8. Kết cấu của đề tài
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm
thuật Tp.HCM trong điều kiện tự chủ
3.2.1. Giải pháp quản lý nguồn thu
Trong điều kiện nguồn NSNN ngày càng thu hẹp do TCTC, yêu cầu đặt ra đối với nhà trường chính là việc đa dạng hóa và tăng cường thu hút các nguồn thu ngoài ngân sách một cách có hiệu quả. Công tác quản lý nguồn thu phải được thực hiện theo nguyên tắc linh hoạt và minh bạch, trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực và các hoạt động liên doanh liên kết. Đồng thời, nhà trường cần có cơ chế khuyến khích việc đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn đào tạo và sản xuất kinh doanh. Tác giả đề xuất các giải pháp sau trong việc quản lý nguồn thu:
81
- Đa dạng hóa các hình thức thu học phí. Học phí là nguồn thu lớn nhất của Nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường chỉ nhận học phí qua 2 hình thức: thu trực tiếp tại Phòng Kế hoạch tài chính hoặc chuyển khoản vào tài khoản trường. Nhà trường nên có phương án thu học phí qua Internet Banking hoặc thanh toán học phí trực tuyến để đa dạng hóa hình thức thu, giúp cho việc thanh toán học phí của sinh viên được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức của SV lẫn chuyên viên phòng KHTC.
- Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ phụ trợ. Nhà trường cần rà soát lại CSVC hiện có để lập đề án kinh doanh, liên doanh liên kết, cho thuê đất, CSVC chưa cần dùng để tăng nguồn thu cho nhà trường theo mô hình xã hội hóa, ký hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tự bỏ chi phí đầu tư và đề nghị họ cam kết trả tiền trước hạn như trường hợp nhà xe sinh viên, cà phê Synary, GS25, Ministop,… Trong thời gian tới nên mở rộng các hoạt động dịch vụ phụ trợ thông qua mô hình các khu vui chơi giải trí có thu phí, phòng tập GYM, nhà trẻ, các điểm truy cập internet hoặc thư quán,…
- Nghiên cứu thành lập các doanh nghiệp trực thuộc các đơn vị dựa trên việc nghiên cứu kỹ lưỡng về tiềm lực con người và tiềm năng thương mại hóa các sản phẩm đầu ra. Ví dụ: Công ty Thanh niên trực thuộc Đoàn Thanh niên với các mảng kinh doanh về: rửa – sửa xe, thay nhớt; sửa chữa, thay thế linh kiện điện tử,…
- Chú trọng nguồn thu từ hoạt động NCKH. Nhà trường cần có chính sách khuyến khích NCKH đối với GV, SV. Trong các năm qua, nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ là rất thấp, với thế mạnh của nhà trường, cần xây dựng các chính sách khuyến khích SV tham gia NCKH và khởi nghiệp ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, khuyến khích GV chủ động đăng ký tham gia các dự án, đề tài NCKH trọng điểm, cấp Nhà nước, cấp Bộ để thương mại hóa và thực hiện các dự án theo đặt hàng của các địa phương, tăng cường việc thưởng cho các cá nhân có thành tích nghiên cứu vượt trội. Thành lập tổ nghiên cứu đầu ngành với chức năng hàng năm lựa chọn các đề tài có tính thực tiễn cao có khả năng áp dụng để chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nên tập trung vào các sản phẩm thuộc thế mạnh của các trường nhằm nghiên cứu thực hiện triển khai và kiểm soát chất lượng các sản phẩm
82
nghiên cứu theo một quy trình thích hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm nghiên cứu.
- Tăng cường tuyển sinh vào các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, hệ sau đại học, hệ vừa làm vừa học và hệ văn bằng 2. Trong đó, các chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhà trường được tự xây dựng mức học phí thu đủ bù chi và có tích lũy; các chương trình hệ sau đại học, hệ vừa làm vừa học và hệ văn bằng 2 thường tổ chức giảng dạy vào các buổi tối trong tuần, do đó giúp sử dụng hiệu quả CSVC và đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ đối với những người đang có công việc hoặc sinh viên ĐH mới ra trường. Đồng thời, đào tạo hệ sau đại học và các chương trình liên kết quốc tế còn giúp nâng cao uy tín của nhà trường trong xã hội và nâng cao vị thế của nhà trường trên trường quốc tế. Mục đích cuối cùng của giải pháp này là giúp tăng cường nguồn thu từ học phí cho nhà trường.
- Đa dạng hóa các ngành nghề, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Thực tế trong 2 năm học gần đây, nhà trường đã nhanh chóng mở các ngành nghề hot trong xã hội: Năng lượng tái tạo, Kỹ nghệ gỗ và nội thất, Robot và trí tuệ nhân tạo, Công nghệ vật liệu…và nhận được phản hồi rất tích cực từ xã hội, đó là nhà trường tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong năm học mà ngành đó được mở mới. Vì vậy, nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng ngành nghề đào tạo, kể cả phương thức đào tạo (liên kết địa điểm với những trường bạn để SV có thể học những môn đại cương ở những cơ sở đào tạo gần nhà, tạo sự thuận tiện cho người học) để tạo tăng nguồn thu cho nhà trường.
- Tăng cường vận động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Hoạt động này đã được chú trọng trong 2 năm gần đây và cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Theo tác giả, cách tốt nhất để vận động nguồn tài trợ theo quan điểm QLTC đó là tất cả những khoản tài trợ trước đó phải được công khai hiệu quả sử dụng. Thực tế, nhà trường luôn thể hiện triết lý Nhân bản khi cấp nhiều học bổng cho SV có hoàn cảnh khó khăn: hỗ trợ học phí, máy tính đã qua sử dụng, xe đạp, hỗ trợ việc làm thêm ngoài giờ học, các nhu yếu phẩm cần thiết tại Góc sẻ chia, xe lăn điện cho SV khuyết tật,… Hàng năm, nhà trường tổ chức 2 đợt gặp gỡ SV khó khăn
83
để lắng nghe và chia sẻ với SV nhằm tìm hướng hỗ trợ hữu hiệu nhất giúp các em hoàn thành quá trình học tập của mình. Tất cả những hoạt động đó được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho xã hội, doanh nghiệp dễ dàng giám sát. Từ đó tạo niềm tin và giúp nhà trường dễ dàng vận động trong những năm học tiếp theo.
3.2.2. Giải pháp quản lý các khoản chi
Các khoản chi được gọi là hiệu quả khi nó mang lại hiệu quả tối đa với mức chi tiết kiệm nhất. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là cắt bỏ các khoản chi mà là chi đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả cao nhất với khoản chi phí đã chi. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính bằng cách không tuyển dụng thêm CBVC hành chính mà tổ chức định biên công việc của từng cán bộ làm căn cứ luân chuyển, bố trí lại vị trí công tác một cách hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo phù hợp với năng lực chuyên môn và khả năng của cán bộ trên cơ sở đề xuất của các đơn vị liên quan.
- Nhà trường cần chi các khoản chi phí để GV viết lại giáo trình theo CTĐT 132 và 125 tín chỉ. Ngoài ra, nhà trường cần tăng cường mở những ngành khối kinh doanh quản lý vì những ngành này giúp tiết kiệm chi phí cho nhà trường (không tốn chi phí đầu tư phòng thí nghiệm, thực hành,…)
- Tăng các khoản chi nhằm tăng cường năng lực NCKH của GV, SV. Nhà trường cần tăng cường bổ sung các CSDL sách, tạp chí từ các nhà xuất bản có uy tín và gia hạn liên tục các CSDL đã mua trong các năm học trước để việc sử dụng của GV, SV không bị gián đoạn vì các gói CSDL thường chỉ được ký kết hàng năm. Trước khi bổ sung CSDL mới nào cần yêu cầu Nhà cung cấp tổ chức cho GV, SV dùng thử với thời gian trải nghiệm ít nhất là 1 tháng để đánh giá hiệu quả trước khi ký kết hợp đồng mua CSDL đó. Trong quá trình sử dụng CSDL, cần tổ chức đánh giá thường xuyên để đưa ra các quyết định có tiếp tục ký kết hợp đồng vào năm tiếp theo hay không. Bên cạnh đó, nhà trường cần có cơ chế, biện pháp phối hợp, trao đổi nghiên cứu giữa các GV trong nhà trường với các trường khác cùng khối, nhóm ngành để phối hợp tổ chức những hội thảo khoa học nhằm tạo cơ hội cho GV có
84
cùng hướng nghiên cứu kết hợp với nhau cùng thực hiện đề tài, đồng thời tránh sự trùng lắp gây lãng phí thời gian, chất xám và tiền bạc.
- Tích cực triển khai để vận hành đúng hạn hệ thống giáo dục trực tuyến UTEx
vào tháng 9/2020 để góp phần gia tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo dựng được mạng lưới kết nối giáo dục trong và ngoài nước, góp phần nâng tầm giá trị, uy tín nhà trường trong môi trường giáo dục quốc tế.
- Đầu tư hợp lý vào CSVC, trang thiết bị dạy học và thực hành. Tuy nhiên trong quá trình triển khai cần tính toán kỹ tránh để phát sinh các chi phí không cần thiết ảnh hưởng đến quyền lợi của GV, SV. Ví dụ như việc lắp các đầu đọc mở/ngắt nguồn điện máy lạnh phòng học. Nhà trường khá vội vàng chọn nhà đầu tư khi chưa thỏa thuận chuyển giao công nghệ khiến cho nhà thầu độc quyền phân phối thẻ sử dụng máy lạnh, họ liên tục tăng giá phôi thẻ khiến GV nếu mất thẻ và in lại sẽ phải trả chi phí rất cao.
- Khoán một số khoản chi cho các đơn vị hoạt động có thu. Ví dụ trường hợp của Cửa hàng thanh niên do Đoàn thanh niên với việc phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PV Oil) thành lập ngoài việc hỗ trợ sinh viên có thêm thu nhập và trải nghiệm thì Cửa hàng thanh niên còn thực hiện nhiệm vụ tạo ra nguồn thu giúp Đoàn Thanh niên chủ động nguồn tài chính để tổ chức các chương trình: Mùa hè xanh hoặc trao các học bổng cho sinh viên mà không cần Nhà trường chi (khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/năm), Đoàn thanh niên thực hiện báo cáo hạch toán thu chi theo từng Quý. Nhà trường cần tiếp tục kết hợp với các doanh nghiệp thành lập các chuỗi các cửa hàng khác: cửa hàng bánh cho sinh viên ngành Kinh tế gia đình, cửa hàng thời trang cho sinh viên ngành Thiết kế thời trang, cửa hàng STEM, cửa hàng nội thất cho sinh viên cơ khí,… và giao khoán một số nội dung chi để giúp Nhà trường tiết kiệm được các khoản chi này.
- Tiếp tục tổ chức đánh giá các CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA để tăng mức độ tin cậy về chất lượng đào tạo của nhà trường. Đồng thời, thực hiện tốt các công tác trước thềm đánh giá cơ sở đào tạo theo AUN-QA vào năm 2020. Hướng tới đánh giá các CTĐT theo tiêu chuẩn của Hội đồng Kiểm định kỹ thuật và công nghệ - tổ chức uy tín hàng đầu nước Mỹ (ABET).
85
- Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp theo nguyên tắc Win-Win. Đây là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí đầu tư thực hành, dựa trên mối quan hệ đã được thiết lập với các doanh nghiệp, nhà trường gửi sinh viên năm cuối đến thực tập tại cơ sở của họ vừa để tiết kiệm chi phí vừa giúp SV tiếp cận được với môi trường làm việc thực tế với các trang thiết bị và các phần mềm tiên tiến nhất. Bên cạnh đó, môi trường doanh nghiệp sẽ giúp SV nhanh chóng làm quen với môi trường, tác phong, kỷ luật làm việc sau này, từ đó giúp các em năng động hơn, nhanh nhạy hơn và có nhiều kỹ năng hơn khi ra trường.
3.2.3. Giải pháp về phân phối kết quả tài chính
Để đạt được các yêu cầu đặt ra trong phân phối các kết quả tài chính của nhà trường trong điều kiện tự chủ, công tác quản lý phân phối và sử dụng kết quả tài chính hàng năm của nhà trường cần thực hiện các giải pháp sau:
- Chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Đây là giải pháp cần được chú trong thông qua việc hoàn thiện hệ thống đánh giá năng lực KPI dựa trên tính chất công việc của từng thành viên, từ đó đưa ra phương án phân phối và điều chỉnh phương án chi thu nhập tăng thêm cho phù hợp với năng lực của CBVC. Khi được ghi nhận và trả lương theo mức độ đóng góp thì CBVC sẽ tự nguyện gia tăng chất lượng và hiệu quả công việc, họ sẽ tự quản lý công việc của mình thay cho việc chờ đợi mệnh lệnh từ cấp trên. Giải pháp này đã được triển khai từ lâu nhưng chưa hiệu quả, vì vậy cần tập trung xem xét và đánh giá lại lý do triển khai chưa thành công, tìm ra lối khắc phục để vận dụng hệ thống đánh giá này nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Liên tục rà soát và cập nhật quy chế CTNB nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và phù hợp. Gắn với những yêu cầu mới nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH và hoạt động liên doanh liên kết đảm bảo phát triển nhà trường trong tình hình mới, việc hoàn thiện quy chế CTNB cần hướng tới:
+ Đảm bảo đủ nguồn lực cho hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH với tinh thần tiết kiệm, đạt hiệu quả cao.
+ Những quy định về các vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lực trong quy chế CTNB của nhà trường phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai
86
minh bạch, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người lao động nhất là đội ngũ GV, các nhà khoa học của nhà trường. Theo hướng này, trong những năm tới nhà trường cần:
Tổ chức đánh giá một cách khách quan, chính xác quy chế CTNB đã được áp dụng trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được những điểm còn hạn chế để bổ sung sửa đổi.
Hoạch định chiến lược hoạt động của nhà trường nhất là hoạt động đào tạo, NCKH, hoạt động liên doanh, liên kết làm cơ sở cho việc điều chỉnh các quy định về phân bổ sử dụng nguồn lực tài chính của nhà trường.
- Cần chú trọng hơn nữa đến quỹ đầu tư phát triển khi trích lập các quỹ từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm nhằm tạo nguồn quỹ đủ lớn để đầu tư vào công tác đào tạo và NCKH của GV, SV trong điều kiện nguồn đầu tư từ NSNN giảm dần.
3.2.4. Các giải pháp bổ trợ
- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách khoán và giao quyền TCTC cho các đơn vị có quy mô lớn trong nhà trường. Như trường hợp Kí túc xá đã được giao quyền tự chủ nhưng mức độ tự chủ của Kí túc xá chỉ dừng lại ở việc có thể chủ động mua sắm, sửa chữa nhỏ CSVC. Tuy nhiên, với các sửa chữa có quy mô lớn vẫn phải thông qua Phòng Thiết bị - vật tư, lương và các chính sách khác vẫn theo quy chế CTNB và quy định của trường. Đối với các đơn vị khác trong trường, cần thực hiện chính sách khoán, nhất là về điện để các đơn vị có trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm các nguồn năng lượng. Tiến tới phân cấp tài chính các khoa dựa trên số lượng sinh viên của từng khoa hoặc nhà trường có thể xem xét để thí điểm giao quyền tự chủ cho một số khoa như đã thí điểm với Trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng.
- Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa.Ban hành các tài liệu về công tác lập kế hoạch chính thức bằng văn bản; tập huấn, đào tạo nghiệp vụ lập kế hoạch cho các