Quản lý thu, chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 28)

8. Kết cấu luận văn

1.2Quản lý thu, chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện

1.2.1 Khái niệm về quản lý thu, chi ngân sách huyện

Quản lý thu, chi NSNN huyện là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi NSNN huyện theo đúng quy định của pháp luật nhằm khai thác tốt nguồn thu, sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH trên địa bàn huyện.

1.2.2 Nội dung quản lý thu ngân sách huyện

Thu ngân sách Nhà nước huyện là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc chi ngân sách huyện. Nguồn thu ngân sách huyện. Theo Khoản 3 Điều 3, Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tiền Giang thì nguồn thu ngân sách huyện gồm:

Một là, các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%:

-Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, kinh doanh cá thể do cấp huyện quản lý;

19 -Tiền sử dụng đất do cấp huyện quản lý;

-Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước do cấp huyện quản lý;

-Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do huyện quản lý; -Lệ phí trước bạ (trừ lệ phí trước bạ nhà, đất);

-Thu từ bán tài sản Nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý;

-Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện;

-Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan Nhà nước cấp huyện thực hiện.

-Lệ phí do các cơ quan Nhà nước cấp huyện thực hiện thu;

-Thu cấp quyền khai thác khoáng sản đối với giấy phép do cấp huyện cấp; -Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan Nhà nước cấp huyện quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

-Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện xử lý;

-Tiền đền bù thiệt hại đất thuộc cấp huyện quản lý;

-Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;

-Thu kết dư ngân sách cấp huyện;

-Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật; -Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;

-Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện từ năm trước chuyển sang.

Hai là, các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã:

-Thuế giá trị gia tăng thu từ cá nhân, hộ kinh doanh do cấp xã quản lý thu; -Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không kể Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân về hoa hồng các đại lý xổ số kiến thiết, bảo

20 hiểm,...);

-Lệ phí trước bạ nhà, đất.

1.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách huyện

Chi ngân sách huyện là việc Nhà nước cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đời sống KT – XH theo các nguyên tắc nhất định. Theo Khoản 2 Điều 4, Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tiền Giang thì chi ngân sách huyện gồm các khoản chi chủ yếu sau:

Chi đầu tư phát triển:

-Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do cấp huyện, xã quản lý theo quy định;

-Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước, đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp do cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật;

-Các khoản chi khác của cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề; -Sự nghiệp y tế;

-Sự nghiệp văn hóa thông tin; -Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; -Sự nghiệp thể dục thể thao;

-Sự nghiệp bảo vệ môi trường; -Các hoạt động kinh tế;

-Chi bảo đảm xã hội;

-Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

-Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định;

21

-Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương quản lý;

-Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi chuyển nguồn sang năm sau.

Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã

1.2.4 Nguyên tắc quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện

Nguyên tắc quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện phải đảm bảo các nội dung theo Điều 8 của Luật NSNN như sau:

- Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.

- Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước.

- Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

- Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

- Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy Nhà nước.

- Ngân sách Nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.

22

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

- Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước.

- Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

- Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN.

1.2.5 Quy trình quản lý thu, chi ngân sách huyện

Quy trình quản lý thu, chi ngân sách được hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ qu tr nh quản lý ngân sách Lập dự toán NS Kế toán Kiểm toán NSNN Chấp hành NSNN Quyết toán NSNN

23

* Lập dự toán NSNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vào thời điểm tháng 6 hàng năm, sau khi UBND tỉnh hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau, UBND cấp huyện (do phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu) thực hiện hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo Chi cục thuế huyện lập dự toán thu ngân sách Nhà nước cho năm sau, tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND xem xét trước khi báo cáo sở Tài chính, Cục thuế tỉnh.

Trong thời điểm tháng 9 hàng năm, sau khi nhận thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau của UBND cấp tỉnh, phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp tục tham mưu UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Vào thời điểm tháng 12 hàng năm, Sau khi nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách được cấp trên giao, phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu UBND huyện trình HĐND quyết định dự toán thu, chi ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách huyện, báo cáo UBND tỉnh, sở Tài chính, sở Kế hoạch và đầu tư về kết quả phân bổ dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện quyết định.

- Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, dự toán thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp xã trước ngày 31/12 của năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được HĐND huyện quyết định, UBND huyện báo cáo UBND tỉnh và sở Tài chính về dự toán ngân sách đã được HĐND quyết định.

- Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách huyện, trình HĐND huyện quyết định theo yêu cầu của UBND tỉnh trong trường hợp Nghị quyết của HĐND huyện không phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách tỉnh giao.

- Yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.

24

Sau khi UBND huyện ban hành quyết định về dự toán thu, chi ngân sách của năm sau, Chi cục thuế phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, các cơ quan được giao dự toán thu và UBND cấp xã để tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách.

- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, Chi cục thuế giao dự toán cho các đội trực thuộc Chi cục thuế, tổ chức thực hiện thu trên cơ sở sổ bộ thuế ổn định. Đối với các ngành thực hiện bằng biên lai thu tiền do Chi cục thuế cung cấp. Tất các khoản thu NSNN phải nộp trực tiếp tại KBNN huyện.

- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu khác ngân sách, … công chức Tài chính – Kế toán cấp xã tham mưu để thu bằng biên lai thu tiền do Chi cục thuế cung cấp, sau đó nộp tiền vào KBNN huyện.

- Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách Nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.

- Định kỳ (tháng, quý, năm), Chi cục thuế thực hiện việc quyết toán thuế đúng theo quy định của Luật NSNN và Luật quản lý thuế đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện thu NSNN báo cáo Cục thuế tỉnh, UBND huyện và phòng Tài chính – Kế hoạch để làm cơ sở điều hành thực hiện cân đối ngân sách.

- Hết thời gian chỉnh lý quyết toán, số thu ngân sách phải được đối chiếu khớp đúng giữa 3 đơn vị là Chi cục thuế, phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước cấp huyện để làm cơ sở cho việc tổng hợp quyết toán năm ngân sách.

Đối với tổ chức thực hiện chi: Trên cơ sở dự toán đã được duyệt, phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với KBNN huyện, đơn vị sử dụng ngân sách để tiến hành tổ chức cấp phát kinh phí thông qua Kho bạc Nhà nước. Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

25

Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc chấp hành NSNN phải đảm bảo điều kiện:

- Nguồn kinh phí có trong dự toán NSNN được giao.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.

- Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để thực hiện; trừ những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên nhưng phải đảm bảo được nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Việc công khai ngân sách đối với các đơn vị dự toán ngân sách được thực hiện theo Thông tư 61/2017/TT– BTC ngày 15/6/2017 và Thông tư số 90/2018/TT– BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính, (đối với NSNN cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo Thông tư 343/2016/TT– BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính).

- Đối với chi đầu tư, phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện cấp phát qua Kho bạc theo Quyết định giao vốn của UBND huyện cho từng dự án.

+ Căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền quyết định và dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ gửi KBNN nơi giao dịch đề nghị thanh toán nếu đã đủ điều kiện chi hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định của Luật NSNN;

+ KBNN kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư gửi đến và các điều kiện chi hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định của Luật NSNN thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi ngân sách theo quy định.

Chi ngân sách huyện được thực hiện theo 2 hình thức như sau:

- Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ KBNN (Điều 18, Thông tư 342/2016/TT-BTC) gồm:

+ Chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã

26

hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được NSNN hỗ trợ kinh phí và các đơn vị được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 28)