Mô hình ma trận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động marketing đa cấp tại công ty TNHH noni vina thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 25 - 27)

2. Các mô hình của marketing đa cấp

2.2. Mô hình ma trận

Ma trận là một cấu trúc mới hơn xuất hiện từ lúc máy tính có giá rẻ và phong phú hơn, tức là nó được phổ biến rộng rãi vào những năm 80. Một sơ đồ ma trận có một “hình dạng” cố định quyết định lấy tính qui mô của một tuyến dưới mà phân phối viên có thể hưởng, nó giới hạn đóng khung cách bố trí mạng lưới. Ví dụ, nếu công ty nào đó sử dụng sơ đồ ma trận 5x7, như vậy nhà phân phối có không quá 5 người tuyến trực tiếp và có thể được hưởng không quá 7 cấp độ (7 người, không có các thế hệ li khai). Nếu đã có 5 người ở tuyến trực tiếp rồi, bất cứ người nào giới thiệu vào trong tương lai sẽ phải nằm ở đâu đó dưới tuyến của 5 người trực tiếp đó. Điều đó không có nghĩa là một người chỉ có 5x7 hoặc 35 người trong tuyến dưới, thực tế là: mỗi người trong số 5 người trực tiếp có thể có 5 người trên tuyến trực tiếp của họ, và cứ như thế. Do đó một sơ đồ ma trận có thể tạo ra 5+5^2+5^3+5^4 … hoặc khoảng 100.000 người. Trên lý thuyết là như vậy. Nhưng thực tế thì hiếm khi một sơ đồ ma trận 5x7 đạt được 2 – 3 %. Mật độ bị giới hạn nhanh chóng đẩy sự phát triển ở những người năng động đi xuống và vượt qua khỏi sơ đồ ma trận.

Nhiều công ty ra đời sau này đang sử dụng các sơ đồ trả thưởng ma trận. Có nhiều hình thức như 5x7, 2x12, 3x3 và nhiều hình thức khác. Không phải sơ đồ ma trận luôn diễn ra một cách công bằng; thông thường luôn phải có một “nhánh” năng động phát triển bên ngoài đáy sơ đồ ma trận trước khi các “nhánh” khác thực hiện phần còn lại của ma trận. Nhưng chính tính đơn giản của các sơ đồ ma trận đã rất hấp dẫn được nhiều người.

Hình 5: Minh hoạ mô hình trả thưởng ma trận 3x3

(Nguồn [I,6])

Kế hoạch Ma trận giới hạn độ rộng của mỗi cấp trong một nhóm phân phối, bắt buộc những người phân phối nhiệt tình phải chồng chất các tân binh của họ lên trên những người đã không bảo trợ cho họ.

- Ưu điểm

Những người sáng lập ra hệ thống ma trận này cho rằng đó là một cách tốt trong việc thúc đẩy mọi người hỗ trợ cho tuyến dưới của mình, bởi vì họ sẽ phải bố trí người nằm dưới tuyến của các nhà phân phối tuyến dưới của họ.

Hình thức này còn có khả năng duy trì sự năng động của người tham gia bởi vì họ không hề muốn mất đi những tuyến dưới “miễn phí” được cung cấp từ tuyến trên của họ.

- Nhược điểm

Đây là một kiểu trả thưởng MLM cho những nhà phân phối hoạt động yếu hoặc không hoạt động, nếu họ làm việc, họ đã có những người dưới họ, có nhiều nguy cơ nhà phân phối đã có đủ tầng một sẽ sắp đặt người của mình dưới những người không làm việc. Điều đó dẫn đến tâm lí ỷ lại, lôi kéo những kẻ lười nhác chỉ muốn được vào sớm để người đỡ đầu tuyển người cho họ và ăn hoa hồng trên thành quả của người khác.

Các sơ đồ ma trận còn lạm dụng những người trên cùng, bởi vì họ phải xếp đặt những thành viên mới ở xa tận dưới sơ đồ ma trận của mình. Sau một thời gian họ sẽ hưởng hoa hồng càng ít đi từ những thành viên mới mà họ mất rất nhiều công sức mới thuyết phục được.

Hơn thế nữa, nó làm mất uy tín của những người đỡ đầu, bởi vì họ phải sắp xếp những người mà họ tuyển được vào tầng rất thấp (giả sử là tầng 4), nó làm phát sinh các vấn đề liên quan tới việc đào tạo và chia sẻ của phân phối viên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động marketing đa cấp tại công ty TNHH noni vina thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)