Những kinh nghiệm về công tác quản lý thu

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 41)

8. Kết cấu luận văn

1.5.1 Những kinh nghiệm về công tác quản lý thu

- Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, đặc biệt phân tích cụ thể nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu. Xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả. Tất cả các khoản thu đều được quản lý qua ngân sách, Tập trung huy động tất cả các khoản thu phát sinh ngoài ngân sách, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Thực hiện tốt công tác hiệp thương, tư vấn thuế, đảm bảo nguyên tắc công khai công bố về mức thuế, số thuế của hộ kinh doanh đúng theo qui định.

32

- Thường xuyên tổ chức gặp gỡ với doanh nghiệp, hộ kinh doanh để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, trao đổi chính sách thuế đồng thời biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

- Phát động kế hoạch thi đua thu ngân sách ngay từ đầu năm, xem công tác thu ngân sách là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

- Thực hiện tốt công tác rà soát, phối hợp giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và UBND các xã, thị trấn trong việc quản lý thuế. 1.5.2 Những kinh nghiệm về công tác quản lý chi

- Thực hiện tốt việc phân bổ dự toán ngay từ đầu năm. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, giảm thiểu tối đa tình trạng cơ chế xin cho.

- Thực hiện tốt công tác kế toán, quyết toán, công khai ngân sách đồng thời không để sai phạm vào các hành vi bị cấm trong thực hiện Luật NSNN.

- Tham thảo kết luận thanh tra, kiểm toán của các đơn vị, địa phương khác để rút kinh nghiệm nhằm hạn chế các thiếu sót trong quá trình quản lý.

- Áp dụng nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân c ng làm” để góp phần khuyến khích xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua việc huy động đóng góp của người dân và của khu vực ngoài quốc doanh nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó sẽ khái quát được những khái niệm về ngân sách Nhà nước, những nội dung, nguyên tắc, vai trò và quy trình quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước đồng thời rút ra đuợc những kinh nghiệm từ công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện lân cận, làm tiền đề nghiên cứu cho các chương tiếp theo.

34

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ GẠO

2.1 Khái quát về tình hình KT –XH, bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch và hiện trạng thu, chi ngân sách huyện Chợ Gạo hiện trạng thu, chi ngân sách huyện Chợ Gạo

2.1.1 Đặc điểm về tình hình kinh tế – xã hội của huyện Chợ Gạo

Huyện Chợ Gạo có vị trí địa lý nằm ở phía Đông của tỉnh Tiền Giang, phía bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp sông Tiền (qua tỉnh Bến Tre), phía Tây giáp Thành phố Mỹ Tho và phía đông giáp huyện Gò Công Tây. Chợ Gạo là huyện thuộc vùng kinh tế trung tâm của tỉnh Tiền Giang với diện tích tự nhiên là 23.089 ha, chiếm 9,22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Số đơn vị hành chính của huyện là 18 xã và 1 thị trấn, tổng dân số năm 2019 là 187.711 người; trong đó dân số thành thị là 9.010 người, chiếm 4,8% dân số toàn huyện, dân số nông thôn là 178.701 người, chiếm 95,2% dân số toàn huyện. Đến cuối năm 2019, huyện Chợ Gạo có 21 Hợp tác xã, 86 tổ hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp, 358 doanh nghiệp và 2.920 hộ kinh doanh đang hoạt động với tổng số vốn là 3.850 tỷ đồng. Chợ Gạo có vị trí địa lý khá thuận lợi trong liên kết phát triển tốt với các địa phương trong và ngoài huyện thông qua hệ thống đường bộ, đường thủy trên địa bàn huyện như Quốc lộ 50 nối với Quốc lộ 1 từ thành phố Mỹ Tho, đi qua địa bàn huyện và hướng về huyện Gò Công Tây, các tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.877, ĐT.879, ĐT.879B, ĐT.879C, ĐT 879D,…Trong đó đường 879C kết nối huyện Châu Thành tỉnh Long An, đường 879D kết nối huyện Cần Đước tỉnh Long An sẽ rút ngắn khoảng cách đến thành phố Hồ Chí Minh. Về đường thủy, có sông Bảo Định chảy theo hướng Nam – Bắc nối với sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho kết nối với sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An; kênh Chợ Gạo nối với sông Tiền tại vàm rạch Kỳ Hôn, chảy theo hướng Nam – Bắc qua Long An về Sài Gòn. Hệ thống giao thông đường thủy: sông Tiền và kênh Chợ Gạo là các tuyến giao thông đường thủy có vai trò quan trọng trong

35

việc kết nối vận chuyển hàng hoá của tỉnh Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong v ng đồng bằng sông cửu long.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, đã giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng dần tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất GO (theo giá so sánh 2010) đạt 7,72%, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2019 đạt 61 triệu đồng/người, cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh 2010) gồm: khu vực I chiếm 44,77%,, khu vực II chiếm 21,14% và khu vực III chiếm 32,09%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 5.358 tỷ đồng (đạt 105,4% so kế hoạch). Đến cuối năm 2019, huyện Chợ Gạo có 18/18 xã đã được công nhận xã nông thôn mới, dự kiến theo lộ trình phấn đấu đến cuối năm 2020 sẽ ra mắt huyện nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia được ban hành theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.2 Bộ máy phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Gạo * Quá trình hình thành và phát triển: * Quá trình hình thành và phát triển:

Bộ máy của ngành Tài chính huyện Chợ Gạo có từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được gọi là Ban Kinh Tài. Sau 30/4/1975, bộ máy ngành tài chính huyện Chợ Gạo được hình thành để thực hiện nhiệm vụ quản lý Tài chính Thương nghiệp của huyện trong thời bình với tên gọi là Ban Tài chánh Thương mại. Đến năm 1981 Ban Tài chánh Thương mại được đổi tên thành Ban Tài chánh – Giá cả (bao gồm cả bộ phận quản lý thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp và bộ phận thu quốc doanh). Đến năm 1985 thì Ban Tài chánh – Giá cả được đổi tên thành phòng Tài chánh – Giá cả sau khi tách bộ phận thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh để thành lập phòng Thuế Công thương. Đến năm 1992, chuyển bộ phận quản lý thu quốc doanh từ phòng Tài chánh – Giá cả sang phòng Thuế Công thương để thành lập Chi cục thuế huyện đồng thời sáp nhập phòng Kế hoạch – Thống kê vào phòng Tài chánh – Giá cả để hình thành nên phòng Tài chính – Kế hoạch.

Năm 1996, sau khi tách bộ phận Kế hoạch thành phòng Kế hoạch và Đầu tư, bộ phận Thống kê thành phòng Thống kê thì phòng Tài chính – Kế hoạch được đổi tên thành phòng Tài chính – Vật Giá.

36

Đến ngày 30/8/2002, do yêu cầu tinh gọn bộ máy cũng như việc sắp xếp lại các phòng ban thuộc huyện, Phòng Tài chánh – Vật giá huyện tiếp nhận Phòng Kế hoạch – Đầu tư thành Phòng Tài chính – Kế hoạch cho đến ngày nay tại Quyết định số 03/2002/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy:

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của Nghị định 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV của Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Nội vụ.

Phòng Tài chính - Kế hoạch có 10 biên chế, bao gồm: 01 Trưởng phòng; 02 Phó trưởng phòng và 07 công chức chuyên môn.

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Gạo

2.1.3 T nh h nh thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo trong giai đoạn 3 năm (2017 – 2019)

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thu NSNN huyện trong giai đoạn 3 năm (2017 – 2019)

ĐVT: Triệu đồng.

Nguồn thu Tổng số Năm

2017

Năm

2018 Năm 2 19

Tổng thu 2.251.728 637.029 720.171 894.528

I. Thu từ kinh tế địa phƣơng 282.499 74.405 96.647 111.447

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng Phó Trưởng phòng

Công chức chuyên quản lĩnh vực về tài chính, ngân sách, giá, quản lý công sản (4 chuyên viên).

Công chức chuyên quản lĩnh vực kế hoạch, đầu tư công, kinh tế tập thể, đăng ký kinh doanh (3 chuyên viên).

37

Nguồn thu Tổng số Năm

2017

Năm

2018 Năm 2 19 Thu từ kinh tế địa phƣơng

(không tính nguồn thu tiền sử dụng đất)

226.387 66.700 75.789 83.898

1. Thu từ DNNN do địa

phương quản lý 3.478 678 1.530 1.270

2. Thu từ khu vực Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh (CTN - NQD)

89.089 27.090 28.811 33.188

3. Lệ phí trước bạ 27.287 8.043 9.295 9.949

4. Thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp 2.089 552 856 681

5. Thuế thu nhập cá nhân 45.685 12.434 16.372 16.879

6. Phí, lệ phí 21.845 6.878 6.706 8.261

7. Tiền sử dụng đất 56.112 7.705 20.858 27.549

8.Thu cấp quyền khai thác

khoáng sản 83 83

9. Thu tiền thuê đất, mặt nước 611 198 113 300

10. Thu khác ngân sách 36.220 10.827 12.106 13.287

II. Thu chu ển nguồn 80.459 35.608 19.626 25.225

III. Thu kết dƣ ngân sách 203.292 43.829 78.816 80.647 IV. Thu bổ sung NS cấp trên 1.666.139 475.475 520.262 670.402

1. Thu bổ sung cân đối ngân

sách 1.169.416 380.585 386.169 402.662

Trong đó bổ sung về cho

ngân sách cấp xã 200.708 63.639 65.629 71.440

2. Thu bổ sung có mục tiêu 496.723 94.890 134.093 267.740 Trong đó bổ sung về cho

ngân sách cấp xã 164.902 41.486 44.434 74.982

V. Thu từ ngân sách cấp dƣới

nộp lên 22 22 VI. Các khoản hu động đóng góp 19.317 7.712 4.820 6.785 Điều tiết 2.251.728 637.029 720.171 894.528 - NS Trung ương 15.611 5.346 5.548 4.717 - NS tỉnh 2.267 786 721 760 - NS huyện (kể cả xã) 2.233.850 630.897 713.902 889.051 Trong đó từ kinh tế địa 264.621 68.273 90.378 105.970

38

Nguồn thu Tổng số Năm

2017

Năm

2018 Năm 2 19

phương

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Gạo) Qua Bảng 2.1 cho ta thấy số thu NSNN từ kinh tế địa phương trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 3 năm (2017 – 2019) đều tăng dần qua các năm, cho thấy được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý thu ngân sách.

Số thu thuế (thu từ DNNN do địa phương quản lý, thu từ khu vực CTN-NQD, thuế thu nhập cá nhân) và thu phí, lệ phí trong giai đoạn năm 3 năm (2017 – 2019) là 187,384 tỷ đồng, chiếm 66,33% trong tổng thu NSNN từ kinh tế địa phương, chiếm 82,77% trong tổng thu NSNN từ kinh tế địa phương (sau khi loại trừ nguồn thu tiền sử dụng đất). Trong đó:

- Số tiền thu thuế giai đoạn 2017 – 2019 là 138,252 tỷ đồng, chiếm 48,94% trong tổng thu NSNN từ kinh tế địa phương trên địa bàn huyện Chợ Gạo và chiếm 61,07% trong tổng thu từ NSNN từ kinh tế địa phương (sau khi loại trừ nguồn thu tiền sử dụng đất).

- Số tiền thu phí và lệ phí giai đoạn 3 năm (2017 – 2019) là 49,132 tỷ đồng, chiếm 17,39% trong tổng thu NSNN từ kinh tế địa phương trên địa bàn huyện Chợ Gạo và chiếm 21,70% trong tổng thu NSNN từ kinh tế địa phương (sau khi loại trừ nguồn thu tiền sử dụng đất).

Nếu loại trừ nguồn thu tiền sử dụng đất thì nguồn thu chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn thu từ khu vực CTN – NQD chiếm 39,35%, kế đến là nguồn thuế thu nhập cá nhân chiếm 20,18% đã góp phần tích cực vào việc cân đối chi thường xuyên.

Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất nếu số thu càng cao thì sẽ đưa vào cân đối tăng chi đầu tư phát triển (sau khi trích lập quỹ phát triển đất theo đúng qui định).

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi NSNN huyện trong giai đoạn 3 năm (2017 – 2019)

ĐVT: Triệu đồng.

Nội dung Tổng số Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng chi 1.983.060 552.050 634.063 796.947

39

Nội dung Tổng số Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019 I.Chi trong cân đối NS 1.898.675 531.397 599.003 768.275

1. Chi đầu tư phát triển 401.019 76.726 108.868 215.425

2. Chi thường xuyên 1.497.656 454.671 490.135 552.850

2.1 Sự nghiệp kinh tế 120.987 43.254 37.237 40.496

- Sự nghiệp nông nghiệp 20.105 5.318 6.743 8.044

- Sự nghiệp giao thông 40.622 8.872 16.652 15.098

- Kiến thiết thị chính 26.288 14.672 4.850 6.766

- Sự nghiệp môi trường 8.691 3.611 1.938 3.142

- SN kinh tế khác 25.281 10.781 7.054 7.446

2.2 Sự nghiệp văn xã 970.392 295.143 324.270 350.979

- Sự nghiệp giáo dục 707.101 216.278 235.667 255.156

- Sự nghiệp đào tạo 14.561 5.270 4.764 4.527

- Sự nghiệp y tế 84.101 23.171 29.627 31.303

- Sự nghiệp văn hoá thông tin 11.328 3.411 3.091 4.826

- Sự nghiệp thể dục thể thao 2.660 941 833 886

- Sự nghiệp phát thanh truyền

hình 5.988 1.575 2.312 2.101

- Sự nghiệp đảm bảo xã hội 144.542 44.389 47.973 52.180

- Sự nghiệp khoa học công nghệ 111 108 3

2.3 Quản lý hành chính 301.083 93.781 100.411 106.891

- Quản lý Nhà nước 186.378 57.689 61.984 66.705

- Đảng 69.078 17.331 31.886 19.861

- Đoàn thể 45.627 18.761 6.541 20.325

40

Nội dung Tổng số Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 - An ninh 26.404 6.935 10.378 9.091 - Quốc phòng 27.860 7.031 10.817 10.012 2.5 Chi khác 50.930 8.527 7.022 35.381

II. Chi chuyển nguồn sang năm

sau 71.864 19.626 25.225 27.013

III. Chi hoàn trả ngân sách tỉnh

do hết nhiệm vụ chi 12.521 1.027 9.835 1.659

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Gạo) Qua bảng 2.2 cho thấy chi ngân sách huyện Chợ Gạo trong giai đoạn 3 năm (2017 – 2019) luôn ở mức năm sau cao hơn năm trước, nhất là chi đầu tư phát triển:

-Tổng chi ngân sách huyện năm 2017 là 552,050 tỷ đồng, đến 2018 là 634,063 tỷ đồng, tăng 14,85% so với năm 2017 và đến năm 2019 là 796,947 tỷ đồng, tăng 25,68% so năm 2018.

-Chi trong cân đối ngân sách năm 2017 là 531,397 tỷ đồng, đến 2018 là 599,003 tỷ đồng tăng 12,72% so với năm 2017 và đến năm 2019 là 768,275 tỷ đồng, tăng 28,25% so với năm 2018.

+ Chi đầu tư phát triển năm 2017 là 76,226 tỷ đồng, đến 2018 là 108,868 tỷ đồng tăng 42,82% so với năm 2017 và đến năm 2019 là 215,425 tỷ đồng, tăng 97,87% so với năm 2018. Điều này cho thấy huyện Chợ Gạo đã tích cực tập trung ưu tiên triển khai xây dựng các dự án bức xúc có trong danh mục đầu tư công trung hạn của huyện và tranh thủ được nguồn kinh phí của tỉnh bổ sung có mục tiêu đầu tư cho mầm non, y tế nhằm hoàn thiện hạ tầng cơ sở đạt chuẩn xã nông thôn mới tiến đến huyện nông thôn mới đúng theo mục tiêu phát triển KT – XH và xây dựng nông thôn mới mà Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra.

+ Chi thường xuyên năm 2017 là 454,671 tỷ đồng, đến 2018 là 490,135 tỷ đồng tăng 7,79% so với năm 2017 và đến năm 2019 là 552,850 tỷ đồng, tăng 12,79% so với năm 2018. Điều này cho thấy huyện luôn quan tâm đến nhu cầu cho

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)