2. Các mô hình của marketing đa cấp
2.5. Phân biệt mô hình marketing đa cấp với mô hình kinhdoanh hình
Marketing đa cấp ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người ngưỡng mộ đồng thời cũng không ít người phản đối. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nghi ngờ hoặc phản đối chính là sự lẫn lộn giữa marketing đa cấp, dạng kinh doanh hợp pháp với hình tháp ảo là dạng lừa đảo đang bị cấm ở tất cả các nước trên thế giới.
Hình tháp ảo là một mưu đồ phi pháp trong đó phần lớn những người tham gia sau (ở đáy hình tháp) phải trả tiền cho những người tham gia trước (ở đỉnh hình tháp). Mỗi một người mới phải trả một khoản phí cơ hội cho những người ở trên đỉnh hình tháp và lợi nhuận có được của người đó chính là sự chi trả của những người kế tiếp đó nữa. Ví dụ: người tham gia phải trả một khoản đầu tư từ nhỏ cho đến hàng nghìn USD. Trong ví dụ này, 1000 USD bỏ ra để mua một vị trí trong nhóm ở tầng thấp nhất 500 USD sẽ vào túi của người trực tiếp tham gia trước, và 500 USD vào túi của những người trên đỉnh hình tháp, những người sáng lập. Nếu
hình tháp theo biểu đồ lấp đầy người tham gia, thì người sáng lập sẽ kiếm được 16.000 USD trong khi phân phối viên ở đáy hình tháp sẽ mất 1000 USD. Khi người sáng lập nhận được tiền rồi, nhóm của anh ta sẽ tách ra và người kế tiếp anh ta (ở tầng thứ hai) sẽ thay thế vị trí của anh ta. Chỉ khi đó thì tầng thứ hai mới bắt đầu có lợi nhuận. Để trả hoa hồng cho cả hai, 32 vị trí trống sẽ được thêm vào ở đáy hình tháp, và sự lôi kéo người mới tiếp tục diễn ra.
Mỗi một lần một tầng chuyển lên đỉnh, một tầng mới được thêm vào ở đáy hình tháp, mỗi lần gấp đôi lần trước đó. Nếu đủ người tham gia, phân phối viên và 15 người khác cùng mức của người đó sẽ chuyển lên đỉnh. Tuy nhiên để thu thập đủ người để có thu nhập, thì buộc phải lôi kéo được 512 người, một nửa số đó mất mỗi người 1000 USD.
Dĩ nhiên, hình tháp có thể sụp đổ rất lâu trước khi có người leo lên tới đỉnh. Để cho mọi người trong hình tháp ảo đều có lợi nhuận, thì số lượng người mới tham gia vào phải là “vô tận”.
Cả hai kiểu đều sử dụng sức mạnh của cấp số nhân, nghĩa là mạng lưới càng về sau càng rộng ra. Cả hai đều có dòng tiền từ dưới lên và dòng giá trị khác từ trên xuống. Điểm khác nhau cơ bản chính là ở chỗ này. Nếu như trong marketing đa cấp, giá trị đi xuống là sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, mang lại giá trị đích thực tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì trong hình tháp ảo, giá trị đi xuống là một giá trị ảo chỉ có giá trị tạm thời trong nội bộ hình tháp hoặc không có giá trị gì, cũng có thể là một giá trị có tác dụng nhỏ hơn, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Trong hình tháp ảo, mọi người tham gia chỉ mục đích có mã số hoạt động, giới thiệu người khác mà không quan tâm đến sản phẩm có hiệu quả hay không. Chính vì thế thu nhập của người vào trước chỉ có thể dựa trên đóng góp của người vào sau. Đây là hình thức lừa người lân cận và đến một lúc nào đó thì tan vỡ. Trong marketing đa cấp, người ta thường nói nhiều về luân lý, nhân cách, ý chí, còn trong hình tháp ảo người ta thường đưa ra những lời hứa hẹn làm giàu nhanh và dễ dàng.
• Sản phẩm. Một công ty MLM hợp pháp có sản phẩm hợp pháp sẽ được khách hàng mua ngay cả khi họ chưa gia nhập vào công ty. Còn các công ty tháp ảo thì không có sản phẩm, hoặc có chăng là sản phẩm “ảo”.
• Chi phí đầu vào. Các công ty tháp ảo thường có một chi phí đầu vào rất lớn. Các công ty này thường bắt buộc mua hàng (hàng đống sản phẩm không nổi tiếng) gọi là “chi phí đầu vào” thì mới được tham gia vào công ty. Trong khi đó, hầu hết các công ty MLM chỉ có một số chi phí nhỏ (thường là từ 10USD – 50USD) để đăng ký, mua tài liệu và bản tin công ty.… Và người ta sẽ không trả hoa hồng trên số tiền phí đăng ký này.
• Hứa hẹn thu nhập. Các công ty kinh doanh tháp ảo thường đưa ra những tuyên bố thu nhập rất lớn mà không cần phải bỏ ra nhiều sức lực. “Kiếm được 50.000 USD trong 90 ngày!”, đó là một ví dụ điển hình của kiểu tuyên bố như thế. Các công ty MLM chân chính sẽ làm cho người phân phối hiểu rõ rằng thu nhập của họ hoàn toàn dựa vào khả năng làm việc và cống hiến của họ.
Về mặt cơ bản, nếu một công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy, và tiền hoa hồng phát sinh từ việc mua hàng thông thường, có thể khá chắc chắn rằng đó không phải là hình thức tháp ảo.
Còn bây giờ chúng ta cùng xem xét hai tính chất cơ bản mà các chuyên viên giám định có thẩm quyền thường sử dụng để xác định chương trình nhiều tầng có phải là hợp pháp hay không:
- Thứ nhất - đó là tính chất tập trung của Sơ đồ kinh doanh. Cụ thể là nó trả thưởng cho những người cộng sự:
a) Chỉ do họ cuốn hút người khác vào chương trình?
b) Do bán hàng hóa hoặc dịch vụ tới tận hay người tiêu dùng?
Nếu như chính sách này nhằm vào thu nhập của các thành viên thông qua tuyển chọn thì đó là mô hình "hình tháp ảo". Nếu cơ cấu tiền thưởng phụ thuộc vào việc bán sản phẩm và làm dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng thì phải là lúc giai đọan đầu của cuộc thử nghiệm đã qua.
- Tính chất thứ hai dựa trên cơ sở là chính sách tiền thưởng hoạt động thực sự như thế nào. Với bất kỳ một sơ đồ kinh doanh nào thì các chuyên gia đều chỉ
đánh giá được nó thông qua hoạt động thực tế của các nhà phân phối. Nếu chính sách thưởng nghiêng về việc tuyển người hơn là việc bán hàng thì vẫn bị coi là "hình tháp ảo".