Đảo trung tâm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – trường hợp nghiên cứu nút giao tân phong, TP biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 37 - 38)

5. Tóm Tắt Đề Tài Nghiên Cứu

1.5.5 Đảo trung tâm

Đảo trung tâm của vòng xoay là khu vực được thiết kế nhô cao lên, là khu vực phương tiện không thể đi qua được bao quanh bởi đường tuần hoàn. Đảo cũng có thể bao gồm một bậc vòng nhô cao cho phép xe tải lớn có thể di chuyển ngang qua. Đảo thường được làm đẹp vì lý do thẩm mỹ và để nâng cao nhận thức của người điều khiển phương tiện đối với vòng xoay.

Đảo trung tâm hình tròn được ưa chuộng hơn vì bán kính không đổi giúp duy trì tốc độ ổn định quanh đảo trung tâm. Hình bầu dục hoặc hình dạng không đều có thể cần thiết tại vị trí nút giao không đều hoặc nút giao có hơn bốn nhánh đường tiếp cận. Các đảo có hình dạng hạt mưa thỉnh thoảng được sử dụng ở những khu vực không có những hướng lưu thông nhất định, chẳng hạn như các nút giao khác mức, hoặc ở các vị trí mà các hướng lưu thông rẽ nhất định không được an toàn, chẳng hạn như vòng với một lối tiếp cận trên một độ dốc tương đối cao.

Trang 31 Kích thước của đảo trung tâm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định độ lệch được ấn định trên đường dẫn phương tiện. Tuy nhiên, kích thước đảo còn phụ thuộc vào đường kính đường tròn nội tiếp và bề rộng đường tuần hoàn. Vòng xoay trong ở khu vực nông thôn thường cần kích đảo trung tâm lớn hơn so với vòng xoay ở khu vực đô thị để nâng cao tầm nhìn, phù hợp với những phương tiện thiết kế lớn hơn, thiết kế hình học lối tiếp cận tốt hơn được thiết kế trong quá trình lưu thông từ dòng giao thông có tốc độ cao hơn và giảm được thiệt hại hơn trong trường hợp xảy ra sự cố của các phương tiện.

Đảo trung tâm có thể bao gồm các cải tiến nâng cao (ví dụ như cảnh quan, điêu khắc, vòi phun nước) phục vụ cả mục đích thẩm mỹ và cung cấp sự rõ ràng, dễ nhận biết của nút giao để người lái dễ tiếp cận. Những giải pháp này không thu hút người đi bộ đi vào đảo trung tâm vì họ không bao giờ đi qua đường tuần hoàn lưu thông trong vòng xoay. Hơn nữa, cần chú ý khi bố trí bất kỳ vật thể nào nằm trong đảo trung tâm trên những con đường tiếp cận có tốc độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – trường hợp nghiên cứu nút giao tân phong, TP biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 37 - 38)