4. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viettel
Quảng Trị
Được thành lập từ năm 2004, lực lượng lao động của Viettel Quảng Trị ban đầu chỉmới 30 nhân viên quản lý trên toàn tỉnh. So với VNPT Quảng Trịtạo thời điểm đó, số lượng nhân viên của Viettel Quảng Trị chỉ chiếm 10%. Qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Viettel Quảng Trị đã tạo dựng cho mình con sốthị phần các dịch vụcung cấp kháấn tượng. Những giải pháp mà Viettel Quảng Trị đã áp dụng để thực hiện được điều đó là:
- Với chiến lược tiết kiệm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả lao động, Viettel Quảng Trị đã chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cộng tác viên để sử dụng làm kênh phân phối và quan trọng hơn đây là lực lượng lao động với giá nhân công thấp hơn so với nhân viên chính thức.
- Đầu tư có trọng điểm, xác định đúng thị trường mục tiêu: Trong khi các đối thủ đang chú trọng vào các thị trường có thu nhập cao thì ngược lại Viettel tập trung vào đối tượng khách hàng có nhu cầu thấp như sinh viên, học sinh, nông dân, công nhân,...Xây dựng các chính sách ưu đãi cho cácđối tượng này để nhanh chóng chiếm thịphần trước khi đối thủkhác triển khai.
- Về nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo phát triển nhân lực, thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực nhân viên, xây dựng cơ chế luân chuyển đổi với các vị trí không đạt chuẩn , không hoàn thành nhiệm vụ kể cả các vị trí lãnh đạo cấp cao. Xây dựng cơ chếtạo động lực chú trọng vào việc thu hút nhân tài tránh chảy máu chất xám. - Tác phong làm việc chuyên nghiệp, giải quyết vấn đề nhanh chóng kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường.
- Chính sách giá cước linh hoạt cho từng vùng miền, địa bàn nông thôn, thành thị, từng đối tượng khách hàng... nhờ đó đã thu hútđược sựquan tâm của khách hàng.