8. Kết cấu của đề tài
1.2. Quản lý tài chính tại trường đại học trong điều kiện tự chủ
1.2.1. Tự chủ đại học
1.2.1.1. Khái niệm tự chủ đại học
Theo ThS. Phan Đăng Sơn (Viện Khoa học tổ chức nhà nước), tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình.
Theo khoản 11, điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018, quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi hoạt động đều được vận hành bởi các quy luật của cơ chế thị trường: quy luật cung cầu, quy luật giá trị,… kể cả hoạt động đào tạo của các trường đại học cũng không nằm ngoài các
17
quy luật ấy. Sản phẩm của quá trình đào tạo (chính là trình độ và năng lực chuyên môn) phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải thực sự có quyền tự chủ trong công tác đào tạo. Đào tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng của nhà trường [35]. Từ thực tiễn đó, khái niệm tự chủ đại học ra đời.
Tự chủ đại học thể hiện mối quan hệ giữa trường đại học và cơ quan quản lý nhà nước, là sự độc lập tương đối của trường đại học đối với sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trong việc vận hành và hoạt động của trường [18].
Theo tác giả, tự chủ đại học có thể khái quát là khả năng các trường đại học được hoạt động theo cách thức mà mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra.
1.2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của tự chủ trong quản trị đại học
Cơ chế bao cấp về quản lý vẫn còn tồn tại trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo mà nhược điểm của nó là tâm lý thụ động, thiếu sáng tạo trong công tác quản lý; hoạt động của các trường vì vậy thiếu tính linh hoạt và không thích ứng được với những biến đổi nhanh chóng của thị trường. Bên cạnh đó, thủ tục tuyển dụng công chức, viên chức phải trải qua các khâu rườm rà, phức tạp làm cho các trường đại học công lập Việt Nam không cạnh tranh được với các tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng chế độ “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài; hoặc khi thị trường cần mở một ngành đào tạo mới thì phải thực hiện qua nhiều khâu nhiều bước trong thủ tục hành chính làm cho các cơ sở giáo dục đại học khó có thể phản ứng linh hoạt để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tự chủ đại học mở ra cho các cơ sở giáo dục đại học cơ hội nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính để phản ứng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cung cấp cho thị trường lao động.
Nhiều nhà giáo dục cho rằng giao quyền tự chủ là “cởi trói” để các trường đại học phát huy năng lực, sáng tạo, đổi mới. Sẽ có nhiều trường được tự chủ tạo ra những đột phá, mang đến những giá trị mới, đồng thời cũng tạo ra cuộc cạnh tranh
18
khốc liệt buộc những trường yếu kém bị loại khỏi cuộc chơi, người học có quyền lựa chọn cơ sở đào tạo vì vậy chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục sẽ ngày một nâng cao để đáp ứng mong đợi và được trở thành nơi mà người học lựa chọn.
1.2.1.3. Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Theo khoản 2 điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018, điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
- Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt
chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài
chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
- Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
- Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên
tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
1.2.1.4.Các mức độ tự chủ
Trong báo cáo tổng quan của Word Bank về xu thế quản trị đại học trên thế giới vào năm 2008, có 4 mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau:
- Mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (state control): trường hợp của Malaysia
- Mô hình bán tự chủ (semi-autonomous): trường hợp của Pháp, New Zealand
- Mô hình bán độc lập (semi-independent): trường hợp của Singapore
- Mô hình độc lập (independent): trường hợp của Anh, Úc
Các nước ở các khu vực khác nhau có mức độ tự chủ khác nhau. Ngay trong cùng một quốc gia thì mức độ tự chủ giao cho các trường cũng khác nhau tùy theo chất lượng của các cơ sở giáo dục đó.
Theo điều 60 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005, trường đại học có quyền tự chủ trong các hoạt động: xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy,
19
học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; tổ chức bộ máy nhà trường: tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, NCKH trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ. Như vậy, có thể xác định năm lĩnh vực hoạt động chính của trường đại học, cao đẳng nơi có tác động của quyền tự chủ như sau:
- Tự chủ trong tổ chức và nhân sự: bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng giảng viên, viên chức; quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong nhà trường.
- Tự chủ về chương trình đào tạo: trường được quyền tự chủ trong việc mở những ngành, chuyên ngành nằm trong danh mục đào tạo theo quy định, đảm bảo ngành học phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo khi đáp ứng được các nhu cầu về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu của đội ngũ giảng viên; yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập.
- Tự chủ về tài chính: dựa trên các mặt sau:
+ Trường được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các khoản thu khác trên cơ sở khung giá dịch vụ (học phí) dựa trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí hợp lý;
+ Trường được quyền phê duyệt kế hoạch và chủ động kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp;
+ Trường được quyền tự quyết định chế độ chi trả lương đối với cán bộ viên chức dựa trên năng lực và hiệu quả công việc.
20
Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy 2018 Bộ GD&ĐT cho phép các trường tự xác định điểm sàn ĐH. Đây được coi là một hình thức trao và tạo thêm quyền cho các trường, đẩy mạnh tự chủ phù hợp với xu thế chung của giáo dục ĐH.
- Tự chủ về hợp tác quốc tế: trường được chủ động liên kết hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học khi chứng minh được năng lực đào tạo thực tế của mình với các cơ sở đối tác.
1.2.1.5.Yêu cầu của tự chủ đại học
- Yêu cầu đối với Nhà nước: trao quyền tự chủ phải triệt để
- Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục: Tự chủ phải đi liền với tự chịu trách nhiệm
1.2.2. Tự chủ tài chính
1.2.2.1.Khái niệm tự chủ tài chính
Theo khoản 5 điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018, quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2.2.2.Tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học
Tự chủ tài chính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trường đại học; cho phép trường đại học chủ động hơn trong việc huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; đồng thời tối ưu hóa hoạt động quản lý tài chính, tăng cường nội lực từ việc mở rộng liên kết trong và ngoài nước, trang bị đầu tư trang thiết bị dạy học và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tự chủ tài chính tạo điều kiện thuận lợi để trường đại học sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất và nguồn lực, đa dạng hóa nguồn thu, tăng khả năng tích lũy vốn và giảm bớt gánh nặng NSNN. Tự chủ về tài chính cũng tạo ra cơ chế khuyến khích đối với đội ngũ học thuật, mở rộng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút giảng viên có trình độ cao, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học, thông qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên.
21
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính tại trường đại học công lập 1.2.3.1.Quản lý nguồn thu
Nguồn thu của trường ĐHCL hiện nay ngoài nguồn kinh phí cấp từ NSNN còn bao gồm nguồn thu sự nghiệp. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm thu từ các nguồn sau:
- Nguồn thu do trường thu:
+ Từ hoạt động sự nghiệp: học phí chính quy (các hệ đại học, sau đại học), học phí không chính quy, lệ phí tuyển sinh, thu sự nghiệp khác (thu ký túc xá,…)
+ Từ hoạt động sản xuất kinh doanh: học phí liên kết đào tạo nước ngoài, thu đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cho thuê CSVC, lãi tiền gửi ngân hàng.
- Nguồn thu do các đơn vị hoạt động độc lập thu
- Nguồn nhận tài trợ (bằng hiện vật): học bổng, trang thiết bị phục vụ học tập,…
Quản lý nguồn thu của trường ĐHCL là phải xác định đúng, đủ các nguồn thu theo quy định của Nhà nước, có kế hoạch khai thác hợp lý nguồn thu. Đối với các trường ĐHCL có nhiều nguồn thu cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm.
1.2.3.2.Quản lý các khoản chi
Từ nguồn tài chính đã huy động được, các trường ĐHCL sử dụng để chi cho các khoản phát sinh của nhà trường. Các khoản chi đó bao gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên: là những khoản chi mang tính liên tục nhằm
trang trải cho các nhu cầu quản lý hành chính, chi cho con người, chi hoạt động chuyên môn trong trường ĐHCL. Chi hoạt động thường xuyên gồm các khoản:
+ Chi thanh toán cá nhân, bao gồm: chi tiền lương (lương cơ bản), tiền công (công nhật,…), phụ cấp lương, tiền thưởng, các khoản đóng góp (BHXH,…), học bổng HSSV. Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho CBVC của đơn vị. Một trong những mục tiêu hoạt động của trường ĐHCL là tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ GV; do vậy khoản chi này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi của các trường ĐHCL.
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm: dịch vụ công cộng (điện, nước,…), vật tư (văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng), thông tin liên lạc, hội nghị, công tác phí,
22
chi phí thuê mướn, chi đoàn ra, đoàn vào, chi sửa chữa nhỏ, mua vật tư thực tập, chi mua sách, giáo trình, tài liệu học tập, chi nghiên cứu khoa học và các nghiệp vụ chuyên môn khác. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp GV truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.
+ Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ: các khoản chi mua sắm trang thiết bị, chi cho việc sửa chữa CSVC, nâng cấp trường, lớp, bàn ghế, trang thiết bị dụng cụ nhằm đảm bảo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập. Ngày nay, việc đầu tư CSVC khang trang và hiện đại là mục tiêu hướng đến của các trường ĐHCL để cạnh tranh và phát triển. Do đó khoản chi này cần được quan tâm và đầu tư đúng mức trong khả năng nguồn kinh phí huy động.
+ Các khoản chi khác
- Chi đầu tư phát triển, chi xây dựng cơ bản, bao gồm 2 nguồn: chi từ vốn
XDCB do NSNN cấp và chi từ quỹ phát triển HĐSN nhằm hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng, cải tạo, sửa chữa phòng học, giảng đường, ký túc xá, phòng thí nghiệm, thư viện, nhà làm việc để các trường ĐHCL từng bước hoàn thiện CSVC phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập.
- Các đơn vị hoạt động độc lập chi.
1.2.3.3. Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính
Sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, các trường ĐHCL xác định chênh lệch thu chi theo công thức sau:
Chênh lệch thu chi = Tổng nguồn thu – Tổng các khoản chi
Trong đó: Tổng nguồn thu tính chênh lệch thu chi bao gồm nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp, nhiệm vụ nhà nước đặt hàng và thu hoạt động sự nghiệp
Tổng các khoản chi tính chênh lệch thu chi gồm chi hoạt động thường xuyên và chi nhà nước đặt hàng.
Từ phần chênh lệch thu chi, hiệu trưởng chủ động sử dụng để trích lập các quỹ cơ quan sao cho phù hợp với tình hình chung của đơn vị trên cơ sở đảm bảo mức
23
khống chế theo quy định của Nhà nước theo mức độ tự chủ của mỗi trường. Các quỹ cơ quan được trích lập bao gồm:
- Quỹ khen thưởng: dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do hiệu trưởng quyết định dựa trên quy chế CTNB.
- Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho
các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế.
- Quỹ ổn định thu nhập: dùng để chi bổ sung thu nhập trong năm và dự
phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập giảm sút trên cơ sở số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác.
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để bổ sung vốn đầu tư xây dựng
CSVC, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, trợ giúp thêm đào tạo, huấn