Đảo phân luồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – trường hợp nghiên cứu nút giao tân phong, TP biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 38 - 39)

5. Tóm Tắt Đề Tài Nghiên Cứu

1.5.6 Đảo phân luồng

Các đảo phân luồng nên được bố trí trên tất cả các vòng xoay, và các đảo này nên được xây nâng cao lên trên tất cả, nhưng những đảo này có đường kính nhỏ. Mục đích là cung cấp nơi trú ẩn cho người đi bộ, hỗ trợ kiểm soát tốc độ, hướng dẫn giao thông vào vòng xoay, phân tách về mặt vật lý đối với dòng giao thông vào/ra khỏi vòng xoay, và ngăn chặn những hướng lưu thông không đúng quy định. Ngoài ra, các đảo phân luồng có thể được sử dụng như là một nơi để gắn các biển báo, đèn tín hiệu.

Khi thực hiện bố cục ban đầu của thiết kế vòng xoay, cần xác định một "hình bao" kích thước đủ lớn để có thể xác định trước khi thiết kế lối vào và lối ra của đường tiếp cận. Điều này sẽ đảm bảo rằng thiết kế cuối cùng sẽ cho phép một đảo phân luồng nâng lên đáp ứng các kích thước tối thiểu (ví dụ: độ lệch, độ cao, chiều dài, chiều rộng). Đề nghị các điểm kiểm soát cho “hình bao” đảo phân luồng được xác định trước khi tiến hành thiết kế hình học các lối vào và lối ra để đảm bảo rằng một đảo phân luồng có kích thước phù hợp sẽ được bố trí.

Trang 32 Tổng chiều dài của đảo phân luồng được xây nâng cao lên thường phải ít nhất là 50ft (15m), mặc dù mong muốn có thể dài hơn, để cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho người đi bộ và để cảnh báo cho người lái tiếp cận tới thiết kế hình học vòng xoay. Ngoài ra, đảo phân luồng nên mở rộng ra ngoài điểm cuối của đường cong lối thoát để ngăn chặn dòng giao thông từ lối thoát vượt qua vào đường của dòng giao thông tiếp cận. Đối với các nhánh đường tiếp cận ở các vị trí có tốc độ cao (thường ở nông thôn), đảo phân luồng nên dài ít nhất 200ft (60m) và phù hợp hơn cho chiều dài phương tiện giảm tốc thoải mái được đo từ tốc độ tiếp cận đến tốc độ vào vòng xoay. Bề rộng của đảo phân luồng tối thiểu là 6ft (1.8 m) tại lối qua đường cho người đi bộ để cung cấp chỗ trú ẩn cho người đi bộ, bao gồm cả những người sử dụng xe lăn, đẩy xe đẩy hoặc đi bộ và dắt xe đạp.

Có nhiều lợi ích để bố trí các đảo phân luồng với kích thước lớn hơn. Gia tăng bề rộng của đảo phân luồng sẽ tạo ra sự tách biệt giữa dòng giao thông đi vào và ra của cùng nhánh đường và làm tăng thời gian tiếp cận đối với người lái để phân biệt giữa các phương tiện đi ra và phương tiện đi vòng. Bằng cách này, những đảo phân luồng lớn hơn có thể giúp giảm sự nhầm lẫn khi vào vòng xoay. Tuy nhiên, tăng chiều rộng của các đảo phân luồng thường yêu cầu phải tăng đường kính đường tròn nội tiếp để duy trì việc kiểm soát tốc độ trên nhánh đường tiếp cận. Do đó, những lợi ích an toàn này có thể được bù lại bởi chi phí xây dựng cao hơn và tác động lớn hơn đến quy hoạch sử dụng đất.

Việc sử dụng bán kính mũi đảo phân luồng lớn hơn ở các góc tiếp cận để tối đa hóa tầm nhìn của người lái đối với đảo và duy trì khoảng cách thẳng góc với đường lề đường ở cuối đường tiếp cận để tạo ra “hiệu ứng phễu”. Việc áp dụng “hiệu ứng phễu” cũng giúp giảm tốc khi phương tiện tiếp cận vòng xoay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – trường hợp nghiên cứu nút giao tân phong, TP biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 38 - 39)