Tổ chức giao thông tại vòng xoay Tân Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – trường hợp nghiên cứu nút giao tân phong, TP biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 89 - 92)

5. Tóm Tắt Đề Tài Nghiên Cứu

3.3.3 Tổ chức giao thông tại vòng xoay Tân Phong

a. Tổ chức giao thông bằng đảo phân luồng và vạch sơn

Sử dụng các đảo phân luồng và vạch sơn giúp cho phương tiện vào nút theo hướng hiệu quả, an toàn và triệt tiêu những giao cắt. Bố trí những đảo an toàn (đảo

Trang 83 trú chân) dùng làm chỗ trú chân tạm tránh xe cho người đi bộ, đảo này nằm dọc trên dải phân cách, có đủ diện tích cho cả xe lăn của người khuyết tật với kích thước chỗ trú chân là 2x4 m.

Hình 3. 20 Kích thước chi tiết đảo phân luồng giao thông

b. Tổ chức giao thông bằng đảo trung tâm

Đảo trung tâm của vòng xoay Tân Phong là đảo tròn có đường kính 25.0m, có tác dụng giảm tốc độ của phương tiện khi vào nút giao, giao thông ở trong nút là tự điều chỉnh, an toàn giao thông cao, tăng khả năng thông hành qua nút.

Trang 84 Dựa vào điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 273-01 để thiết kế chi tiết hệ thống các vạch sơn và biển báo trong nút và trước khi vào nút, để đảm bảo cho người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết hướng đi và lưu thông vào nút một cách thuận tiện nhất. Hệ thống vạch sơn và biển báo được thiết kế để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông lưu thông một cách thuận tiện và dễ hiểu. Chi tiết bố trí vạch sơn biển báo được thể hiện trong bản vẽ vòng xoay Tân Phong.

Bảng 3. 11 Hệ thống vạch sơn biển báo sử dụng trong nút giao Tân Phong

TÊN BIỂN HIỆU LỆNH SỐ

LƯỢNG Vạch số 1.1 Vạch phân chia luồng phương tiện

Vạch số 1.2 Mép phần xe chạy

Vạch số 1.16 Vạch nhập làn và tách làn

Vạch số 26 Mũi tên chỉ hớng trên mặt đường

Vạch số 1.5 Vạch phân tuyến các làn xe

Vạch số 1.7 Vạch chỉ dẫn làn xe tại chỗ giao nhau Vạch số 9 Vạch ngời đi bộ qua đường vuông góc

Vạch số 44 Vạch dừng xe nhường đường

Biển số 111C Cấm xe lôi máy 2

Biển số 111D Cấm xe xích lô 2

Biển số 109 Cấm máy kéo 2

Biển số 464 Biển chỉ dẫn hướng đi 4

Biển số 224 Biển báo người đi bộ cắt ngang 4

Trang 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình phân tích đánh giá hiện trạng kỹ thuật cũng như phân tích hiện trạng tham gia giao thông trong khu vực nút giao Tân Phong cho ta những kết quả quan trọng và thấy được những vấn đề tồn tại bất cập về giao thông trên nút giao đèn tín hiệu: ùn tắc, xung đột giữa các dòng phương tiện…(mức phục vụ LOS và mức độ an toàn thấp). Đồ án cũng đã làm sáng tỏ tính ưu việt của việc chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay, đảm bảo phương tiện lưu thông qua nút giao thoải mái, thuận tiện và an toàn.

Để có được những đánh giá xác đáng về hiện trạng giao thông cần có đầy đủ cơ sở dữ liệu về hình học, giao thông (traffic), tai nạn (03 năm).

Điều tra, khảo sát hiện trường là công tác không thể thiếu trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đề xuất giải pháp cải thiện giao thông và an toàn.

Mô phỏng giao thông giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề về hiện trạng và cũng là giải pháp kiểm tra, loại trừ những thiếu soát về thiết kế hình học và điều khiển giao thông trong các giải pháp đề xuất.

Thiết kế “exclusive motorcycle lanes” và “inclusive motorcycle lanes” là xu thế, nhưng những hậu quả của nó là làm cho “traffic management” tại nút giao vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn cần có những nghiên cứu cụ thể.

Do hạn chế về thời gian thực hiện, kinh nghiệm, năng lực trong quá trình nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý để đồ án được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – trường hợp nghiên cứu nút giao tân phong, TP biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)