5. Tóm Tắt Đề Tài Nghiên Cứu
1.5.2 Sự sắp xếp các nhánh đường
Với vòng xoay nhiều làn xe, người thiết kế cũng nên xem xét việc sắp xếp các phương tiện, hoặc đường dẫn tự nhiên, để đảm bảo thiết kế hình học được đề xuất điều hướng các phương tiện nằm trong các làn đường thích hợp thông qua đường tuần hoàn và lối ra. Sự chồng chéo các làn đường xảy ra khi các đường dẫn tự nhiên của phương tiện ở các làn đường liền kề nhau hoặc chồng chéo nhau. Thiết kế nhánh đường vào nên sắp xếp phương tiện vào làn đường thích hợp trong đường tuần hoàn bằng cách sử dụng kỹ thuật thể hiện trong hình 1.10 hoặc các phương pháp khác để thúc đẩy sự sắp xếp các nhánh đường.
Trang 25 Nguồn: U.S DoT, FHWA (2006) Hình 1. 10 Thiết kế thúc đẩy sự sắp xếp các nhánh đường trong vòng xoay
Thiết kế các vòng xoay nhiều làn đường với sự sắp xếp các nhánh đường tốt, đồng thời kiểm soát được tốc độ tại nhánh đường vào thông qua sự lệch hướng phù hợp của nhánh đường. Các chiến lược để cải thiện việc sắp xếp các nhánh đường có thể làm tăng tốc độ phương tiện khi lưu thông qua các nhánh đường dẫn một cách nhanh nhất. Thiết kế phù hợp giúp cân bằng tốc độ tại nhánh đường vào, sự cần thiết sắp xếp các nhánh đường và các yếu tố khác (ví dụ: sự cần thiết của phương tiện thiết kế) thông qua việc lặp lại thiết kế và kiểm tra các yếu tố khác nhau.
Hình 1.11 minh họa một kỹ thuật thiết kế vòng xoay nhiều làn chi tiết hơn. Mục tiêu chính của kỹ thuật thiết kế đặc biệt này là xác định vị trí đường cong nhánh đường vào ở vị trí tối ưu sao cho việc chiếu nhánh đường vào nối tiếp tuyến hoặc gần tiếp tuyến với đảo trung tâm. Thiết kế cũng nên cung cấp bán kính đủ lớn tại các lối ra để cho phép người lái trực quan duy trì vị trí phương tiện trong làn đường phù hợp. Các kỹ thuật khác liên quan đến sự thay đổi để sắp xếp các nhánh đường tiếp cận, độ cong tại nhánh đường vào và đường kính đường tròn nội tiếp vòng xoay. Mỗi sự điều chỉnh này có thể tạo ra sự cân bằng; Ví dụ, tăng đường kính
Trang 26 đường tròn nội tiếp dẫn đến tốc độ lưu thông trong đường tuần hoàn nhanh hơn, tác động lớn hơn lên sử dụng đất.
Nguồn: U.S DoT, FHWA (2006) Hình 1. 11 Kỹ thuật thiết kế thúc đẩy sự sắp xếp các nhánh đường trong vòng xoay
Tương tự như vậy, các vấn đề cũng có thể xảy ra khi thiết kế cho phép quá nhiều sự tách biệt giữa các lối vào và các lối ra tiếp theo. Sự tách rời lớn giữa hai nhánh đường gây ra việc phương tiện nhập vào dòng phương tiện lưu thông tuần hoàn có thể đang có ý định rời khỏi nhánh kế tiếp chứ không phải là vượt qua đường của những phương tiện thoát ra. Điều này có thể tạo ra xung đột ở lối thoát, giữa phương tiện ở lối thoát và đường tuần hoàn, như trong Hình 1.12.
Trang 27 Nguồn: U.S DoT, FHWA (2006) Hình 1. 12 Xung đột lối thoát – đường tuần hoàn do khoảng cách quá lớn giữa hai
nhánh đường
Một loạt các giải pháp có thể giải quyết vấn đề này, bao gồm thay đổi cấu hình làn đường, thay đổi đường kính đường tròn nội tiếp và sắp xếp lại các nhánh đường tiếp cận. Hình 1.13 minh hoạ một trong những giải pháp khả thi này, bao gồm việc sắp xếp lại các nhánh đường tiếp cận để có đường vào băng qua đường tuần hoàn (không phải là nhập dòng) để giảm thiểu xung đột.