Tổng quan về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lí tài chính tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM trong điều kiện tự chủ (Trang 48)

8. Kết cấu của đề tài

2.1. Tổng quan về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của trường là Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật thuộc trường Bách Khoa Phú Thọ, được thành lập ngày 5/10/1962 theo quyết định số 1082/GD của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam. Khi mới thành lập, Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật nằm trong khuôn viên trường Bách Khoa Phú Thọ, nay là trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.

Năm 1969, cơ sở mới của Ban được khởi công xây dựng trên diện tích 10 ha tại Thủ Đức. Cơ sở này do Hoa Kỳ viện trợ với phần lớn đội ngũ giáo viên được đào tạo tại Hoa Kỳ, cùng nhà, xưởng, lớp học khang trang, trang thiết bị đầy đủ đáp ứng nhiệm vụ đào tạo cho khoảng 500 sinh viên.

Năm 1972, Ban được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Thủ Đức, năm học đầu tiên 1972-1973 được khai giảng tại cơ sở ở Thủ Đức.

Năm 1974, Trung tâm được nâng cấp thành trường Đại học Giáo dục Thủ Đức thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức.

Ngày 27/10/1976, trường được mang tên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Năm 1984, trường đổi tên thành Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM sau khi sáp nhập thêm trường Trung học Công nghiệp Thủ Đức ở kề bên.

Năm 1991, sáp nhập thêm trường Sư phạm Kỹ thuật V do Liên Xô tài trợ. Năm 1995, trường là thành viên không chính thức của Đại học Quốc gia Tp. HCM.

39

Năm 1997, trường tiếp quản Trung tâm Đào tạo nghề Việt Nam – Hàn Quốc, có diện tích 4.5 ha tại Quận 9, ngày nay là Trường Trung học Kỹ thuật Thực hành thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.

Năm 2000, trường tách khỏi Đại học Quốc gia, trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo, tên trường được khôi phục là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM cho đến ngày nay.

2.1.2. Cơ sở vật chất

Theo nguồn số liệu từ Báo cáo tự đánh giá thì Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM có tổng diện tích đất nhà trường quản lý sử dụng là 218,655m2 với 2 cơ sở:

- Cơ sở 1: địa chỉ số 01 - 03 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM. Diện tích đất: 174,247m2. Trong cơ sở 1 có các khu như sau: khu tòa nhà trung tâm 12 tầng, khu A, B, C, D, E (E1, E2, L), F và Ký Túc Xá cơ sở 1. Hiện tại, nhà trường đang đang tiến hành xây dựng nhà F1 thay thế các nhà làm việc, xưởng đã hết niên hạn sử dụng. Nhà F1 có 8 tầng, diện tích đất xây dựng 1,070 m2, tổng diện tích sàn là 8,560 m2. Dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

- Cơ sở 2: 18A Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Diện tích đất: 44,408 m2. Trong cơ sở 2 có các khu như sau: khu trường Trung học Kỹ thuật Thực hành, khu Viện Sư phạm Kỹ thuật, khu Ký Túc Xá D.

Cơ sở vật chất hiện có của trường đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo giảng dạy và học tập của CBVC và sinh viên. Các đơn vị hành chính trong toàn trường đều có phòng làm việc chung đáp ứng nội dung Quyết định 260/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhà trường có nguồn lực cơ sở vật chất đáp ứng đủ diện tích làm việc cho các đơn vị và CBVC theo quy định hiện hành đáp ứng tốt các nhu cầu của cán bộ nhân viên. Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, phòng học, giảng đường, hội trường, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng tốt các nhu cầu của sinh viên.

- Để có quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, trường phải báo cáo và Bộ kiểm tra trong đó có cơ sở vật chất phải đạt. Hàng năm trường phải công

40

bố 3 công khai, trong đó có công khai về cơ sở vật chất trên trang web.

Trường tổ chức đối thoại với sinh viên để nghe ý kiến của sinh viên phản ánh về cơ sở vật chất để cải tiến cơ sở vật chất tốt hơn phục vụ công tác học tập và nghiên cứu khoa học.

Trường đáp ứng tốt các nhu cầu của SV, CBVC về cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên qua các lần tiếp xúc đối thoại với sinh viên, sinh viên có nhu cầu có khu tự học, trường đã tận dụng sân thượng khu A3, A5 để cải tạo xây dựng khu tự học và café. Đồng thời cải tạo tầng hầm tòa nhà trung tâm thành Thư viện Chất lượng cao với khu tự học và nghỉ trưa cho sinh viên.

Với CSVC khá tốt và không ngừng được đầu tư xây dựng và cải tạo, sửa chữa, nhà trường có lợi thế rất lớn trong việc đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng giáo dục để mở rộng loại hình đào tạo, thu hút lượng lớn sinh viên theo học, từ đó góp phần nâng cao nguồn thu của nhà trường, nhất là nguồn thu từ học phí.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường gồm có: Hội đồng trường, Hội đồng Khoa học và đào tạo, Ban Giám hiệu, 14 khoa, 1 viện, 16 phòng ban chức năng và 17 trung tâm được thể hiện theo sơ đồ tổ chức (Hình 2.1).

Phòng Kế hoạch tài chính do Hiệu trưởng trực tiếp giám sát, có chức năng và các nhiệm vụ sau:

- Chức năng: Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động tài

chính, chế độ kế toán; xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và trung hạn. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo chế độ quy định của Nhà nước

- Nhiệm vụ:

+ Trong công tác kế hoạch tài chính:

 Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; dự báo tài chính phục vụ chiến lược phát triển của Trường;

 Lập dự toán, theo dõi việc chấp hành dự toán và quản lý nguồn thu, thanh quyết toán tài chính hàng năm của Trường theo qui định hiện hành

41 + Trong công tác tài chính – kế toán:

 Thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán hiện hành và quản lý, theo dõi đầu tư cơ sở vật chất.

 Thực hiện việc tính lương, tiền công, tiền giảng, các khoản thù lao khác và quản lý, theo dõi, quyết toán thuế TNCN, TNDN.

 Thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ, theo dõi nguồn kinh phí, thanh toán, rút tiền kinh phí tại kho bạc và quản lý, thực hiện công tác theo dõi đề tài NCKH.

 Thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ, theo dõi nguồn thu, làm thủ tục thanh toán, rút tiền qua ngân hàng và quản lý nguồn thu, công nợ hệ chính quy, hệ sau đại học.

 Thực hiện, theo dõi dự toán các đơn vị, quản lý nguồn thu từ các hoạt động ngắn hạn, y tế, hội nghị, hội thảo, tài trợ và công tác kế toán thanh toán tiền mặt, công nợ.

 Thực hiện thu tiền, quản lý các nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo trong nước, thu khác, quản lý, in, cấp phát, quyết toán biên lai và công tác kế toán vật tư, tài sản.

 Thực hiện thu tiền, quản lý các nguồn thu từ hoạt động đào tạo liên kết nước ngoài, thu khác và quản lý, thực hiện nghiệp vụ kế toán quỹ của nhà Trường.

 Tổng hợp tình hình thu, chi và lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định. Lập báo cáo công khai tài chính và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu cấp trên.

42

43

2.1.4. Hoạt động đào tạo 2.1.4.1. Quy mô đào tạo

Quy mô sinh viên và tỷ lệ giảng viên của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM giai đoạn 2014 – 2018 được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.1: Quy mô sinh viên và tỷ lệ giảng viên

Nội dung Năm học

2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018

Số lượng SV đại học chính quy 16,633 18,171 18,200 17,888

Số lượng học viên sau đại học 671 817 791 677

Số lượng Nghiên cứu sinh 47 67 93 108

Số lượng GV cơ hữu 574 556 616 624

Trong đó: Giáo sư 0 1 0 0

Phó Giáo sư 19 25 27 40

Tiến sĩ 82 107 113 162

Thạc sĩ 356 369 427 359

Đại học 117 54 49 63

Tỷ lệ GV có trình độ Tiến sĩ

trở lên (%) 17.50 23.92 22.73 32.37

Số GV đã quy đổi 612.1 679.2 748.7 821.9

Tỷ lệ SV đại học chính

quy/GV 27.17 26.75 24.31 20.58

Nguồn: Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm 2014 - 2018

Trong đó, hệ số quy đổi giảng viên theo khoản 3, điều 4 thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 như sau:

Bảng 2.2: Hệ số quy đổi giảng viên

Trình độ Hệ số

GV có trình độ Đại học 0.3 GV có trình độ Thạc sĩ 1 GV có trình độ Tiến sĩ 2 GV có học hàm Phó Giáo sư 3 GV có học hàm Giáo sư 5

Số liệu từ Bảng 2.1 cho thấy trường ĐH SPKT TPHCM có quy mô sinh viên chính quy khá lớn, trung bình khoảng 18,000 sinh viên hệ đại học chính quy. Số lượng GV cơ hữu tăng dần lên hàng năm, trong đó tỷ lệ GV có trình độ Tiến sĩ trở lên dao động từ khoảng 17% đến 32%, đây là tỷ lệ thuộc nhóm trung bình so với

44

các trường Đại học tại Việt Nam và thấp hơn các đại học trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ sinh viên đại học chính quy/giảng viên giảm dần qua từng năm học và trong năm học 2017 – 2018, tỷ lệ sinh viên đại học chính quy/giảng viên là khoảng 20 SV/GV – đây là mức cho phép được quy định tại thông tư 06/2018/TT-BGDĐT đối với khối ngành V – khối ngành có số lượng chương trình đào tạo nhiều nhất của nhà trường.

2.1.4.2. Loại hình đào tạo

Hiện nay, HCMUTE có các loại hình đào tạo như sau:

- Hệ đại học chính quy: 39 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ đại trà, 17 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao bằng Tiếng Việt, 13 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao bằng tiếng Anh, 2 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ liên thông.

- Hệ sau đại học: 7 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, 14 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.

- Hệ đại học liên kết hợp tác đào tạo quốc tế: 11 chương trình đào tạo trình độ cử nhân và 1 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, cụ thể như sau:

+ Liên kết với ĐH Sunderland (Anh Quốc): 3 chương trình đào tạo trình độ cử nhân;

+ Liên kết với ĐH Middlesex (Anh Quốc): 1 chương trình đào tạo trình độ cử nhân;

+ Liên kết với ĐH Tongmyong (Hàn Quốc): 5 chương trình đào tạo trình độ cử nhân;

+ Liên kết với ĐH Northampton (Anh Quốc): 1 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 2 chương trình đào tạo trình độ cử nhân.

- Hệ đại học không chính quy: 12 ngành đào tạo hệ đại học, 3 ngành đào tạo hệ văn bằng 2.

Với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo sẽ giúp người học có nhiều lựa chọn hơn để lựa chọn ngành nghề đào tạo tại trường, thông qua đó giúp tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường.

45

Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM có khoảng 800 cán bộ viên chức, trong đó có 628 giảng viên cơ hữu. Ngoài ra, lượng giảng viên thỉnh giảng mỗi học kỳ là khoảng 200 giảng viên.

Riêng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính: Phòng Kế hoạch tài chính có 14 cán bộ, bao gồm: 1 trưởng phòng (Kế toán trưởng), 1 phó trưởng phòng và 12 nhân viên bao gồm:

- Kế toán tổng hợp: 1 người

- Kế toán tiền mặt: 2 người

- Kế toán ngân hàng: 1 người

- Kế toán kho bạc, xây dựng cơ bản: 1 người

- Quản lý nghiên cứu khoa học, hợp đồng đào tạo: 1 người

- Quản lý nguồn thi học phí: 2 người

- Kế toán tiền lương: 1 người

- Kế toán tài sản cố định – công cụ dụng cụ: 1 người

- Tài chính – dự báo, chiến lược: 1 người

- Thủ quỹ: 1 người.

Với đội ngũ cán bộ giảng dạy tương đối hùng hậu và không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn, thêm vào đó là việc sử dụng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng ở mức độ hợp lý sẽ giúp nhà trường vừa tiết kiệm được nguồn chi lương vừa cân đối được lịch giảng dạy. Riêng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có số lượng vừa phải và được phân chia công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và khối lượng công việc tại trường.

2.1.6. Định hướng phát triển giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030

- Đổi mới mô hình quản trị đại học mới nhằm tiếp cận với sự phát triển chung của thế giới;

- Chuyển từ CTĐT 150 tín chỉ sang 132 TC (đối với các ngành Kỹ thuật) và 125 TC (đối với các ngành Khoa học xã hội);

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp dạy theo dự án (project – based learning)

46

- Không ngừng sáng tạo và đa dạng hóa ngành nghề, đa lĩnh vực hướng đến trở thành trường đại học sáng tạo hàng đầu Việt Nam và top đầu khu vực;

- Từng bước tổ chức các CTĐT theo hướng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh nhằm phục vụ thị trường lao động quốc tế;

- Hình thành các phòng thí nghiệm trọng điểm, trở thành cơ sở NCKH trọng điểm hàng đầu khu vực;

- Tiếp tục tiến hành kiểm định chất lượng toàn diện về CTĐT phục vụ mục tiêu lớn nhất của trường: xây dựng trường trở thành 1 trong những trường hàng đầu khu vực, ngang tầm quốc tế.

Hệ thống chỉ tiêu chính đến năm 2020

Dựa trên “Kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030” được ban hành kèm theo quyết định số 1980/ĐHSPKT ngày 22/11/2017 của Hiệu trưởng trường ĐH SPKT TPHCM, có thể tóm lược một số chỉ tiêu chính sau:

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ

Tổng số CBVC cơ hữu: 893 người. + Về cơ cấu:

 678 giảng viên

 215 cán bộ quản lý và phục vụ

+ Trình độ đội ngũ: 86.14% có trình độ sau đại học, trong đó 26.55% có trình độ tiến sĩ.

- Về quy mô và trình độ đào tạo đến 2020

Tổng số: 29,000 sinh viên, bao gồm: + Đào tạo chính quy: 75% Trong đó:

 Đào tạo đại trà: 70%

 Đào tạo chất lượng cao: 20%

 Đào tạo sau đại học: 10% + Đào tạo hợp tác quốc tế: 08% + Đào tạo không chính quy: 17%

47

- Các ngành đào tạo đến năm 2020

+ Trình độ tiến sỹ: 8 ngành. + Trình độ thạc sĩ: 23 ngành. + Trình độ đại học: 42 ngành.

- Về cơ cấu tổ chức đến năm 2020:

+ Hội đồng trường. + Ban Giám hiệu.

+ Hội đồng Khoa học và đào tạo. + 15 khoa;

+ 17 Trường, Viện nghiên cứu, trung tâm; + 19 phòng, ban;

+ 03-05 doanh nghiệp (spin-off).

- Các lĩnh vực đào tạo đến năm 2020: gồm 08 lĩnh vực:

+ Khối Công nghệ kỹ thuật: 72.24%

+ Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: 10.33% + Máy tính và Công nghệ thông tin: 6.07%

+ Sản xuất và chế biến: 5.86%

+ Kinh doanh quản lý: 3.01%

+ Khối Nghệ thuật: 0.98%

+ Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân: 0.77%

+ Xây dựng: 0.75%

Dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đã được đưa ra từ năm 2017, đến thời điểm hiện tại tác giả nhận thấy bên cạnh một số chỉ tiêu khó có khả năng đạt được vào năm 2020 có rất nhiều chỉ tiêu không còn phù hợp nữa, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lí tài chính tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM trong điều kiện tự chủ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)