8. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường đại học Sư phạm
thuật Tp.HCM trong điều kiện tự chủ
2.2.1. Quản lý nguồn thu
Nhà trường thực hiện thí điểm tự chủ tài chính theo quyết định số 937/QĐ- TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH SPKT TPHCM. Nguồn kinh phí của ĐH SPKT TPHCM trong giai đoạn 2014 – 2018 vẫn bao gồm hai nguồn cơ bản: nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Trong đó, nguồn kinh phí do NSNN cấp có xu hướng tăng trong giai đoạn trước tự chủ tài chính (năm 2014 – 2016) và giảm mạnh từ sau giai đoạn tự chủ (2017 - 2018) và nguồn thu sự nghiệp tăng dần trong giai đoạn trước tự chủ tài chính và tăng nhanh sau tự chủ tài chính, cụ thể như sau:
49
Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn thu của trường ĐH SPKT TPHCM giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn kinh phí NSNN cấp 86,634 88,232 100,106 63,553 31,206
Trong đó: Cấp trong năm 84,957 87,173 97,795 54,282 19,787 Năm trước mang sang 1,677 1,059 2,311 9,271 11,419
Nguồn thu sự nghiệp 257,548 270,779 297,246 365,194 459,731
Trường thu: Hoạt động sự nghiệp 210,065 233,956 261,618 318,354 406,094 Hoạt động SX, KD 33,244 31,694 30,825 35,432 39,035
Các đơn vị hoạt động độc lập thu 14,239 5,129 4,803 3,361 2,561
Tài trợ (bằng hiện vật) - - - 8,047 12,041
Tổng nguồn thu 344,182 359,011 397,352 428,747 490,937
Nguồn: BCTC năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của trường ĐH SPKT TPHCM
Nếu xét về tổng nguồn kinh phí huy động được trong giai đoạn 2014 – 2018, ta thấy tổng nguồn huy động tăng nhanh sau năm 2017, để xem xét tốc độ huy động nguồn kinh phí của nhà trường, ta xem xét biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Diễn biến tổng nguồn thu giai đoạn 2014 - 2018
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy tổng nguồn kinh phí trường ĐH SPKT TPHCM huy động được hàng năm đều tăng lên từ 4.3% đến 14.5% so với năm trước trong giai
50
đoạn 2014 – 2018. Tuy nhiên, tổng nguồn kinh phí huy động được về số tuyệt đối không thể phản ánh được mức độ hiệu quả trong công tác QLTC. Hiệu quả công tác QLTC trong điều kiện tự chủ cần xem xét phân tích đồng bộ trên các khía cạnh: tổng nguồn kinh phí, chi tiết các khoản chi, số lượng SV, số GV của trường. Để hiểu rõ hơn về chiến lược phát triển các nguồn kinh phí ta đi vào phân tích riêng từng nguồn: kinh phí từ NSNN và nguồn thu sự nghiệp.
Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng nguồn kinh phí từ NSNN/tổng nguồn thu dao động khoảng 25% trong khoảng thời gian trước tự chủ tài chính (năm 2014 – 2016), sau đó giảm mạnh xuống 14.82% trong năm đầu tự chủ (2017) và giảm xuống còn 6.36% trong năm 2018. Điều đó cho thấy rằng sau tự chủ thì Trường ĐH SPKT TPHCM đã giảm rất nhanh sự phụ thuộc vào nguồn kinh phí NSNN. Tuy nhiên, nguồn thu của Nhà trường không những không giảm mà lại tăng rất nhanh bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong nguồn thu sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp/tổng nguồn thu bình quân khoảng 75% trong giai đoạn 2014 – 2016 và tăng lên 85.18% trong năm 2017 và tăng lên 93.64% trong năm 2018.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn thu qua các năm
Trong cơ cấu nguồn thu sự nghiệp thì học phí chính quy luôn chiếm tỷ trọng cao, đến năm 2018 thì tỷ trọng nguồn thu từ học phí chính quy trên tổng nguồn thu là trên 80%.
51
52
Lý giải cho sự gia tăng mạnh mẽ này là do học phí tăng và quy mô sinh viên tăng lên. Học phí sau tự chủ tài chính của Nhà trường tăng lên và nhờ vào việc mạnh dạn đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, đầu tư vào con người, nâng cao chất lượng đào tạo được đánh giá khách quan bởi các doanh nghiệp thông qua tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, đặc biệt là công tác truyền thông và sự thành công của các hình thức tư vấn tuyển sinh giúp cho Nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, mặc dù học phí tăng nhưng lượng sinh viên theo học luôn tăng cao, từ đó, nguồn thu sự nghiệp, đặc biệt là nguồn thu từ học phí luôn cao. Diễn biến học phí trong giai đoạn 2014 – 2018 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Diễn biến học phí đại học chính quy qua các năm
2.2.2. Quản lý các khoản chi
Tổng hợp cơ cấu các khoản chi của Nhà trường trong giai đoạn 2014 – 2018 được thể hiện qua bảng sau:
53
Bảng 2.4: Tổng hợp các khoản chi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Chi hoạt động thường xuyên 241,777 260,876 240,394 357,260 377,532
Trong đó: Chi thanh toán cá
nhân 134,332 120,828 128,276 163,039 172,641 Chi nghiệp vụ chuyên
môn 36,781 76,162 102,418 134,055 141,524 Chi mua sắm, sửa
chữa TSCĐ 61,863 43,350 19,271 55,343 58,241 Các khoản chi khác 8,801 20,536 6,015 4,823 5,126
Chi ĐTPT, chi xây dựng cơ bản - 4,466 25,978 12,576 14,785
Trong đó: Chi từ vốn NSNN cấp - 4,466 25,978 - 11,943
Chi từ quỹ PT HĐSN - - - 12,576 2,842
Các đơn vị độc lập chi 4,819 5,129 3,167 2,671 1,907 Tổng các khoản chi 246,596 270,471 269,539 372,507 394,224
Nguồn: BCTC năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của trường ĐH SPKT TPHCM
Dữ liệu tổng hợp từ bảng 2.4 cho thấy tổng các khoản chi của trường tăng lên hàng năm, trong đó, ổn định nhất là khoản chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ bình quân 50 tỷ/năm, trừ năm 2016 nhà trường chi 19 tỷ mua sắm, sửa chữa TSCĐ. Chi đầu tư phát triển, chi xây dựng cơ bản trong năm 2016 lại cao hơn các năm khác rất nhiều (gần 26 tỷ) bởi vì trong năm 2016 nhà trường chi phần vốn đối ứng khởi công xây dựng tòa nhà F1 và sửa chữa hệ thống cấp thoát nước trong toàn trường.
Các khoản chi thanh toán cá nhân (bao gồm: tiền lương và phụ cấp lương, tiền công, học bổng HSSV, tiền thưởng, các khoản đóng góp (BHXH,…) và các khoản thanh toán khác cho cá nhân) và chi nghiệp vụ chuyên môn (bao gồm: tiền điện, nước, vật tư, điện thoại, công tác phí, chi phí thuê mướn, sửa chữa nhỏ, chi vật tư thực tập, giáo trình, tài liệu học tập, nghiên cứ khoa học,…) tăng dần đều hàng năm, hai khoản chi này chiếm vị trí quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Để xem xét sự tăng giảm các khoản chi tổng hợp của nhà trường giai đoạn 2014 – 2018, ta xét biểu đồ sau:
54
Biểu đồ 2.5: Diễn biến tổng các khoản chi
Dựa vào biểu đồ 2.5 ta thấy tổng các khoản chi có xu hướng tăng và biến động lớn nhất thuộc giai đoạn năm 2016 đến 2017 (tăng gần 103 tỷ). Để hiểu rõ chiến lược và chủ trương của nhà trường trong giai đoạn này, ta phân tích diễn biến chi tiết từng khoản chi của nhà trường theo biểu đồ dưới đây:
55
Dựa vào biểu đồ 2.6 ta thấy tỷ trọng các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ lệ rất cao (từ 89% đến 98% tổng các khoản chi). Do vậy, sự biến động lớn nhất các khoản chi năm cũng nằm ở các khoản chi này. Biểu đồ cũng cho thấy các khoản chi biến động lớn nhất và tăng cao trong năm 2017 là do nhà trường đã chi nhiều khoản để tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập trường (5/10/1962 – 5/10/2017), trong đó tiêu biểu như: chi tiền thưởng CBVC: 8.4 tỷ, các khoản thanh toán khác cho cá nhân cũng tăng 18 tỷ; chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ: chi cải tạo tầng hầm Tòa nhà trung tâm thành Thư viện Chất lượng cao, Góc sẻ chia, Trung tâm dịch vụ sinh viên, nhà ăn công đoàn, khu tự học cho sinh viên,…; các khoản chi đoàn vào, đoàn ra, thuê mướn, hội nghị trong năm và các nghiệp vụ chuyên môn khác cũng tăng nhân sự kiện kỷ niệm 55 năm thành lập.
Vì cơ cấu các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn như vậy nên để hiểu rõ hơn hơn cơ cấu các khoản chi, ta tìm hiểu chi tiết về cơ cấu các khoản chi thường xuyên của trường ĐH SPKT TPHCM trong giai đoạn 2014 – 2018 qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7: Diễn biến cơ cấu chi thường xuyên
Dựa vào biểu đồ 2.7 ta thấy các khoản chi thanh toán cá nhân, chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ và các khoản chi khác đều có những biến động tăng giảm nhất định, riêng chi nghiệp vụ chuyên môn tăng dần đều hàng năm. Ngoài ra, đối với
56
một trường đào tạo khối kỹ thuật công nghệ thì sự đầu tư vào nghiệp vụ chuyên môn là một sự đầu tư hợp lý, bởi lẽ để nâng cao chất lượng đào tạo thì việc nâng cao khả năng nghiên cứu của GV và SV là rất cần thiết. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của nhà trường trong giai đoạn này tăng vượt bậc từ sau năm 2014 và đạt cao nhất 42.6% (năm 2016) và duy trì sự ổn định ở mức 37.5% trên cơ cấu các khoản chi thường xuyên trong giai đoạn 2017 – 2018.
Điểm đáng lưu ý tiếp theo là các khoản chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản chi thường xuyên với tỷ trọng từ 45.6% đến 55.6% trong cơ cấu chi thường xuyên và chiếm từ 43.8% đến 54.5% trong tổng các khoản chi của nhà trường. Có một sự nghịch biến nhẹ trong khoản chi thanh toán cá nhân giai đoạn 2014 – 2015 khi khoản chi thanh toán cá nhân trong năm 2015 lại thấp hơn năm 2014, qua tìm hiểu của tác giả, nguyên nhân của sự nghịch biến này là vì trong năm 2014 nhà trường chi cấp bù học phí cho sinh viên, nguồn chi này do NSNN cấp. Giai đoạn sau đó thì diễn biến nguồn chi thanh toán cá nhân biến thiên theo xu hướng đi lên và điều này cho thấy nhà trường chú trọng đến việc chi thanh toán cá nhân nhằm mục đích tạo sự ổn định và hướng tới nâng mức thu nhập cho CBVC, giúp họ yên tâm công tác. Đối với một trường khối kỹ thuật đòi hỏi phải giữ chân được nhiều các GV là các nhà khoa học đầu ngành, quan điểm này rất xác thực. Tuy nhiên, nhà trường cũng đã tạo được sự cân đối với các khoản chi khác, nhất là các khoản chi mua sắm tài sản, chi trang bị máy móc thiết bị nhà xưởng và sửa chữa CSVC trong giai đoạn sau tự chủ được nhà trường chú trọng trong giai đoạn sau TCTC.
Nếu quan sát kỹ hơn vào biểu đồ trên ta sẽ có thêm một nhận xét nữa về cơ cấu các khoản chi thường xuyên, đó là sau tự chủ thì cơ cấu các khoản chi đang dần đạt đến độ hài hòa nhất định và không biến động nhiều trong giai đoạn 2017 – 2018.
2.2.3. Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính
Sau khi phân tích nguồn thu và các khoản chi, ta có bảng cân đối nguồn tài chính của nhà trường giai đoạn 2014 – 2018 như sau:
57
Bảng 2.5: Bảng cân đối tài chính
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng nguồn thu 344,182 359,011 397,352 428,747 490,937 Tổng các khoản chi 246,596 270,471 269,539 372,507 394,224
Chênh lệch (thu - chi) 97,586 88,540 127,813 56,240 96,713
Thu/chi (lần) 1.40 1.33 1.47 1.15 1.25
Nguồn: BCTC năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của trường ĐH SPKT TPHCM
Dựa vào bảng trên ta thấy tình hình tài chính của nhà trường tương đối ổn định, tổng nguồn thu luôn cao hơn tổng các khoản chi, kết quả chênh lệch thu chi hàng năm đều có dư, cao nhất là năm 2016 và giảm mạnh trong năm đầu tự chủ (2017) và tăng trở lại vào năm 2018. Để quan sát rõ hơn diễn biến này ta cùng xem xét dựa trên biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.8: Chênh lệch thu chi giai đoạn 2014 – 2018. Nguồn: BCTC
Qua biểu đồ trên ta thấy chênh lệch thu chi của nhà trường giai đoạn 2014 – 2018 không đồng đều, trong đó chênh lệch cao nhất nằm ở giai đoạn 2016 – 2017, tổng thu năm 2017 chỉ tăng khoảng 31 tỷ nhưng tổng các khoản chi tăng gần 103 tỷ, do đó, chênh lệch thu chi trong năm 2017 giảm hơn 71 tỷ so với năm 2016. Theo lý
58
giải ở phần phân tích tổng các khoản chi ta thấy sự biến động này một mặt là do nhà trường phải tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên do nguồn kinh phí từ NSNN cấp giảm mạnh (43.5 tỷ) trong năm đầu thí điểm tự chủ, mặt khác, nhà trường đã chi rất nhiều khoản nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập trường và đầu tư vào CSVC để tăng cường chất lượng giảng dạy, nghiên cứu. Tuy nhiên, sang năm 2018, chênh lệch thu chi tăng hơn 40 tỷ so với năm 2017 và đạt mốc gần 100 tỷ/năm, đối với những trường tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên, khi Nhà nước khống chế trần học phí và các khoản thu sự nghiệp khác không biến động nhiều thì mức chênh lệch thu chi như trên thể hiện sự cố gắng và hướng đi đúng trong công tác QLTC của Ban Lãnh đạo nhà trường.
Theo quy định của Nhà nước, số chênh lệch thu chi hàng năm sẽ được phân bổ để trích lập quỹ cơ quan: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Về trích lập quỹ cơ quan của nhà trường giai đoạn 2014 – 2018:
Từ chênh lệch thu chi hàng năm, nhà trường trích lập các quỹ cơ quan dùng để chi cho các hoạt động phát sinh trong năm như sau:
Bảng 2.6: Trích lập quỹ cơ quan
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Quỹ khen thưởng 1,000 6,066 6,058 5,600 6,000 Quỹ phúc lợi 15,000 20,336 20,305 14,932 24,390 Quỹ ổn định thu nhập - 141 58 - - Quỹ phát triển HĐSN 26,916 57,918 91,000 32,940 62,467
Tổng trích lập quỹ 42,916 84,461 117,421 53,472 92,857
Nguồn: BCTC năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của trường ĐH SPKT TPHCM
Hàng năm nhà trường dành hầu hết khoản chênh lệch thu chi để trích lập các quỹ: khen thưởng, phúc lợi, ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập quỹ do kế toán trưởng để xuất với Hiệu trưởng nhà trường theo dự kiến các khoản chi phát sinh trong năm sau. Mức trích lập từng quỹ so với tổng trích lập quỹ hàng năm được thể hiện qua các biểu đồ sau:
59
60 Biểu đồ 2.9 cho thấy:
- Quỹ khen thưởng chiếm từ 5 đến 10% trong 4 năm gần đây chiếm vị trí thứ 3 trong các nguồn quỹ cơ quan được trích lập trong năm, trong đó cao nhất là năm 2017 (10.47%) do trong năm này nhà trường chi thưởng lễ 55 năm thành lập trường mặc dù tổng chênh lệch thu chi trong năm 2017 theo phân tích ở phần trên là thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu.
- Quỹ phúc lợi chiếm vị trí thứ 2 với tỷ lệ trích từ 17 đến 35%, quỹ này ổn định trong 2 năm sau TCTC với mức trích từ 26 đến 28%.
- Quỹ phát triển HĐSN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn quỹ cơ quan được trích lập trong năm với tỷ lệ ổn định từ 62 đến 69%. Cho thấy nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Quỹ ổn định thu nhập được trích khong đáng kể, trong suốt giai đoạn nghiên cứu là 5 năm thì chỉ có 2 năm là nhà trường trích quỹ ổn định thu nhập với tỷ lệ rất thấp so với các quỹ khác.
Tổng hợp chi quỹ cơ quan của nhà trường giai đoạn 2014 – 2018 được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2.7: Tổng chi từ quỹ cơ quan giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chi khen thưởng 1,889 2,110 1,908 2,060 1,800
Chi phúc lợi 13,718 14,040 17,083 18,704 23,000
Dự phòng ổn định thu nhập - 33 35 109 100
Chi đầu tư phát triển HĐSN 14,697 1,067 16,512 31,874 49,394
Tổng chi từ các quỹ 30,304 17,250 35,538 52,747 74,294
Nguồn: BCTC năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của trường ĐH SPKT TPHCM