Sự phát triển của ML Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động marketing đa cấp tại công ty TNHH noni vina thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 39 - 42)

3. Lịch sử hình thành của marketing đa cấp

4.2.Sự phát triển của ML Mở Việt Nam

Ở Việt Nam, hình thức marketing đa cấp đã xuất hiện từ những năm 1998 - 2000. Marketing đa cấp đã có mặt tại Việt Nam như một sự hội nhập tất yếu của tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21. Ngày 24/08/2005, nghị định 110/NĐ - CP về quản lý hoạt động bán hàng trong Marketing đa cấp ra đời là một bước ngoặt lịch sử khẳng định làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt đầu.

Sau khi có Luật và Nghị định của Chính phủ, tính đến đầu năm 2006, Sở Thương mại Tp. Hồ Chí Minh đã cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho 7 doanh nghiệp. Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh, tính đến hết ngày 31/01/2007, trên toàn quốc có 25 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, trong đó 11 doanh nghiệp đăng ký tại Hà Nội, 12 tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 tại Đồng Nai và 1 tại Bình Dương. Các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và đồ gia dụng. Cũng theo báo cáo này, tính đến thời điểm đó có 56 địa phương trên toàn quốc có doanh nghiệp thông báo tổ chức bán hàng đa cấp. (Nguồn: [IV,6] ) .

Tính đến hết ngày 31/12/2007, Sở Thương mại Tp.Hồ Chí Minh đã cấp 14 giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho 14 doanh nghiệp (trong đó thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp của 2 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Sinh Lợi và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ích Lợi). Ngoài ra, Sở cũng đã nhận được

thông báo tổ chức bán hàng đa cấp của 8 doanh nghiệp được cấp phép từ các tỉnh, thành phố khác. Hoạt động bán hàng đa cấp tại Tp. Hồ Chí Minh đang dần đi vào khuôn khổ, số lượng người tham gia ngày càng tăng và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng.

Trong số 12 doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng đa cấp, có 9 doanh nghiệp thường xuyên nộp báo cáo theo quy định và hàng hóa chủ yếu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, điện tử, hàng gia dụng...

Tính đến ngày 31/12/2007, kết quả hoạt động như sau:

- Số người tham gia bán hàng đa cấp: 247.510 người (tăng 27,8% so cùng kỳ) - Doanh thu bán hàng: 503.507 tỷ đồng (tăng 59% so cùng kỳ)

- Số thuế đã nộp của doanh nghiệp: 118,7 tỷ đồng (tăng 91,4% so cùng kỳ) - Số thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp hộ người tham gia: 16,7 tỷ đồng (tăng 108,8% so cùng kỳ)

Trong đó, Công ty TNHH thương mại Lô Hội có số người tham gia bán hàng đa cấp cao nhất: 192.446 người (tăng 42% so cùng kỳ), doanh thu bán hàng đạt 229,3 tỷ đồng (tăng 70,6% so cùng kỳ). Công ty cổ phần Kim Đô có số người tham gia bán hàng thấp nhất 82 người. Công ty TNHH Bảo Lan Thiên Sư và Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ thực phẩm công nghệ Ai On đã được cấp giấy phép nhưng chưa phát sinh hoạt động.

Tính đến ngày 24/03/2009, Sở Công thương Hà Nội đã cấp phép cho 18 doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hang đa cấp, trong số đó có 4 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động. Còn tại Tp.Hồ Chí Minh, theo số liệu mới nhất được cập nhật ngày 13/05/2009, có 19 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho tới thời điểm này và trong đó, có 3 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép hoạt động.

( Nguồn: [IV,8]; [IV,9] )

Mặc dù Nghị định 110/2005/NĐ-CP quản lý bán hàng đa cấp đã chính thức ra đời và có hiệu lực từ ngày 24/08/2005 nhưng cho đến thời điểm này, bán hàng đa cấp cũng chưa thực sự phù hợp với môi trường kinh doanh và tâm lý của người Việt Nam. Một mặt, do đa phần những người tham gia vào hoạt động này thường là

những người nghèo và thiếu hiểu biết. Hơn thế nữa, việc quản lý hoạt động này vẫn chưa nghiêm nghặt nên tình trạng “lừa nhiều, tử tế ít” vẫn còn tồn tại.

CHƢƠNG II

HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI CÔNG TY TNHH NONI VINA

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động marketing đa cấp tại công ty TNHH noni vina thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 39 - 42)