4. Phương pháp nghiên cứu
1.1.7.4. Các tiêu chí khác
Ngoài các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã liệt kê ở trên đây, có thể kể đến một số yếu tố khác cũng thường được dùng khi đánh giá như chất lượng sản phẩm, chi phí sửdụng sản phẩm, dịch vụ sau khi bán…
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp nào có cùng sản phẩm đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất.. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người ta càng có xu hướng lựa chọn hàng hoá đẹp, tốt, có chất lượng cao hơn là chọn hàng hoá có giá rẻ. Tuỳtheo mặt hàng mà tiêu chí chất lượng có thể thay đổi. Đối với hàng tiêu dùng, thì những hàng hoá có kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp với thị hiếu, chất lượng tốt....
sẽ thu hút khách hàng và được lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bịmáy móc, tiêu dùng dài ngày thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy cao, tiện nghi sử dụng là những yếu tốquyết định.
Giá bán sản phẩm, dịch vụcũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp biết hoạt động, biết tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, giảm thiểu chi phí, do vậy giá bán sản phẩm, dịch vụ hạ mà vẫn có lãi. Ngược lại, cũng trong điều kiện như vậy nếu doanh nghiệp tổchức hoạt động không tốt, giá bán sản phẩm, dịch vụcao sẽlàm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng là một yếu tốquan trọng để doanh nghiệp, ngành nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình, và cho bản thân doanh nghiệp.Thực tếcho thấy rằng, hàng hoá của hai doanh nghiệp có chất lượng, giá cả tương đương nhau thì khách hàng sẽ chọn hàng được doanh nghiệp phục vụ kỹ thuật hoàn hảo khi bán và sau bán (hậu mãi). Điều này sẽ khiến khách hàng yên tâm, thoải mái hơn, tạo một ấn tượng đẹp nơi khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp mau chóng phát hiện ra những thiếu sót, nhược điểm của sản phẩm và đòi hỏi mong muốn của khách hàng... Từ đó, sẽnângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp