8. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Công tác kế hoạch hóa
Công tác kế hoạch hóa là công cụ quan trọng trong QLTC của trường ĐH SPKT TP.HCM, được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Theo đó, trường ĐH SPKT TPHCM thực hiện lập kế hoạch, dự toán tài chính từng năm và kế hoạch chiến lược trung hạn. Cụ thể như sau:
- Kế hoạch, dự toán tài chính từng năm: khoảng tháng 6 hàng năm, trường
lập kế hoạch tài chính cho năm hoạt động tiếp theo dựa trên dự toán thu chi từ tất cả các nguồn và kế hoạch chỉ tiêu sẽ tuyển sinh trong năm tới. Các số liệu tính toán dựa trên các chỉ tiêu tài chính, quy mô sinh viên, số lượng tuyển sinh, số lượng giảng viên và đội ngũ cán bộ phục vụ,… thực tế phát sinh tại đơn vị trong năm trước và kế hoạch những nội dung sẽ thực hiện trong năm học tới.
Kế hoạch, dự toán tài chính được lập dựa trên 3 khía cạnh: nội dung thuyết minh của bản kế hoạch, tính toán các chỉ tiêu, dự báo nhu cầu nguồn lực và dự toán nguồn tài chính cần thiết trong năm kế hoạch.
Kết cấu của bản kế hoạch tài chính bao gồm số liệu tài chính của 3 năm liên tiếp: số đã thực hiện năm trước, số dự kiến thực hiện năm hiện hành và số ước thực hiện năm kế hoạch. Trong đó, từng nội dung thu và chi được lập chi tiết theo mục lục NSNN cũng như tổng hợp theo các nhóm chi. Biểu dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh trong năm tới của các hệ đào tạo được lập dựa trên thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các điều kiện đảm bảo tuyển sinh của Nhà trường.
Căn cứ vào số liệu bản kế hoạch tài chính được lập cho năm tiếp theo, Bộ GD&ĐT tham khảo và cấp NSNN cho Nhà trường, giao dự toán thu sự nghiệp và chi từ nguồn thu đó, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, đây vẫn là số liệu dùng để tham khảo và con số thực tế trong năm kế hoạch thường có sự chênh lệch so với số đã dự toán. Tác giả cho đây là điều khá bình thường bởi vì trong thực tế sẽ có những kế hoạch phát sinh không thể dự toán trước hết được và con số dự toán luôn hàm ý tính chất tham khảo.
62
- Kế hoạch chiến lược trung hạn: Kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn
2017 – 2022 và tầm nhìn đến 2030 của Nhà trường được ban hành kèm theo quyết định số 1980/ĐHSPKT ngày 22/11/2017 bao gồm các nội dung sau:
+ Phân tích yếu tố tác động bên ngoài, cơ hội, thách thức và hiện trạng bên trong, điểm mạnh và những mặt còn tồn tại của Nhà trường;
+ Tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục, các giá trị và văn hóa chất lượng của Nhà trường;
+ Các mục tiêu chiến lược đặt ra;
+ Các giải pháp và chiến lược thực hiện. Trong đó gồm 3 giải pháp lớn, trong mỗi giải pháp và chiến lược bao gồm các mục tiêu cụ thể, các chiến lược hoạt động để đạt được mục tiêu và hệ thống đo lường và các chỉ số thực hiện. Ba giải pháp lớn gồm các giải pháp về:
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ;
Cơ sở vật chất;
Tài chính. Và 7 chiến lược về:
Hệ thống quản lý – quản trị;
Đào tạo và người học;
Hệ thống thông tin và dạy học số;
Đảm bảo chất lượng;
Hợp tác trong và ngoài nước;
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Phục vụ cộng đồng.
Một trong những điểm quan trọng nhất của Kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn đó là phân tích được những định hướng phát triển 5 năm tiếp theo ở nhiều cấp độ và dựa trên nhiều mặt: quy mô đào tạo, số lượng SV dự kiến tuyển sinh, tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ SV có việc làm sau tốt nghiệp dự kiến, số chương trình và trình độ đào tạo, quy mô phát triển CSVC, nguồn nhân lực, số lượng, cấp độ, qui mô đề tài NCKH, dự án NCKH và chuyển giao công nghệ, hạ tầng CNTT phục vụ hoạt
63
động học tập trong giai đoạn mới, tài liệu học tập và cơ sở dữ liệu, giáo trình,… Và quan trọng nhất là dự kiến nguồn tài chính cần sử dụng trong 5 năm tới và nguồn huy động, tỷ lệ huy động nguồn tài chính đó đảm bảo tất cả các mục tiêu, các giải pháp đều được thực hiện theo tiến độ dự kiến.
Kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn là công cụ, là cách thức để đạt mục tiêu chung trên cơ sở khai thác tối đa những thế mạnh của Nhà trường, tận dụng các cơ hội bên ngoài, hạn chế, khắc phục những điểm yếu, nhận biết những nguy cơ để giúp phòng tránh hoặc giảm thiểu tác động xấu từ những nguy cơ, thách thức đó. Các giải pháp chiến lược cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố đó.
Ngoài ra, kế hoạch chiến lược cũng cho thấy định hướng và các chương trình hoạt động của Nhà trường đã lô-gic chưa, qua đó đánh giá sơ bộ tính khả thi của các mục tiêu và các hành động nhằm thực hiện mục tiêu, đồng thời thể hiện quyết tâm của Ban Lãnh đạo nhà trường trong một giai đoạn nhất định (5 năm).
Tuy nhiên, như phân tích ở trên, kế hoạch, dự toán tài chính cho 1 năm đã có những sự chênh lệch giữa dự kiến và thực tế, vì thế kế hoạch trung hạn không thể tránh khỏi những thiếu sót vì thời gian kế hoạch dài hơn. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cho phép điều chỉnh kế hoạch chiến lược trung hạn theo từng năm dựa trên những số liệu thực tế của năm đã thực hiện và những biến động của tình hình thực tế. Tất cả những điều chỉnh cũng sẽ được gửi cho Bộ GD&ĐT theo đúng thời gian quy định.
2.3.2. Quy chế chi tiêu nội bộ
Trường ĐH SPKT TPHCM là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí và quyết định các mức chi trong phạm vi Nhà nước cho phép để đảm bảo hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao. Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, Nhà trường chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và sự nghiệp trên cơ sở các quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc thù của đơn vị. Đây là cơ sở pháp lý để Nhà trường điều hành, quản lý việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là căn cứ để kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi [22].
64
Hiện tại, trường ĐH SPKT TPHCM đang áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ theo quyết định số 2390/QĐ-ĐHSPKT ngày 30/11/2016 của Hiệu trưởng và quyết đinh số 138/QĐ-ĐHSPKT ngày 4/1/2019 của Hiệu trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc QC CTNB Trường ĐH SPKT TPHCM. Trong đó, bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
- Về các khoản chi thu nhập tăng thêm: Ngoài tiền lương và phụ cấp lương
theo quy định của Nhà nước, Nhà trường còn chi các khoản thu nhập tăng thêm cho các đối tượng khác nhau và tính chất phục vụ khác nhau, chi tiết như sau:
+ Lương tăng thêm:
Lương tăng thêm = Hệ số lương tăng thêm x Định mức 1 hệ số x Hệ số điều chỉnh giảm
Trong đó:
Hệ số lương tăng thêm: dựa trên ngạch lương và hệ số lương cơ bản của Nhà nước và có sự khác biệt giữa cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý hành chính, nhân viên: đối với cán bộ giảng dạy từ 3.8 đến 10.0, đối với cán bộ quản lý hành chính và nhân viên từ 2.3 đến 5.5
Ngoài ra, để khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ, Nhà trường quy định mức lương tăng thêm cộng thêm đối với GV có trình độ Tiến sĩ trở lên, cụ thể như sau:
Viên chức loại A1, A2 nếu là Tiến sĩ được cộng thêm hệ số lương tăng thêm theo thâm niên công nhận tiến sĩ và công tác tại trường theo công thức sau:
Hệ số lương tăng thêm cộng thêm (TS) = 2 + 0.03 x n
Trong đó: n là số năm thâm niên là tiến sĩ tính trong thời gian công tác tại trường, n tối đa là 10 năm
Viên chức loại A2 được công nhận chức danh Phó Giáo sư (chưa có quyết định của Bộ Nội vụ chuyển sang ngạch A3) thì hệ số lương tăng thêm chi như viên chức loại A2 cộng thêm 4.4 (không cộng hệ số cộng thêm thâm niên của tiến sĩ)
Viên chức loại A3 nếu là PGS được cộng thêm
Hệ số lương tăng thêm cộng thêm (PGS) = 2 + 0.05 x n
65
Viên chức loại A3 nếu là Giáo sư và Giảng viên cao cấp được cộng thêm 3.5 hệ số lương tăng thêm (không cộng thêm thâm niên như PGS)
Định mức 1 hệ số lương tăng thêm bằng 1 hệ số lương tối thiểu của nhà nước (hiện hành là 1,490,000 đồng, định mức này sẽ thay đổi theo mức lương tối thiểu của nhà nước)
Hệ số điều chỉnh giảm: Điều chỉnh giảm tiền lương tăng thêm cho các trường hợp: GV dạy không đủ khối lượng giừ giảng định mức, cán bộ quản lý – nhân viên không làm đủ ngày công (nghỉ việc riêng, nghỉ không lý do) hoặc CBVC đạt danh hiệu lao động loại B hoặc bị kỷ luật khiển trách trở lên hoặc CBVC tập sự trong thời gian kéo dài (hưởng 50% lương tăng thêm), CBVC không thuộc diện xét lao động loại A, B và CBVC trong thời gian tập sự (hưởng 85% lương tăng thêm)
+ Phụ cấp khối hành chính:
Nội dung: dùng để trả thêm cho CBVC khối quản lý hành chính làm việc theo giờ hành chính.
Đối tượng chi: Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các Khoa, phòng, ban, Viện; CBVC làm việc khối hành chính theo quy định của trường.
Định mức chi phụ cấp khối hành chính theo QC CTNB hiện hành là: 1.2 hệ số lương tối thiểu nhà nước (hiện hành 1 hệ số lương tối thiểu nhà nước là 1,490,000 đồng/tháng, mức này sẽ thay đổi khi mức lương tối thiểu của nhà nước thay đổi)
+ Phụ cấp quản lý đào tạo tại trường (phụ cấp trách nhiệm):
Nội dung: Quỹ này dùng để chi cho cán bộ làm công tác quản lý hành chính và kiêm nhiệm công tác quản lý Chính quyền, Đảng, Đoàn thể; hoàn thành nhiệm vụ quản lý theo các quy định hiện hành.
Nguyên tắc: Mỗi người kiêm nhiệm nhiều chức vụ quản lý được tính như sau: Hệ số cao nhất hưởng 100%, hệ số cao thứ hai hưởng 50% và hưởng 25% tổng các hệ số còn lại. Tuy nhiên, nếu không đạt loại A của học kỳ trước do không hoàn thành nhiệm vụ quản lý sẽ không được hưởng tiền phụ cấp trách nhiệm học kỳ sau.
66
Định mức chi phụ cấp trách nhiệm: 1,200,000 đồng/hệ số
+ Quy định đối với hoạt động đào tạo chất lượng cao: được chi thêm tiền công quản lý, điều hành trực tiếp vào tiền lương hàng tháng với định mức: 700,000 đồng/hệ số.
+ Quy định đối với hoạt động đào tạo hệ Hợp tác quốc tế: chi têm tiền công quản lý điều hành trực tiếp và chi tiền trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan với định mức: 450,000 đồng/hệ số/tháng.
+ Chi tiền quản lý điều hành đào tạo tại địa phương: quỹ này dùng chi cho cán bộ làm công tác quản lý các lớp liên kết đào tạo tại địa phương; hoàn thành nhiệm vụ quản lý theo các quy định hiện hành với định mức thu là 8% tổng học phí tại địa phương và chi theo các chức danh và hệ số cụ thể.
+ Chi quản lý, điều hành các hoạt động dịch vụ: trường trích tỷ lệ % để chi cho các đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia quản lý, điều hành để động viên CBVC tích cực hơn trong việc thúc đẩy tăng nguồn thu cho nhà trường: trích 5% tổng thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng; trích 10% trên số thu từ hoạt động đào tạo ngắn hạn của các đơn vị nộp về trường; trích 5% trên số thu từ hoạt động đào tạo tại các Trung tâm nộp về trường; trích 5% trên số thu từ tiền thu học lại hệ không chính quy tại các địa phương. Ngoài ra, Phòng Quan hệ doanh nghiệp và Trung tâm dịch vụ sinh viên trình phê duyệt mức chi tương ứng, tối đa 30% nguồn thu vận động tài trợ cho các hoạt động dịch vụ phòng Quan hệ doanh nghiệp và Trung tâm dịch vụ sinh viên (không bao gồm tài trợ học bổng) để chi cho các nội dung quản lý, bảo vệ, vệ sinh, phục vụ cho từng hoạt động.
- Về chi tiền giảng dạy: Giảng viên có nghĩa vụ hoàn thành số tiết giảng dạy
theo quy định, nghĩa vụ NCKH và nghĩa vụ khác theo quy định tại quyết định số 2194/QĐ-ĐHSPKT ngày 21/11/2016 về việc ban hành chế độ làm việc đối với giảng viên. Nhà trường không chi tiền giảng dạy cho GV dạy đúng và đủ số tiết theo quy định mà chỉ chi cho GV dạy vượt giờ chuẩn các lớp chính quy, GV giảng dạy các lớp tại chức, hợp tác quốc tế, đào tạo chất lượng cao.
67
Theo đơn giá giờ giảng dạy hệ đại học chính quy: Tập sự, trợ lý giảng dạy: 50,000 đồng/tiết; giảng viên, thạc sĩ, GV trung học: 70,000 đồng/tiết (lớp đại trà)và 150,000 đồng/tiết (lớp CLC); GV chính, tiến sĩ, GV trung học cao cấp: 80,000 đồng/tiết (lớp đại trà) và 180,000 đồng/tiết (lớp CLC); phó giáo sư, tiến sĩ khoa học: 110,000 đồng/tiết (lớp đại trà) và 270,000 đồng/tiết (lớp CLC); giáo sư, GV cao cấp: 140,000 đồng/tiết (lớp đại trà) và 360,000 đồng/tiết (lớp CLC).
Theo đơn giá giờ giảng hệ sau đại học: lớp NCS và lớp cao học ban ngày có mức đơn giá là 100,000 đồng/ tiết; 150,000 đồng/ tiết; 180,000 đồng/tiết; lớp cao học ban đêm là 130,000 đồng/tiết; 180,000 đồng/tiết; 210,000 đồng/tiết đối với các chức danh lần lượt là: tiến sĩ; phó giáo sư, tiến sĩ khoa học; giáo sư.
Đối với chương trình liên kết đào tạo quốc tế: có đơn giá từ 150,000 đồng/tiết (trợ giảng cơ hữu có trình độ thạc sĩ) đến 350,000 đồng/ tiết (giảng viên cơ hữu có học hàm Giáo sư)
Chi tiền giảng dạy và tàu xe đi giảng dạy hệ vừa làm vừa học: Đối với giảng viên của trường tham gia giảng dạy hệ vừa làm vừa học có đơn giá giờ giảng tính bằng đơn giá hệ đại học chính quy đại trà cộng với đơn giá hệ số địa lý từng địa phương (từ 1.5 đến 3.8) với đơn giá hệ số địa lý là 13,000 đồng/hệ số. Thanh toán tiền tàu, xe đi giảng tùy từng địa phương mà nhà trường chi từ 200,000 đồng đến 700,000 đồng hoặc vé máy bay đối với các tỉnh ở xa: Gia Lai, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Quảng Trị. Cơ sở liên kết hỗ trợ vé xe khách, tàu hỏa hoặc máy bay ở một số địa phương (ở những địa phương này nhà trường không chi hỗ trợ nữa). Đối với giảng viên mời giảng ở địa phương mức chi áp dụng theo từng hợp đồng cụ thể nhưng không vượt quá 120% giá trị đơn giá giảng dạy chính quy tại trường.
- Chi công tác phí trong nước: CBVC đi công tác theo yêu cầu của Nhà
trường hoặc đi dự hội thảo, hội nghị ngoài trường được Ban Giám hiệu phê duyệt thì được thanh toán các khoản sau:
Tiền tàu xe: tiền vé phương tiện giao thông công cộng hoặc vé máy bay (đối với BGH, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn trường, Trưởng, phó phòng, khoa, ban, trung tâm đi công tác theo sự
68
điều động); tiền taxi hoặc phương tiện giao thông khác phục vụ cho mục đích trong chuyến đi công tác.
Phụ cấp công tác phí: là khoản tiền trường chi trả cho người đi công tác hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt khi phải nghỉ lại nơi công tác với định mức 100,000 đồng/ngày đến 250,000 đồng/ngày tùy từng đối tượng.
Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác: tùy từng đối tượng đi công tác lẻ sẽ được chi từ 700,000 đồng/ngày đến 900,000 đồng/ngày khi đi công tác tại các thành phố trực thuộc trung ương; 600,000 đồng/ngày đến 800,000 đồng/ngày khi công tác tại các tỉnh, thành khác. Khi đi công tác theo đoàn thì mức chi sẽ thấp hơn