Danh tiếng và thương hiệu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Huế (Trang 32 - 33)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.1.7.1.Danh tiếng và thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp. Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sựkhác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.

Đây là một yếu tốcó tính chất tổng hợp, là kết quảcủa nhiều yếu tốcấu thành. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp không phải là kết quả có được một sớm một chiều mà được hình thành thông qua một quá trình lâu dài, phức tạp.

Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, khó đánh giá, nhưng được cho là có giá trị gấp nhiều lần so với khối tài sản hữu hình của doanh nghiệp.

Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thểphát triển, duy trì thành công thương hiệu của mình. Vì lẽ đó, chi phí cho hoạt động phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, mức độ nổi tiếng của sản phẩm của doanh nghiệp, sự phổ dụng, mức độ ưa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm… cũng vượt trội hơn so với đối thủcạnh tranh. Ngoài ra, đây cũng là một điều kiện tiền đềcho việc đưa ra sản phẩm mới, hay phát triển thị trường mới được thuận lợi, dễ dàng hơn so với đối thủ.

Với điều kiện kinh doanh hiện tại như ngày nay, việc xây dựng, duy trì và phát huy danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp cũng được coi là một trong những nhiệm vụ sống còn, cần không ít những mảng, miếng phù hợp với chi phí không hềnhỏ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Huế (Trang 32 - 33)