8. Kết cấu luận văn
2.2.4 Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý chi NSNN trong thời gian qua
qua
Để tiến hành đánh giá hiệu quả công tác thu, chi NSNN, tác giả xây dựng bảng câu hỏi về công tác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát trong quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo với số phiếu phát ra là 93 phiếu, số phiếu thu vào là 93 phiếu, số phiếu hợp lệ là 93 phiếu (Phụ lục 9).
Qua kết quả khảo sát tiêu chí Lập Kế hoạch (Phụ lục 10) cho thấy công tác lập Kế hoạch được thực hiện rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ trên 88%, từ đó cho thấy trong quá trình thực hiện công tác lập kế hoạch, huyện Chợ Gạo có được dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của năm trước để xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán ngân sách cho năm sau đúng theo quy định, ph hợp với luật NSNN. Tuy nhiên vẩn không tránh khỏi các hạn chế như kết quả khảo sát đã nêu. Hiệu quả của việc lập dự toán chưa thật sự sát với dự toán phân bổ như dự toán phân bổ thu cao hơn số dự toán lập kế hoạch nhưng dự toán phân bổ chi lại thấp hơn dự toán lập kế hoạch.
Qua kết quả khảo sát tiêu chí Tổ chức (Phụ lục 11) cho thấy công tác tổ chức quản lý thu, chi NSNN được thực hiện rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 72%, từ đó cho thấy trong quá trình thực hiện công tác tổ chức, huyện Chợ Gạo có sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực tương đối hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý trong quá trình điều hành thực hiện. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy vẩn còn nhiều hạn chế ở các lĩnh vực như:
63
- Cán bộ, công chức được bố trí làm nhiệm vụ quản lý thu, chi NSNN tại đơn vị có trình độ chuyên môn chưa ph hợp với nhiệm vụ được giao và chưa ph hợp với vị trí việc làm.
- Điều kiện nơi làm việc vẩn còn hạn chế về trang thiết bị, các chế độ phụ cấp kiêm nhiệm, trách nhiệm, ưu đãi cho người làm công tác kế toán chưa được quan tâm nhiều.
- Hệ thống thiết bị thông tin, phương tiện quản lý chưa đồng bộ, phần mềm kế toán chưa thực sự hoàn thiện, còn thiếu.
- Trình độ của người làm công tác quản lý với trách nhiệm là chủ tài khoản chưa được đào tạo tập huấn đầy đủ về kỹ năng, nghiệp vụ để thực thi hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách.
Qua kết quả khảo sát tiêu chí Lãnh đạo (Phụ lục 12) cho thấy công tác lãnh đạo trong quản lý thu, chi NSNN được thực hiện rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 92%, từ đó cho thấy công tác quản lý thu, chi NSNN được sự quan tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, thu ngân sách hàng năm đều vuợt so với kế hoạch đề ra, các khoản chi được đảm bảo cân đối cho nhiệm vụ phát triển KT – XH của huyện, đảo bảo an ninh quốc phòng và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy vẩn còn một số hạn chế tồn đọng trong công tác lãnh đạo, đó là:
- Tình trạng thuế còn tồn đọng vẩn xảy ra trong công tác quản lý thu NSNN, - Việc quan tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn trong quản lý thu, chi NSNN còn hạn chế.
- Việc đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình công tác quản lý thu, chi NSNN chưa được phát huy.
Qua kết quả khảo sát tiêu chí Kiểm soát (Phụ lục 13) cho thấy công tác kiểm soát trong quản lý thu, chi NSNN được thực hiện rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 88%, từ đó cho thấy công tác quản lý thu, chi NSNN thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đúng mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy vẩn còn một số hạn chế tồn đọng trong công tác kiểm soát, đó là:
- Việc kiểm tra đôn đốc công tác quyết toán vốn dự án hoàn thành, quyết toán kinh phí tại đơn vị, công tác thẩm tra việc phân bổ dự toán, thẩm tra quyết
64
toán, công tác phối hợp với cơ quan Thanh tra của phòng Tài chính – Kế hoạch chưa đạt kết quả cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp còn hạn chế. 2.2.5 Những thành quả đạt đƣợc
- Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo đều vượt so dự toán tỉnh giao đã góp phần ổn định trong cân đối ngân sách, đảm bảo các khoản chi theo dự toán được phân bổ đầu năm. Riêng nguồn thu tiền sử dụng đất vượt rất cao so với dự toán hàng năm, tạo nguồn tích lũy ngân sách để cân đối các nhiệm vụ chi cho mục tiêu phát triển KT – XH và xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện các khoản thu qua hệ thống thuế trên phần mềm TMS, trên phần mềm dịch vụ công đã góp phần giảm bớt thủ tục hành chính trên lĩnh vực thuế, giảm bớt được thời gian đi lại của công chức, kiểm soát được thời gian thực hiện tiếp nhận và trả kết quả, tránh gây phiền hà cho khách hàng.
- Dự toán NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo được lập căn cứ vào định hướng phát triển KT – XH của huyện, tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức của cấp thẩm quyền quy định đã góp phần phát huy hiệu quả trong việc xây dựng Kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán ngân sách.
- Đối với chi đầu tư phát triển cùng với những khoản chi sự nghiệp kinh tế mang tính chất đầu tư cho thấy huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN qua triển khai thi công, giải ngân vốn kịp thời đã tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, kích cầu cho sản xuất và tiêu thụ nguồn vật liệu xây dựng, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Thông qua các hình thức tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đã thực hiện tiết kiệm nguồn vốn đầu tư công cho NSNN đồng thời lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thi công các dự án nhằm tạo ra giá trị tài sản, cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu cho xã hội trên địa bàn huyện. Việc thực hiện xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục qua việc đầu tư trường mầm non Long Thạnh Hưng với tổng kinh phí 65,6 tỷ đồng, trên lĩnh vực thương mại qua việc đầu tư chợ Bến tranh kinh phí 22,8 tỷ đồng, trên lĩnh vực thể thao như đầu tư khu liên hợp thể thao xã Lương Hòa Lạc 21,1 tỷ đồng, trên lĩnh vực y tế như đầu tư khu
65
khám chữa bệnh theo yêu cầu khu vực xã Long Bình Điền là 65 tỷ đồng đã góp phần giảm bớt gánh nặng trong chi đầu tư của NSNN.
- Công tác quản lý chi thường xuyên trong những năm qua được thực hiện qua việc phân bổ dự toán một lần ngay từ đầu năm đảm bảo được tính công khai minh bạch, đúng thời gian đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động của hệ thống chính trị trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Công tác thẩm tra, quyết toán chi thường xuyên được thực hiện theo đúng trình tự, quy định đồng thời có kết hợp với công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Qua đó đã kịp thời chấn chỉnh các trường hợp sai phạm nguyên tắc quản lý tài chính.
- Công tác phối hợp với cơ quan Thanh tra Nhà nước về tình hình thực hiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại một số đơn vị điển hình đã góp phần ngăn ngừa được những sai phạm trong công tác quản lý ngân sách, trong việc ngăn ngừa phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí của ngân sách Nhà nước.
2.2.6 Những vấn đề tồn tại, hạn chế
Ngoài những kết quả đạt được, công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Gạo vẩn còn những tồn tại hạn chế cần được khắc phục như sau:
- Trong thu NSNN, công tác đối thoại, tuyên truyền, vận động thuyết phục người nộp thuế còn hạn chế. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất còn tình trạng nợ đến hạn quá nhiều nhưng chưa thu được. Tình trạng thất thu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ vẩn còn xảy ra.
- Tình trạng hộ kinh doanh có quy mô lớn, số lượng lao động nhiều nhưng không chuyển sang loại hình doanh nghiệp. Một số hộ kinh doanh hoạt động có doanh thu cao nhưng kê khai doanh thu thấp để trốn thuế.
- Công tác lập dự toán chi NSNN mặc d có căn cứ vào định hướng phát triển KT – XH của huyện, tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức của cấp thẩm quyền quy định nhưng vẩn còn nhiều thiếu sót nên tình trạng chi vượt dự toán vẩn còn xảy ra ở các đơn vị sử dụng NSNN. Tình trạng bổ sung dự toán NSNN còn xảy ra nhiều ơ một vài đơn vị khi ngành cấp trên của các cơ quan chuyên môn ban hành Kế hoạch đột xuất yêu cầu
66
các đơn vị cấp huyện phải thực hiện trong năm như tham gia hội thi, tham dự hội thảo, sơ kết, tổng kết, họp giao ban cụm,….
- Trong chi ngân sách chưa sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, còn mang tính chất chi dàn trải trên lĩnh vực đầu tư nên dẫn đến tình trạng nhiều dự án chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cũng được đưa vào kế hoạch, dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch bố trí vốn chưa sát với giá trị thực hiện.
- Việc phân bổ dự toán chưa sát với nhu cầu chi nên việc chấp hành dự toán chi NSNN, còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh nội dung chi, mục chi. Việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán đầu năm cho một số đơn vị sử dụng NSNN làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của Phòng Tài chính – Kế hoạch và kiểm soát chi của KBNN. Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên vẩn còn và tương đối phổ biến như việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc chưa đúng tiêu chuẩn, định mức.Việc ngân sách huyện chi hỗ trợ cho các đơn vị thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn huyện có một số nội dung chưa ph hợp với quy định của luật NSNN như chi sửa chữa cơ quan. Việc tạm ứng ngân sách để mua đất cho các dự án không có trong danh mục đầu tư công của huyện là chưa đúng với quy định tại điều 51 và 57 của luật NSNN.
- Một số đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện đúng về chế độ chứng từ kế toán, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa được đầy đủ nên gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi không có trong quy chế chi tiêu nội bộ.
- Công tác kiểm soát chi của KBNN cơ bản đảm bảo đúng quy định, tuy nhiên cũng còn nhiều trường hợp không phát hiện nên dẫn đến chi sai nội dung, định mức.
- Công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành của các UBND cấp xã thường chậm so với quy định tại theo Thông tư số 72/2017/TT – BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư số 06/2019/TT – BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu biểu mẫu quy định.
- Báo cáo quyết toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp.
67
- Công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của phòng Tài chính – Kế hoạch đối với các đơn vị sử dụng NSNN và UBND cấp xã thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm trong khi công tác lập, thuyết minh báo cáo tài chính của một số đơn vị chưa đầy đủ nên phòng Tài chính – Kế hoạch chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán, chưa xác minh thực tế một số nội dung chi để xác minh tính trung thực trong việc chấp hành dự toán NSNN của các đơn vị.
- Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác quản lý NSNN chưa nghiêm, một số cá nhân vi phạm trong công tác điều hành quản lý ngân sách, hình thức kỷ luật mang tính chất xử lý rút kinh nghiệm, còn mang tính nể nang,…
- Công tác công khai dự toán và quyết toán ở UBND cấp xã hầu hết chưa đầy đủ các biểu mẩu theo quy định. Một số đơn vị sử dụng quỹ ngoài NSNN nhưng chưa thực hiện tốt công tác công khai dẫn đến tình trạng nội bộ mất đoàn kết.
2.2.7 Nguyên nhân những vấn đề tồn tại, hạn chế
- Cơ cấu kinh tế của huyện tuy có chuyển dịch đúng hướng nhưng khu vực I vẩn chiếm tỷ trọng cao, số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện còn thấp, quy mô nhỏ lẻ. Chất lượng các hoạt động thương mại dịch vụ chưa thật sự đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu d ng. Các điểm có tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác.
- Công tác ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nền kinh tế. Hạ tầng cơ sở tuy được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng phần lớn chỉ tập trung nhiều trên lĩnh vực văn hóa, chưa đầu tư nhiều cho hạ tầng kinh tế kỹ thuật như hệ thống giao thông, điện, mặt bằng để kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế, kết nối hệ thống sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm tạo nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN.
- Việc thực hiện đấu giá các bến đò, chợ, thanh lý tài sản tịch thu còn chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ thu NSNN.
- Việc kê khai không trung thực trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản của hộ dân tại Văn phòng công chứng dẫn đến việc mất nguồn thu thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.
68
- Sự phối hợp giữa Phòng Tài chính – Kế hoạch với Kho bạc trong việc cập nhật và phân tích thông tin đôi lúc chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, thanh tra của phòng Tài chính – Kế hoạch chưa thường xuyên.
- Các chế độ, chính sách có liên quan đến công tác quản lý thu, chi NSNN thường xuyên thay đổi nhưng công tác triển khai phổ biến còn chậm chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ của cấp tỉnh giao nên còn mang tính chất bình quân, nên dẫn đến tình trạng phân bổ ngân sách chưa hợp lý giữa các ngành, các cấp.
- Vai trò của một số chủ tài khoản còn xem nhẹ trong lĩnh vực quản lý thu, chi NSNN, chưa thật sự quan tâm trong công tác điều hành cân đối thu, chi ngân sách tại đơn vị, chưa có đề xuất được những giải pháp mang tính chiến lược cho việc nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu, đề xuất chi những vấn đề nhằm phục vụ cho phát triển KT – XH.
- Vai trò giám sát của HĐND cấp xã còn hạn chế nên không phát huy được vai trò giám sát của mình. Do vậy việc phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách cấp xã chỉ dừng lại ở hình thức,
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức trên lĩnh vực quản lý NSNN tại các cơ quan chuyên môn phần lớn do thực hiện công tác kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý thu, chi NSNN nên còn hạn chế, chưa đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Bộ máy và nhân lực về quản lý ngân sách Nhà nước huyện tại phòng Tài chính – Kế hoạch còn thiếu về số lượng dẫn đến quá