8. Kết cấu của đề tài
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm
thuật Tp.HCM trong điều kiện tự chủ
2.4.1. Những kết quả đạt được
Trường được thí điểm tự chủ từ 30/06/2017 là cột mốc mà nhà trường sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, phản ứng tốt trước các tác động của thị trường luôn thay đổi và những yêu cầu mới của thời đại. Qua nghiên cứu BCTC của nhà trường giai đoạn 2014 - 2018 đã chứng minh nguồn thu sự nghiệp của nhà trường tăng lên hàng năm, đặc biệt sau khi tự chủ thì nguồn thu sự nghiệp tăng nhanh, nguyên nhân không chỉ do tăng học phí bởi lẽ nếu học phí tăng nhưng không đi cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào CSVC để nâng cao chất lượng đào tạo (cơ sở vật chất cho các phòng thực tập, thí nghiệm, phòng học cũng được đầu tư lớn), sự đa dạng hóa ngành nghề và hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội thì số lượng sinh viên đăng ký vào trường chắc chắn sẽ tỷ lệ nghịch với mức tăng học phí. Tuy nhiên, như đã phân tích ở mục 2.2.1 ta thấy rõ khoản thu học phí đại học chính quy chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn huy động của nhà trường, điều đó cho thấy nhà trường đang đi đúng hướng trên con đường TCTC của mình.
Chúng ta cùng nhìn lại những kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện TCTC:
- Mở rộng chương trình đào tạo: Nhà trường đang tổ chức triển khai xây
dựng chương trình đào tạo mới 132 tín chỉ và 125 tín chỉ. Nhiều chương trình đào tạo đại học mới theo xu thế hội nhập được mở trong 2 năm học gần đây: Thiết kế đồ họa, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản lý xây dựng, Kiến trúc, Năng
72
lượng tái tạo, Robot và trí tuệ nhân tạo, Hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng, Kinh doanh quốc tế, Công nghệ vật liệu dệt may, Kỹ nghệ gỗ và nội thất. Điểm đáng lưu ý là tất cả những ngành mở mới đều tuyển đủ số lượng sinh viên nhập học NV1 (trường không xét tuyển NV2), kể cả những ngành mới mở trong năm học 2019 - 2020. Xét về khía cạnh tài chính, khi CTĐT đáp ứng được nhu cầu của xã hội, SV ra trường đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ coi nhà trường là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực để doanh nghiệp phát triển, từ đó các doanh nghiệp sẽ đầu tư ngược trở lại cho nhà trường dưới các hình thức: tài trợ học bổng, thiết bị học tập giúp SV có những phòng thí nghiệm, thực hành tốt để nâng cao tay nghề, hỗ trợ chỗ thực tập cho SV,… Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng vị thế của nhà trường, đồng thời tăng nguồn thu tài chính của nhà trường trong điều kiện TCTC.
- Công tác tư vấn tuyển sinh: nhà trường có nhiều sáng kiến đi đầu trong việc
tư vấn tuyển sinh, đa dạng hóa các hình thức tư vấn tuyển sinh: tư vấn online xuyên đêm, tư vấn cà phê, tư vấn trà sữa… cộng với sự quan tâm sâu sắc và hỗ trợ của nhà trường đến các em học sinh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh, nhà trường đã thu hút được rất nhiều thí sinh từ các trường chuyên ở các tỉnh thành, có được sự yêu mến và tin tưởng từ thí sinh và phụ huynh. Tên tuổi ĐH SPKT TPHCM đã được mang đến mọi miền đất nước. Xét về khía cạnh tài chính thì khi làm tốt công tác tuyển sinh, nhà trường sẽ tìm được lực lượng đầu vào có chất lượng giúp tăng nguồn thu học phí – nguồn thu cốt lõi của bất cứ một cơ sở GDĐH nào. Đi cùng với số lượng đầu vào tăng cao thì điểm chuẩn xét tuyển cũng tăng, từ đó thương hiệu nhà trường cũng được khẳng định và nhà trường thu hút được lượng SV theo học tại trường dù học phí sau TCTC có tăng cao hơn trước.
- Về công tác cải tạo cơ sở vật chất: nhà trường thành lập phòng dạy học số
(tháng 3/2015) do Trường Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tài trợ; cải tạo nâng cấp hội trường; đầu tư xây dựng công trình cấp, thoát nước và xử lý nước thải; đầu tư xây dựng công trình nhà học và xưởng thực hành khu F1; sửa chữa cải tạo tầng hầm Tòa nhà trung tâm thành Thư viện Chất lượng cao, Góc sẻ chia,…; sửa chữa cải tạo phòng học khu A, lắp máy lạnh và thay trần, sàn phòng học; sửa chữa cải tạo Thư
73
viện khu A; sửa chữa cải tạo và lắp máy lạnh phòng học khu B, xây dựng sân cỏ nhân tạo, nhà mái vòm,…
- Về công tác truyền thông: Việc thành lập phòng Truyền thông (tháng
10/2016) và hình thành UTE TV – kênh truyền hình đầu tiên của một trường đại học tại Việt Nam (tháng 7/2017) là bước đổi mới đột phá trong công tác truyền thông của nhà trường. Đây là điểm nhấn được các cấp trong ngành đánh giá cao và các trường đại học đến tham quan, học hỏi. Hiệu quả truyền thông được thấy rõ thông qua chất lượng tuyển sinh và điểm đầu vào của trường nằm trong nhóm đầu các trường khối kỹ thuật tại Việt Nam. Có hàng trăm bài báo, tin tức, video về trường xuất hiện các báo đài như Giáo dục & thời đại, Tuổi trẻ, Thanh niên, VNExpress, Giáo dục, VietnamNet, Người lao động, đài An ninh TV, HTV, VTV, VTC, Truyền hình Nhân dân,…
- Công tác chăm lo cho Sinh viên: công tác chăm lo cho sinh viên và cộng
đồng cũng khởi sắc với sự ra đời của các khu tự học, Góc sẻ chia và Thư viện chất lượng cao với chỗ nghỉ trưa, ghế massage cho SV.
- Công tác quan hệ doanh nghiệp: được đưa lên một tầm cao mới với các
thỏa thuận hợp tác toàn diện, sự ra đời của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp và các hội chợ việc làm đã thu hút sự tham gia của hàng trăm công ty. Ngoài ra, nhà trường đã chính thức thành lập trung tâm nghề nghiệp (Career Center) vào ngày 08/01/2019 nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Trung tâm nghề nghiệp hoạt động với một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, luôn thường trực để hỗ trợ sinh viên định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, tổ chức tham quan doanh nghiệp, kết nối các cơ hội thực tập và tìm kiếm việc làm, tổ chức huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Nhà trường đã được kiểm định
chất lượng theo các tiêu chí của Bộ GD&ĐT vào tháng 11/2016 do trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học quốc gia Tp.HCM (CEA) với mức đạt 86.89%. Ngoài ra, tính đến thời điểm này, nhà trường đã được tổ chức AUN-QA đánh giá 11 chương trình đào tạo, cho thấy rằng chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thương hiệu của nhà trường tiếp tục được khẳng định không những trong nước mà
74
vươn tầm khu vực. Theo kế hoạch, cuối năm 2020 trường sẽ được đánh giá cấp cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn AUN-QA.
- Công tác quan hệ quốc tế: Công tác quan hệ quốc tế cũng được đẩy mạnh
với sự hợp tác chặt chẽ với ASU trong dự án HEEAP, BUILD-IT, với USAID trong dự án COMET, với các đại học trong trong khu vực trao đổi GV và SV với ĐH Sunderland – UK, Tongmyong – Hàn Quốc, Northampton – UK, Middlesex – UK, Pearson Education và TEG Singapore trong hợp tác đào tạo quốc tế.
- Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường: để đạt hiệu quả về mặt tài
chính thì nhà trường phải làm hài lòng sinh viên và một trong những thước đo đánh giá mức độ hài lòng của SV để họ sẵn sàng chi trả mức học phí cao cho nhà trường đó chính là vấn đề việc làm sau tốt nghiệp. Tác giả sử dụng kết quả khảo sát SV sau 3 tháng tốt nghiệp đợt tháng 7, 9/2018 của phòng Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 07/11 đến 30/11/2018. Qua nghiên cứu kết quả khảo sát, tác giả rút ra một số kết luận sau:
+ Về cơ bản, chương trình đào tạo của nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau:
75
Tỷ lệ sinh viên có việc trước tốt nghiệp là 43.5%, sau 1 tháng là 19.2%, sau 3 tháng là 6.7%. Tính đến thời điểm khảo sát, có 69.4% SV đã có việc làm. Bên cạnh đó, trong số gần 31% SV chưa có việc làm thì có 14% SV chưa có việc làm là do sinh viên có dự định học nâng cao hoặc các dự định khác. Trong số những SV đã có việc làm thì có 83.6% SV làm đúng với chuyên ngành đã học.
+ Thu nhập bình quân hàng tháng của SV tốt nghiệp: Có 1.3% SV tốt nghiệp có mức thu nhập dưới 4 triệu/tháng; 9.3% SV có thu nhập từ 4 – 6 triệu/tháng, 39.8% SV có thu nhập từ 6 – 8 triệu/tháng, 36.3% SV có thu nhập từ 8 – 10 triệu/tháng và có đến 13.3% SV thu nhập trên 10 triệu/tháng.
Biểu đồ 2.11: Mức lương bình quân của SV sau khi tốt nghiệp. Nguồn: [31]
Xét về khía cạnh học hỏi để phát triển, để có được kết quả SV tốt nghiệp có việc làm như số liệu khảo sát, hàng năm nhà trường đã thu hút và đào tạo đội ngũ giảng viên giỏi, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo để SV tốt nghiệp dễ kiếm việc làm sau khi ra trường. Ngoài ra, sự hình thành của Phòng Quan hệ doanh nghiệp và Trung tâm nghề nghiệp cũng được đánh giá là một bước đi đúng của nhà trường trong việc tích cực tạo cầu nối để sinh viên ngày càng gần hơn với doanh nghiệp thông qua những hội chợ việc làm và cũng
76
nhằm xây dựng những CTĐT gắn kết với nhu cầu thực tiễn của xã hội và doanh nghiệp, nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và mở rộng đầu ra cho sinh viên.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế
- Thực hiện cơ chế TCTC nhưng nhà trường chưa thực sự được chủ động hoàn toàn trong QLTC: nhà trường chưa được quyền hoàn toàn trong sử dụng CSVC đặc biệt là cho thuê đất, CSVC chưa cần dùng để tăng nguồn thu cho nhà trường.
- Nhà trường chưa huy động được tối đa các nguồn tài chính trong quá trình thực hiện QLTC tại đơn vị: sau khi tự chủ một phần chi thường xuyên, nhà trường không được ưu tiên cấp phát nguồn kinh phí nhằm cải tạo CSVC và nguồn kinh phí NCKH, qua BCTC thì nguồn thu từ hoạt động NCKH chưa được thể hiện rõ, trong khi đây là một trong hai hoạt động chính của nhà trường bên cạnh hoạt động đào tạo.
- Hệ thống đánh giá năng lực KPIs chưa hoàn thiện: Từ năm 2014 nhà trường đã bắt đầu áp dụng hệ thống đánh giá năng lực KPIs để tính thu nhập tăng thêm cho CBVC theo năng lực thực hiện công việc. Tuy nhiên, đến nay hệ thống này vẫn chưa hoàn thiện, các máy quét vân tay thường xuyên bị trục trặc dẫn đến việc theo dõi ngày công phức tạp và mất thời gian hơn trước đây rất nhiều.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ chưa hoàn thiện, còn mang nặng tính hình thức và chưa đặt nặng yếu tố kiến thức kế toán tài chính của những thành viên tham gia hệ thống này, do vậy hiệu quả thực sự của hoạt động này chưa cao.
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Cơ chế phân bổ nguồn lực NSNN hiện nay vẫn
mang tính chất bình quân giữa các cơ sở GDĐH công lập, chưa gắn với các tiêu chí chất lượng và kết quả đầu ra. Mặt khác, do áp lực của việc tăng thu nhập nên hầu hết các GV đều giảng dạy vượt định mức giờ giảng theo quy định, có những trường hợp vượt tới 150% đến 300% định mức giờ giảng. Ngoài ra GV còn tham gia giảng dạy không chính quy và các lớp đào tạo ngắn hạn, sau đại học tại trường và ở tỉnh nhằm tăng thu nhập dẫn đến GV không có đủ thời gian để NCKH.
77
- Nguyên nhân chủ quan: TCTC là một cơ chế cần thực hiện đồng bộ và
được sự ủng hộ trong toàn thể CBVC của nhà trường. Việc TCTC cần thiết phải được phân cấp đến từng đơn vị trực thuộc để mỗi CBVC đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong các vấn đề: tiết kiệm điện, nước,… Hoạt động kiểm soát nội bộ của trường chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra thường là cán bộ quản lý và giảng viên làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch của nhà trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả chưa cao.
78
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 3. af
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Hành lang pháp lý đối với tự chủ tài chính giáo dục đại học
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với tự chủ đại học: Luật GDĐH 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Gần đây nhất, ngày 19/11/2018, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật GDĐH 2018) đã được Quốc hội thông qua, trong đó có nội dung liên quan yêu cầu tự chủ đối với các trường đại học. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh thời đại toàn cầu hóa, giáo dục đại học Việt Nam cần hội nhập sâu rộng vào môi trường quốc tế.
Nội dung tự chủ đại học đã chính thức được luật hóa trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDÐH năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Tại khoản 4, Ðiều 12 về Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học, Luật GDÐH 2018 quy định: “Ðảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm định chất lượng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, thanh tra của Nhà nước và giám sát xã hội, theo quy định của pháp luật”. Ðáng chú ý tại khoản 1, Điều 32 Quyền tự
79
chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học trong Luật GDÐH 2018 cũng quy định: “Cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động về tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, công tác sinh viên phù hợp với chức năng, năng lực tự chủ, theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cụ thể:
a. Ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng; chính sách chất lượng trong các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học phù hợp với các quy định về bảo đảm chất lượng của pháp luật;
b. Ban hành, tổ chức thực hiện quy chế tổ chức, hoạt động và các quy chế khác