỗng”. Theo tài liệu của ADB, lượng xe chạy “rỗng” của Việt Nam chiếm khoảng 30 – 50%. Xe chạy “rỗng” làm tăng tiêu hao nhiên liệu trên một sản lượng vận tải và tăng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, SGDVT là giải pháp rất cơ bản để giảm thiểu nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường, giúp giảm lưu lượng giao thông và đồng nghĩa với giảm

ùn tắc và TNGT…

Không phải chạy “rỗng” có thể giảm tới 40% cước vận tải

60

Từ trước đến nay tỷ lệ chạy “rỗng” chiều về của các doanh nghiệp luôn ở mức 60 – 70%. Thậm chí ở các tuyến ngắn dưới 300 km tỷ lệ này thường là 100%. Chi phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ vận tải. Đối với doanh nghiệp vận tải, khi chạy “rỗng” chiều về, chúng tôi thường áp giá tương đương với khoảng 60 – 70% tổng mức giá cước. Nếu phải chạy chuyến hàng một chiều thì người có nhu cầu vận chuyển sẽ phải chịu toàn bộ chi phí chiều “rỗng”. Tận dụng được chạy hai chiều có hàng, tôi nghĩ chi phí cước vận tải sẽ giảm được 30 – 40%.

SGDVT VINATRUCKING ra đời không nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận,

mà tập trung vào xây dựng một sân chơi cho những giao dịch của các đơn vị vận tải, các đơn vị có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Họ có thể liên hệ với nhau để có mức cước và dịch vụ vận tải tốt nhất, góp phần minh bạch nhất – cạnh tranh nhất đối với giá cước và dịch vụ vận tải ở Việt Nam.

Khi xây dựng SGDVT VINATRUCKING, không chủ tâm sẽ là chủ sở hữu SGDVT này mà thực sự mong muốn VINATRUCKING sẽ là một công cụ để Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộVN thông qua đó quản lý và kiểm soát được hoạt động vận tải hàng hóa nói riêng và hoạt động vận tải nói chung. Các đơn vị chủ hàng, các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường thủy, hàng hải –hàng không và đường sắt có thể cùng chung tay xây dựng một SGDVT của Việt Nam mang tầm vóc khu vực….

SGDVT giúp minh bạch thịtrường vận tải

Về nguyên tắc, bất kỳ sàn giao dịch nào đều thể hiện tính minh bạch rất cao, chống cạnh tranh không lành mạnh. Đối với SGDVT, nếu chúng ta làm được hiệu quả sẽ rất tốt. Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cũng nên làm tốt hơn nữa công tác quản lý vận tải. Có như vậy mới chống được cạnh tranh không lành mạnh.

Hiện nay, chúng ta mới quản lý được vận tải khách tuyến cốđịnh, xe buýt, taxi còn vận tải hàng hóa thì chưa quản lý được. Hiện, vẫn còn tàn dư của tình trạng người người có xe, nhà nhà có xe, mỗi người chỉ có một phương tiện cũng tham gia kinh

61

doanh vận tải hàng hóa nên rất khó quản lý. Khi không quản lý được, với các doanh nghiệp có quy mô, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, chắc chắn chi phí sẽcao hơn so với các cá nhân, cá thể có một phương tiện dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, không lành mạnh.

Tóm tắt CHƯƠNG I

Chương này nói về những cách thức hoạt động của sàn giao dịch vận tải, những luật lệ của thương mại điện tử, điều luật và cấm kị khi sử dụng thương mại điện tử, cách thực hoạt động của hai sàn VINATRUCKING VÀ sàn TSX. Khi sử dụng sàn giao dịch vận tải có những lợi ích gì cho kinh tế xã hội và đất nước

62

Chương II: Thực trạng sàn giao dịch vận tải hiện nay: 2.1Sàn giao dịch vận tải Vinatrucking từkhi ra đời

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, cơ sở pháp lý cho hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa (GDVTHH) là Nghị định 52 của Chính phủ về Thương mại điện tử và Thông tư số 47 của Bộ Tài chính quy định về quản lý website thương mại điện tử. “Nghiên cứu cho thấy, hoạt động của sàn GDVTHH có thể áp dụng trên cơ sở nền tảng hành lang pháp lý cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và khi tổ chức đưa sàn GDVTHH vào hoạt động có thể căn cứtheo quy định của hai văn bản nêu trên”, ông Quyền nói.

Theo Tổng cục Đường bộ VN, tại các cuộc làm việc với Cục Thương mại điện tử và CNTT, chủ trương của Bộ GTVT cũng như những ý tưởng của Tổng cục Đường bộ VN về sàn GDVTHH đã nhận được sự ủng hộ cao khi các đơn vị trên đều cho rằng, đây là nội dung cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển trong lĩnh vực vận tải. Các đơn vị này cam kết sẽ phối hợp với Tổng cục Đường bộ VN khi xây dựng và đưa sàn giao dịch vào hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho biết, hiện nay

có tình trạng các doanh nghiệp vận tảikhông muốn công khai minh bạch về khối

lượng hàng hóa, giá cước, khả năng vận chuyển vì sợ lộ bí mật kinh doanh, bị cướp mối hàng, gây bức xúc và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức sàn GDVTHH là rất cần thiết để giải quyết tình trạng này.

“Chúng tôi đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu, biên soạn giáo trình về sàn giao dịch vận tải để giảng dạy trong các nhà trường trong lĩnh vực GTVT, đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý vận tải về nội dung này. Ở cấp Chính phủ, cần có nghị định quy định về sàn giao dịch để tăng mức độ điều chỉnh, đảm bảo hoạt động của sàn theo đúng các cơ chế của thị trường”, ông Thanh nói.

63

Tổng cục Đường bộ VN cũng vừa đề nghị Bộ GTVT có văn bản gửi các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính, Bộ Công thương đề nghị tham gia phối hợp xây dựng các quy chế hoạt động của sàn giao dịch vận tải và nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả sàn GDVTHH.

Theo ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ VN), hiện nay ở Việt Nam khái niệm về sàn GDVTHH còn mới mẻ, chưa được đầy đủ, rõ ràng và có cách hiểu khác nhau. Nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có cả các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đều cho rằng, đây là các trang web, trên đó chủ hàng có thể đăng tải các thông tin về nhu cầu vận chuyển (khối lượng hàng hóa, địa điểm, thời gian và các yêu cầu vận chuyển khác) và các đơn vị vận tải tìm kiếm, thực hiện việc giao dịch với các chủ hàng. Cách hiểu như trên là chưa chính xác và đầy đủ.

“Sàn GDVTHH là sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho các đơn vị vận tải hàng hóa, các nhà cung cấp dịch vụ logistics (các đơn vị vận tải) và các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa (chủ hàng) đăng thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, hàng hóa cần chuyên chở và tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Các đơn vị vận tải tham gia sàn GDVTHH được kiểm chứng về năng lực, uy tín và các cam kết về vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng được đảm bảo bởi sàn GDVTHH”, ông Bình cho hay.

Cùng đó, các hệ thống trực tuyến thường dựa trên cơ sở các đơn vị vận tải đăng ký tài khoản với một khoản phí nhỏ để đăng tin và tìm kiếm. Sàn giao dịch vận tải cũng sẽ là nơi tạo điều kiện kết nối các phương thức vận tải với nhau, giúp đơn vị vận tải sử dụng năng lực vận tải hai chiều, giảm chi phí vận tải. Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện việc tổng hợp, phân tích các dữ liệu có được từ quá trình hoạt động của sàn GDVTHH để nắm bắt tình hình hoạt động vận tải hàng hóa và công bố công khai những thông tin chung về hoạt động

64

vận tải hàng hóa như: Luồng tuyến vận chuyển hàng hóa, giá cước vận chuyển, luồng hàng đi, về, khối lượng giao dịch…

Cũng theo ông Bình, các đơn vị kinh doanh sàn GDVTHH được nhận một khoản thu nhập nhất định từ các đơn vị vận tải (khi đăng ký tham gia là thành viên của sàn GDVTHH, khi đăng nhập để tìm kiếm thông tin, hoặc khi thực hiện giao dịch thành công…).

2.1.1 Thực trạng sàn giao dịch vận tải Vinatrucking sau 5 năm hoạt động:Doanh nghiệp vận tải ngại lên sàn vì lo lộ thông tin

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển sàn giao dịch vận tải – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)