Sàn giao dịchvận tải ở Việt Nam hiện nay có mang lại hiệu quả:

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển sàn giao dịch vận tải – thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Liệu sàn GDVT có mang lại lợi ích cho DN, cho nền kinh tế Việt Nam hay không? DN có mong muốn và thật sự hiểu về mô hình này khi nó sắp được triển

69

khai? Những câu hỏi như vậy cần được giải đáp trướcmột chủ trương lớn được đánh

giá là sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực vận tải.

Kết nối DN vận tải và chủ hàng

Công khai minh bạch thông tin được cho là điểm nhấn đáng chú ý đầu tiên mà rất nhiều DN có thể nhìn thấy ở sàn GDVT. Các DN cung cấp dịch vụ vận tải, dịch vụlogistics (đơn vị vận tải) và các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa (chủ hàng) đăng thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, hàng hóa cần chuyên chở và tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Việc kết nối giữa chủ hàng và DN vận tải cùng với việc minh bạch hóa chi phí sẽ hạn chế tối đa việc xe tải chạy "rỗng" chiều về. Khi đó, giá cước vận tải chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều, đem lại lợi ích cho cả chủ hàng lẫn DN vận tải. Không những vậy, các đơn vị vận tải tham gia sàn GDVT còn được kiểm chứng về năng lực, uy tín và các cam kết về vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng.

Thành lập sàn GDVT hàng hóa để kết nối DN vận tải và chủ hàng là một hướng đi hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của ngành vận tải nói riêng, nâng cao năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Thành lập sàn GDVT hàng hóa đường bộ

từ 2015 đến nay, đề án sàn --GDVT đường thủy, đường biển, đường không cũng

đang được Bộ GTVT nghiên cứu triển khai.

Xây dựng sàn giao dịch vận tải tại Thái Lan, GS Rutth Banmyong – Đại học

Thammasat (Thái Lan) cho biết, vận tải hàng hoá bằng đường bộ ở Thái Lan chiếm tới 80%. Trước đây, theo thống kê có tới 66% các chuyến xe chở hàng đi mà chiều về không có hàng (chạy rỗng). Vì thế, sàn GDVT ở Thái Lan đã được thành lập từ năm 2006 để giải quyết tình trạng này.

Không chỉ kết nối chủ hàng với DN vận tải, khi sàn GDVT đi vào hoạt động, đây còn là sàn đấu giá dịch vụ vận tải hàng hoá nhằm giảm tối đa chi phí. Các thành

70

viên sẽ đăng tải thông tin về hàng hoá chiều đi và về. Thông tin của các DN vận tải được gửi cho các chủ hàng có nhu cầu vận chuyển. Nếu họ thấy phù hợp sẽ có phản hồi, liên hệ trực tiếp rồi tiến tới đàm phán về mức giá, chất lượng dịch vụ và nhiều điều khoản khác để tìm được đối tác tin cậy.

Xét về mặt lợi ích kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ông Jonathan Kok - Giám đốc Trung tâm tạo thuận lợi cho thương mại Crimson Logistic (Singapore) đưa ra so sánh, nếu chi phí vận tải/tổng chi phí ở Trung Quốc là 20% thì ở Mỹ chỉ có 8%. Vì thế, bài toán cần giải ở đây chính là làm sao để mỗi chuyến xe đều đầy tải cả chiều đi lẫn chiều về hoặc một chuyến đi có thể vận chuyển cho nhiều đơn hàng khác nhau để không bị non tải.

Thực tế, không chỉ kết nối nhu cầu vận tải mà nhiều quốc gia áp dụng khá triệt để và hiệu quả đối với cả việc đi lại cá nhân. Đơn cử như ở Đức, một người đi sang thành phố khác có thể lên mạng để tìm người có cùng nhu cầu đi lại. Họ sẽ cùng đi với nhau trên một chiếc xe và chia sẻ tiền xăng. Tiết kiệm chi phí luôn là một giải pháp tối ưu cho mỗi nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển sàn giao dịch vận tải – thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)