0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Về phân cấp quản lý trong hệ thống NSNN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG (Trang 95 -95 )

8. Kết cấu luận văn

3.3.2 Về phân cấp quản lý trong hệ thống NSNN

- Kiến nghị Bộ Tài chính: để bảo đảm chất lượng dự toán ngân sách, cần quy định lại thời gian chuẩn bị dự toán ngân sách của các cấp ở địa phương theo hướng tăng lượng thời gian cho việc lập, xét duyệt và quyết định dự toán.

- Kiến nghị HĐND tỉnh cần xem xét lại định mức phân bổ cho thời kỳ ổn định nên có dự kiến về mức độ trượt giá cho những năm sau. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực giám sát, thẩm tra của HĐND các cấp về công tác quản lý thu, chi NSNN nhằm giúp cho UBND cùng cấp thực hiện tốt việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN.

- Kiến nghị UBND tỉnh:

+ Đẩy mạnh việc phân cấp nguồn thu như giao thêm cho huyện một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện do Cục thuế tỉnh quản lý để đảm bảo sự công bằng giữa các cấp, điều đó có nghĩa là bên cạnh việc tạo nguồn thu tương xứng với cơ sở thuế của mỗi cấp đồng thời giảm được trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên đối với ngân sách huyện. Trong giao nhiệm vụ chi, cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, không nên căn cứ vào dân số bình quân để xây dựng định mức chi (như các sự nghiệp TDTT, VHTT, PTTH,…) mà phải chú trọng đến

86

nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, nên quan tâm tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, tăng định mức chi cho lực lượng công an, quân sự xã trực sẳn sàng chiến đấu, nên thực hiện giao định mức khoán chi khoán biên chế cho cấp xã (bao gồm chi thường xuyên và chi con người cho một biên chế). Tăng cường phân bổ nguồn vốn chi đầu tư phát triển cho cấp xã nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của cấp xã trên địa bàn, giúp cho UBND cấp xã điều hành tốt công tác quản lý vốn đầu tư công, giải ngân thanh toán kịp thời, không để xảy ra nợ đọng.

+ Chỉ đạo các sở ngành tỉnh tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và lập dự toán, khắc phục tình trạng số giao dự kiến thu thường cao, số dự kiến chi giao thấp nên địa phương khó thực hiện các bước tiếp theo của quy trình quản lý thu, chi NSNN trong việc giao dự kiến số thu, chi NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN và UBND cấp xã. Thời gian giao chỉ tiêu thu, chi NSNN cho cấp huyện cần nên thực hiện sớm hơn (chậm nhất vào cuối tháng 11 hàng năm) để UBND huyện chủ động trong việc cân đối ngân sách và phân bổ ngân sách cho cấp dưới. Đối với lĩnh vực chi đầu tư công, cần thực hiện phân cấp vốn đầu tư ngay từ đầu năm nhằm đảm bảo phát huy quyền chủ động của cấp huyện, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách.

+ Chỉ đạo các đơn vị sở, ngành cấp tỉnh hàng năm nên sớm xây dựng chương trình hoạt động của ngành cho năm sau và có thông báo cho đơn vị cơ sở cấp dưới về những nhiệm vụ có liên quan nhằm giúp đơn vị cơ sở chủ động xây dựng dự toán, hạn chế việc bổ sung kinh phí sẽ dẫn đến tình trạng cơ chế xin cho.

+ Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần tạo điều kiện cho chính quyền mỗi cấp được chủ động điều hành ngân sách cấp mình, tránh tình trạng cấp dưới bị động do lệ thuộc vào cấp trên. Đối với các khoản chi được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của cấp trên nên bổ sung kịp thời cho cấp dưới để thực hiện, tránh tình trạng để dồn vào cuối năm hoặc trong thời gian chỉnh lý ngân sách.

87

- Kiến nghị HĐND tỉnh bồi dưỡng về lĩnh vực tài chính – ngân sách cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã để nâng cao chất lượng thảo luận và quyết định ngân sách ở địa phương.

- Kiến nghị UBND tỉnh sau mỗi nhiệm vụ đại hội ở cấp xã, nên có tổ chức tập huấn về công tác quản lý thu, chi NSNN cho bộ máy lãnh đạo Đảng ủy, HĐND UBND và một số ngành đoàn thể cấp xã để giúp họ thấy được tầm quan trọng và có tinh thần trách nhiệm đối với công tác quản lý thu, chi NSNN.

- Kiến nghị UBND huyện

+ Hàng năm, ban hành Kế hoạch thanh tra ngân sách đối với các đơn vị sử dụng NSNN, UBND cấp xã trong việc quản lý thu, chi NSNN.

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp kiểm tra, giám sát việc quản lý thu, chi kinh phí ở các cơ quan, UBND cấp xã để kịp thời ngăn ngừa, chấn chỉnh các sai phạm trong quản lý ngân sách Nhà nước nhất là chứng từ thu, chi không đúng quy định của Nhà nước, sai chế độ tài khóa trong kế toán, chứng từ thanh toán, quyết toán sai niên độ ngân sách.

+ Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tiến tới chuẩn hóa cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế.

+ Nên có chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với các chủ tài khoản và công chức tham mưu không chấp hành tốt công tác quản lý thu, chi NSNN nhằm nâng hiệu quả của công tác QLNN. Khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác quản lý thu, chi NSNN nhằm tạo động lực để họ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nữa.

3.3.4 Về tổ chức bộ má và tr nh độ của đội ngũ cán bộ quản lý

- Kiến nghị Bộ Tài chính có những chính sách ưu đãi về tài chính cho các cán bộ, công chức thực hiện kiêm nhiệm công tác kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN nhằm khích lệ tinh thần làm việc, sự nhiệt tình trong công việc đồng thời chịu trách nhiệm về vai trò tham mưu trong việc quản lý thu, chi kinh phí tại đơn vị.

88

- Kiến nghị UBND tỉnh thường xuyên bồi dưỡng về công tác quản lý tài chính, ngân sách cho cán bộ lãnh đạo các ngành huyện, UBND cấp xã, xem đây là tiêu chí bắt buộc trong việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.

- Kiến nghị UBND huyện

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ chuyên môn về nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang thực hiện công tác kiêm nhiệm kế toán ở các cơ quan chuyên môn khối các đơn vị quản lý Nhà nước, đảng, đoàn thể từ đó giúp cho họ nắm được kiến thức chuyên môn, tham mưu tốt trong việc quản lý thu, chi kinh phí ở đơn vị đúng theo quy định của Nhà nước, hạn chế tình trạng sai sót trong thời gian qua.

+ Thường xuyên quán triệt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ lãnh đạo) đang công tác trên lĩnh vực có liên quan đến quản lý thu, chi NSNN thấm nhuần về luật NSNN, luật kế toán, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng,.. để nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý tài chính, ngân sách.

3.3.5 Về nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin, phƣơng tiện quản lý NSNN

- Kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng hệ thống phần mềm quản lý NSNN liên kết giữa phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục thuế, KBNN và UBND cấp xã nhằm thực hiện tốt trong việc khai thác, xử lý dữ liệu. Triển khai thực hiện phần mềm quản lý kinh phí hoạt động thường xuyên kết nối với KBNN. Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trong lĩnh vực tài chính ngân sách, bảo đảm cung cấp các thông tin về chấp hành ngân sách của mỗi cấp chính quyền địa phương để giúp cho UBND nắm được tình hình và có quyết định kịp thời, chính xác nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, thất thoát NSNN.

- Kiến nghị UBND tỉnh:

+ Bố trí hợp lý ngân sách tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý NSNN như phần mềm quản lý biên chế tiền lương, phần mềm quản lý vốn đầu tư công, phần mềm quản lý tài sản đồng thời kết nối các phần mềm này với phần mềm kế toán, trang bị kịp thời hệ thống máy vi tính trong việc thực hiện công tác quản lý thu, chi NSNN. Xây dựng hệ thống phần

89

mềm kiểm tra, dự báo, phân tích số liệu thu, chi NSNN phục vụ cho lập dự toán, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN.

+ Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, sát hạch việc sử dụng công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức trong công tác quản lý thu, chi NSNN. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong các lưu trữ dữ liệu và xử lý nhanh các trường hợp thu, chi NSNN.

- Kiến nghị UBND huyện: chỉ đạo kịp thời các đơn vị sử dụng NSNN, UBND cấp xã chấp hành triệt để việc công khai tài chính, ngân sách đúng theo quy định của pháp luật. Đây chính là nguồn thông tin quan trọng trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

90

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tóm lại: Chương 3 đã nêu lên được các giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Chợ Gạo trong giai đoạn những năm tiếp theo qua việc thực hiện các giải pháp về phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu và quản lý tốt công tác thu NSNN đồng thời thực hiện các giải pháp về quản lý, điều hành chi NSNN, cơ cấu lại NSNN cho phù hợp với tình hình phát triển KT – XH và xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển KT – XH và xây dựng nông thôn mới tuy có điểm đầu nhưng sẽ không có điểm kết thúc, do đó đòi hỏi công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách Nhà nước ngày càng tiếp tục phải có nhiều giải pháp đổi mới hơn nữa để công tác quản lý thu, chi ngân sách từng bước được hoàn thiện.

91

PHẦN KẾT LUẬN

Nguồn lực tài chính có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH mà mỗi cấp chính quyền cần phải có để thực hiện vai trò của mình, đó chính là nguồn quỹ NSNN. Để cho công tác quản lý quỹ NSNN được thực hiện tốt thì đòi hỏi các nguồn tài chính phải được theo dõi, quản lý đầy đủ, kịp thời, rõ ràng đúng theo qui định trong hệ thống luật pháp đang có giá trị thi hành và đã phân cấp cho địa phương thông qua công tác quản lý thu, chi NSNN.

Với mục tiêu đặt ra, luận văn phân tích những vấn đề chung về quản lý thu, chi NSNN, tham khảo kinh nghiệm quản lý ngân sách ở các huyện lân cận, đặc biệt là căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để nêu những mặt còn hạn chế trong quản lý thu, chi NSNN, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi NSNN trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do chưa có điều kiện để đánh giá đầy đủ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu, chi NSNN nên Luận văn chủ yếu đi sâu vào công tác quản lý chi nhiều hơn so với công tác quản lý thu, chủ yếu tập trong phân tích số liệu tại phòng Tài chính- Kế hoạch.

Do đề tài nghiên cứu quản lý thu, chi NSNN là một vấn đề lớn, phức tạp, có nội dung bao quát, phạm vi rộng nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý Thầy, quý Cô và các bạn để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài; đồng thời giúp tác giả có thêm nhiều kinh nghiệm, khi có điều kiện sẽ nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, 2014. “Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLTBTC

BNV quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với c c c qu n Nhà nước

2. Bộ Tài chính, 2006. “Thông tư số 71/2006/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 .

3. Bộ Tài chính, 2007. “Thông tư số 113/2007/TTBTC sử đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006

4. Bộ Tài chính, 2016. “Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐCP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ng n s ch Nhà nước, à Nội, ngày 30/12/2016

5. Bộ Tài chính, 2016. “Thông tư số 343/2016/TTBTC hướng dẫn thực hiện công khai ng n s ch Nhà nước đối với các cấp ngân sách, Hà Nội, ngày 30/12/2016

6. Bộ Tài chính, 2016. “Thông tư số 344/2016/TTBTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác củ xã, phường, thị trấn, Hà Nội, ngày 30/12/2016

7. Bộ Tài chính, 2017. “Thông tư số 107/2017/TTBTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, Hà Nội, ngày 10/10/2017

8. Bộ Tài chính, 2017. “Thông tư số 137/2017/TTBTC quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết to n năm, à Nội, ngày 25/12/2017

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, 2005. “Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đ n vị sự nghiệp công lập”.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, 2005. “Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách

93

nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với c c c qu n Nhà nước

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, 2013. “Nghị định số 117/2013/NĐ CP về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, 2016. “Nghị định số 163/2016/NĐ CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân s ch Nhà nước, à Nội, ngày 21/12/2016

13. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hành chính Tiền Giang, ngày 09/3/2019.

14. Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, 2016. “Nghị quyết số 17/2016/NQ

ĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách thuộc chính quyền đị phư ng tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2017 2020

15. Nguyễn Quốc Khánh (2018), Slide Quản lý tài chính công.

16. Nguyễn Thị Dừa (2012). “N ng c o hiệu quả quản lý ng n s ch Nhà nước tỉnh Tiền Gi ng gi i đoạn 2011 2015 Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thị Thái Lộc (2013). “ oàn thiện công tác quản lý chi ng n s ch Nhà nước quận Ngũ ành S n . Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng.

18. Nguyễn Trần Phú (2014). “ oàn thiện hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Trường Thi (2015). “ oàn thiện quản lý chi ng n s ch Nhà nước cấp huyện, tại huyện ưng Nguyên Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Vinh Nghệ An.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG (Trang 95 -95 )

×