Vì sao sàn giao dịchvận tải không phát triển được mạnh mẽ:

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển sàn giao dịch vận tải – thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

Với mục tiêu giảm chi phí vận tải, các sàn giao dịch vận tải hàng hóa ra đời nhằm kết nối giữa chủ hàng và chủ xe. Tuy nhiên sau một thời gian, nhiều sàn hoạt động không hiệu quả, thậm chí có sàn phải đóng cửa.

Rủi ro không ai chịu

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày tăng cao, nhiều sàn giao dịch vận tải được lập ra để kết nối nhu cầu vận chuyển giữa chủ hàng và chủ xe nhằm giảm lượng xe chạy rỗng một chiều, giúp giảm chi phí vận tải.

Ý tưởng này tưởng chừng sẽ hấp dẫn cả chủ hàng lẫn chủ phương tiện, nhưng đến nay các sàn giao dịch vận tải lại không thành công, thậm chí phải dừng hoạt động.

71

Là một trong những sàn giao dịch đầu tiên được cấp phép hoạt động từ cuối năm 2015, sau ba năm hoạt động, sàn giao dịch vận tải Vinatrucking chưa nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp.

Tương tự, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa khác được cấp phép hoạt động từnăm 2016 là sàn giao dịch sanvanchuyen.vn. Số liệu thống kê được đưa trên trang web vào thời điểm ngày 28/9/2020, có trên 800 công ty vận tải đăng ký, số giao dịch là trên 200 tuy nhiên số tiền giao dịch qua sàn chỉ vỏn vẹn là 500 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian tham gia mới thấy hạn chế của sàn giao dịch vận tải là thiếu những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu.

Những thông tin doanh nghiệp đưa lên sàn không kiểm soát được. Hơn nữa, vận tải hàng hóa có giá trị rất lớn, nếu xảy ra mất mát và nếu không có người chịu trách nhiệm, không có chế tài xử lý thì doanh nghiệp không an tâm. “Khi mất hàng, doanh nghiệp thiệt hại thì biết kêu ai?”. Sàn giao dịch vận tải của Việt Nam đã hoạt động nhiều năm nhưng không hiệu quả, thậm chí không có giao dịch, tình trạng chở container rỗng còn phổ biến.

“Cơ sở pháp lý của sàn chưa cao, giữa chủ xe và chủhàng chưa có ràng buộc pháp lý dẫn đến nhiều rủi ro khi hàng hóa bị mất, trách nhiệm bồi thường sẽ thế nào? Quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp vận tải là hàng hai chiều, nếu tìm được hàng trên sàn có thể kết hợp nhưng hầu như chưa thực hiện được, doanh nghiệp vận tải có hàng đi nhưng không kết hợp được hàng vềvà ngược lại. Bên cạnh đó, sàn giao dịch vận tải chủ yếu do một số công ty tư nhân thiết lập, chưa có giải pháp đảm bảo an toàn hàng hóa cho chủhàng”.

Đa phần các công ty làm sàn giao dịch vận tải là những công ty nhỏ, tiềm lực tài chính rất hạn chế, trong khi cước vận tải thấp nhưng giá trị hàng tiền tỷ. Chính vì thế, phần lớn các sàn giao dịch vận tải không thực hiện việc cam kết bảo lãnh và chỉ đóng vai trò như người “môi giới” kết nối giữa chủ hàng và chủ xe để hai bên gặp

72

nhau. Điều này cho thấy vì sao sàn giao dịch vận tải hàng hóa lập ra nhiều mà không hiệu quả.

Hiện nay các chi phí có liên quan đến vận tải đường bộđều được xây dựng theo cơ chế thị trường và do thị trường quyết định. Vì vậy với mục tiêu giảm gánh nặng chi phí vận tải trong nước cho người dân, các đơn vị kinh doanh vận tải cần nghiên cứu để giảm chi phí nhiên liệu, giảm tỉ lệ xe chạy rỗng bằng việc tăngcường kết nối chủ hàng, khai thác nguồn hàng hai chiều.

2.4Giá cả sàn gao dịch chưa thực sự công khai minh bạch:

Một số doanh nghiệp đã giao dịch trên sàn vận tải cho biết việc bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản mới được giao dịch trên sàn khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà. Một hạn chế nữa là sàn giao dịch chưa công khai giá vận chuyển mà chủ lô hàng đề xuất để doanh nghiệp dựa vào đó xem mức giá trả cho dịch vụ có phù hợp hay không, nếu phù hợp thì doanh nghiệp liên hệ chủ hàng để vận chuyển, còn không thì đỡ tốn thời gian giao dịch.

Sàn nên công khai cả giá đề nghị của chủ hàng cũng như giá yêu cầu của doanh nghiệp vận tải. Khi đó, chỉ cần truy cập vào sàn, hai bên thấy mức giá cả phù hợp thì liên hệ với nhau. Còn như hiện tại, giá cả được giấu kín làm mất thời gian giao dịch của cả hai bên.

Tuy nhiên, theo ông 5Thuận( tổng giám đốc sàn giao dịch vinatrucking ), việc bắt buộc doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch kèm theo giấy phép kinh doanh vận tải (đối với doanh nghiệp vận tải) là nhằm xác thực thông tin về năng lực của bên vận tải cũng như nhu cầu vận tải của chủ hàng là có thật hay không. Trong trường hợp xảy ra các tranh chấp thì có cơ sở để giải quyết. Việc khai báo này là rất

73

quan trọng vì sau này, sàn giao dịch vận tải có thể thực hiện cả các chức năng khác như khai báo hải quan, đại lý bảo hiểm hàng hóa…

Công khai minh bạch về giá, doanh nghiệp vận tải trên cả nước có điều kiện

tiếp xúc với chủ hàng để ký kết hợp đồng cho chiều đi và chiều về, giảm xe chạy rỗng một chiều, giảm chi phí nhiên liệu, giảm giá cước vận tải, kéo giảm chi phí logistics. Hiện nay, chi phí cho vận tải đường bộ chiếm đến 58% trong chuỗi cung ứng. Mặt khác, khi lượng xe chạy trên đường giảm sẽ góp phần giảm nguy cơ tai nạn giao thông, giảm lượng khí thải ra môi trường. Thế nhưng với thực tế trên sàn giao dịch hiện nay, dường như “mũi tên” mà Bộ GTVT kỳ vọng chưa đi trúng đích.

Hình 4: Thông tin lựa chọn chuyến đi

Giá cả hiện nay, vẫn chưa được hiển thị rõ ràng trên nhiều sàn, lúc có lúc không, làm cho người tìm nhà vận chuyển còn lúc túng trong việc tìm nhà vận chuyển.

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển sàn giao dịch vận tải – thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)