Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 83)

8. Kết cấu luận văn

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1 Về cơ sở lý luận

- Cơ sở lý thuyết về quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo. - Phân tích thực trạng, đánh giá kết quả, nhân tố ảnh hưởng, những mặt hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thu, chi NSNN giai đoạn 3 năm (2017 – 2019).

- Những quan điểm, mục tiêu của huyện Chợ Gạo có liên quan đến công tác quản lý thu, chi NSNN trong những năm tiếp theo.

3.1.2 Về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Chợ Gạo

Trên cơ sở quyết định số 1041/QĐ – UBND ngày 20/4/2020 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt quy hoạch vùng huyện Chợ Gạo đến năm 2030, làm cơ sở cho việc thực hiện tích hợp vào quy hoạch của tỉnh Tiền Giang thời kỳ (2021 –2030), tầm nhìn đến năm 2045, huyện Chợ Gạo đã dự báo tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ (2020 – 2025) trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước trên đà phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, kiện toàn và đổi mới, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó cũng tiềm ẩn những khó khăn, thách thức như: đại dịch COVID-19 đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, để lại nhiều hậu quả và sẽ tác động không nhỏ đến tình hình KT – XH của đất nước. Tác động của biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản không ổn định…. với quyết tâm và tinh thần đoàn kết, huyện Chợ Gạo sẽ tập trung khai thác những tiềm năng, phát huy lợi thế, khắc phục những mặt hạn chế, khó khăn, tồn tại để đưa KT – XH của huyện tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới với mục tiêu tổng quát là “Tiếp tục duy trì phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng

74

cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của địa phương; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH đáp ứng yêu cầu phát triển và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ, công chức. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đưa huyện Chợ Gạo phát triển nhanh và bền vững”.

Như vậy, để thực hiện được mục tiêu tổng quát mà huyện Chợ Gạo đề ra thì ngoài quyết tâm, tinh thần đoàn kết của hệ thống chính trị và nhân dân, sự quan tâm hỗ trợ về vốn của cấp trung ương, cấp tỉnh, các doanh nghiệp và nhân dân thì đòi hỏi phải có sự đóng góp của NSNN trong việc điều hành quản lý thu, chi để góp phần hoàn thành các mục tiêu được đề ra với những giải pháp tích cực, thiết thực, đúng theo quy định của pháp luật.

3.1.3 Về xây dựng nông thôn mới của huyện Chợ Gạo

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 12 – NQ/HU ngày 09/11/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Gạo (khóa XI) về lãnh đạo xây dựng huyện nông thôn mới đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là xây dựng huyện nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT – XH phát triển đồng bộ; kết nối hạ tầng KT – XH gắn với vùng kinh tế – đô thị trung tâm của tỉnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất được đổi mới và trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn và phát triển đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; môi trường sinh thái được bảo vệ xanh, sạch, đẹp; an ninh, trật tự nông thôn được giữ vững; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí

75

huyện nông thôn mới và được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện Chợ Gạo đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, phấn đấu huyện nông thôn mới nâng cao sau năm 2025. Để thực hiện được mục tiêu này thì đòi hỏi phải có giải pháp huy động và bố trí nguồn lực hợp lý để đạt mục tiêu, phát huy vai trò vốn Nhà nước là vốn mồi thu hút các nguồn vốn khác, nhất là vốn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư vì vậy công tác quản lý thu, chi NSNN phải được thực hiện tốt trong quá trình quản lý thu, chi qua những giải pháp hữu hiệu.

3.1.4 Về thực hiện tái cơ cấu ngân sách

Quan điểm chỉ đạo trong chương trình hành động số 11 – Ctr/TU ngày 21/02/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang như sau:

- Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chỉ chi trong khả năng của ngân sách tỉnh và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của đơn vị, địa phương về thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Nhà nước, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị, địa phương; thu hút tối đa nguồn lực của xã hội. Điều chỉnh quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm chi thường xuyên để tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển. Thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực ngân sách tỉnh gắn với các ưu tiên phát triển 03 vùng kinh tế của tỉnh.

Chính vì những quan điểm nêu trên nên việc cơ cấu lại NSNN là một trong những giải pháp cần thiết nhằm giúp cho việc thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi NSNN trong thời gian tới.

3.2 Giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo Chợ Gạo

76

- Thành lập tổ liên ngành tư vấn để hỗ trợ giải quyết những vấn đề vướng mắc cho các doanh nghiệp nộp thuế chủ lực trong giai đoạn khó khăn và cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong dài hạn.

- Triển khai các chính sách, cơ chế ưu đãi về việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp nộp thuế đến tận doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại doanh nghiệp, khen thưởng tại huyện và đề xuất UBND tỉnh khen thưởng với doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều đóng góp quan trọng cho huyện trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế, trong việc đóng góp để xây dựng công trình phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp, vận động thành lập mới doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp, trước mắt chưa có nguồn thu cho NSNN nhưng về lâu dài, đây là nguồn thu bền vững.

- Ưu tiên chỉ định thầu đối với những dự án có qui mô cho phép chỉ định thầu đối với các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn huyện để giải quyết lao động tại địa phương, kích cầu tiêu dùng xã hội, phát triển thương mại, dịch vụ, tạo nguồn thu ngân sách cho huyện.

- Tạo môi trường thuận lợi để các ngân hàng, tổ chức tín dụng đầu tư phát triển mạng lưới trên địa bàn. Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn, đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng đối tượng đầu tư. Tăng cường huy động nguồn vốn tại chỗ, tiếp tục tăng trưởng tín dụng, nâng cao tỷ trọng vốn cho vay trung hạn, dài hạn, củng cố và mở rộng thị trường tín dụng.

- Liên kết các tuyến du lịch của tỉnh Tiền Giang đối với một số di tích của huyện như khu di tích văn hóa Óc Eo (Gò Thành), đền thờ Thủ Khoa Huân, nhà ông Hương trưởng Hoài, hình thành du lịch sinh thái khu vực đầu Vàm Kỳ Hôn (xã Xuân Đông), vườn sinh thái Thanh long… góp phần phục vụ các tour, tuyến du lịch, tạo nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cho NSNN. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ven đê sông Tiền qua địa bàn 3 xã Hòa Định, Xuân Đông, Bình Ninh để phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ, giải quyết lao động tại địa phương đồng thời tạo nguồn thu cho NSNN.

77

- Tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh trọng tâm là phát triển doanh nghiệp, đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống chợ, bến bãi để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách, phát triển nguồn thu mới, bồi dưỡng nguồn thu có tính ổn định, bền vững.

3.2.2 Giải pháp về công tác quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc

- Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử, chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

- Hệ thống các văn bản chính sách, thủ tục hành chính thuế đã được cập nhật thường xuyên. Tập trung cao độ trong việc thực hiện chương trình quản lý thuế tập trung, chấp hành nghiêm túc công tác cải cách thủ tục hành chính về thuế góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển kinh tế và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

- Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán NSNN, thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ.

- Tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách, kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn. Tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng ở nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tăng cường tiếp xúc với đối tượng nộp thuế thông qua các cuộc khảo sát hài lòng, lắng nghe ý kiến người nộp thuế để tiếp thu giải quyết kịp thời các ý kiến phản ánh, kiến nghị của người nộp thuế. tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại với nhân dân, với các cơ sở kinh doanh để thăm dò, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, kịp thời giúp đỡ cơ sở sản xuất – kinh doanh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành chính sách thuế qua đó phản ánh kịp thời các bất cập của cơ chế hiện hành lên cơ quan quản lý cấp trên để có những sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung ngày càng nhiều nguồn thu cho NSNN;

78

- Tổ chức đấu giá các thửa đất công không có nhu cầu đầu tư hoặc không phù hợp vị trí quản lý sử dụng. Khai thác hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng chưa khai báo nộp tiền sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thu dứt điểm nợ tiền sử dụng đất của các năm trước. Tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã thực hiện tốt, kịp thời trong đấu giá các bến đò, chợ để đảm bảo công bằng dân chủ, tăng nguồn thu cho NSNN. Phối hợp tốt giữa cơ quan Chi cục thuế khu vực, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã và Văn phòng công chứng tư nhân trong việc chứng thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hạn chế tối đa thất thu NSNN.

- Thực hiện quyết liệt công tác thu hồi, xử lý nợ đọng thuế. Thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề, rà soát, đôn đốc các nguồn thu từ nợ thuế của những doanh nghiệp có số dư nợ thuế nhiều năm. Phát huy vai trò Ban chỉ đạo chống thất thu thuế để xử lý thu hồi nợ định kỳ hàng tháng đối với các doanh nghiệp thuộc diện “nợ khó thu”.

- Vận dụng các chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, tổ chức hộ kinh doanh mới thành lập, đang ứng dụng công nghệ cao, đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trọng điểm và các doanh nghiệp từ ngoài địa bàn đến đầu tư theo dự án mời gọi của huyện.

- Đẩy mạnh ứng dụng công tác thống kê dự báo trong việc quản lý các nguồn thu NSNN trên địa bàn để làm cơ sở cho việc lập dự toán thu NSNN hàng năm đầy đủ, chính xác kịp thời, phục vụ cho công tác triển khai chấp hành thu NSNN. Phân tích, xác định các trường hợp có khả năng rủi ro ngay trên hồ sơ kê khai. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế và quyết toán, công khai thu NSNN đúng theo quy định.

3.2.3 Giải pháp về công tác quản lý, điều hành chi ngân sách Nhà nƣớc

- Nâng cao chất lượng trong quá trình lập dự toán chi NSNN như sau:

+ Các đơn vị dự toán, UBND cấp xã khi xây dựng dự toán phải nắm vững căn cứ lập dự toán, phải dự báo được nhu cầu chi gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo đúng theo định mức và phù hợp với nhu cầu thực

79

tế, tránh tình trạng lập dự toán thu lại thấp nhưng dự toán chi thật cao nhằm đối phó với cơ quan tài chính.

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch tập trung phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong quá trình lập dự toán. Chú trọng thực hiện tốt phương án phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vực, các ngành trên cơ sở dự toán chi đã phân bổ và những khoản chi phát sinh trong năm để làm cơ sở cho việc hướng dẫn các đơn vị dự toán, UBND cấp xã trong việc lập dự toán cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao. Trong quá trình thảo luận dự toán với sở Tài chính, cần có phân tích thuyết minh cụ thể nhằm bảo vệ được dự toán đồng thời đảm bảo hiệu quả cho công tác lập dự toán.

+ Đối với việc phân bổ vốn đầu tư, cần tập trung cho một công trình trọng điểm của huyện, không phân bổ dàn trãi dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh kế hoạch vốn nhiều lần. Tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng KT – XH, chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)