8. Kết cấu luận văn
1.2.5 Quy trình quản lý thu, chi ngân sách huyện
Quy trình quản lý thu, chi ngân sách được hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ qu tr nh quản lý ngân sách Lập dự toán NS Kế toán Kiểm toán NSNN Chấp hành NSNN Quyết toán NSNN
23
* Lập dự toán NSNN
Vào thời điểm tháng 6 hàng năm, sau khi UBND tỉnh hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau, UBND cấp huyện (do phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu) thực hiện hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo Chi cục thuế huyện lập dự toán thu ngân sách Nhà nước cho năm sau, tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND xem xét trước khi báo cáo sở Tài chính, Cục thuế tỉnh.
Trong thời điểm tháng 9 hàng năm, sau khi nhận thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau của UBND cấp tỉnh, phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp tục tham mưu UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Vào thời điểm tháng 12 hàng năm, Sau khi nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách được cấp trên giao, phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu UBND huyện trình HĐND quyết định dự toán thu, chi ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách huyện, báo cáo UBND tỉnh, sở Tài chính, sở Kế hoạch và đầu tư về kết quả phân bổ dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện quyết định.
- Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, dự toán thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp xã trước ngày 31/12 của năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được HĐND huyện quyết định, UBND huyện báo cáo UBND tỉnh và sở Tài chính về dự toán ngân sách đã được HĐND quyết định.
- Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách huyện, trình HĐND huyện quyết định theo yêu cầu của UBND tỉnh trong trường hợp Nghị quyết của HĐND huyện không phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách tỉnh giao.
- Yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
24
Sau khi UBND huyện ban hành quyết định về dự toán thu, chi ngân sách của năm sau, Chi cục thuế phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, các cơ quan được giao dự toán thu và UBND cấp xã để tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách.
- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, Chi cục thuế giao dự toán cho các đội trực thuộc Chi cục thuế, tổ chức thực hiện thu trên cơ sở sổ bộ thuế ổn định. Đối với các ngành thực hiện bằng biên lai thu tiền do Chi cục thuế cung cấp. Tất các khoản thu NSNN phải nộp trực tiếp tại KBNN huyện.
- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu khác ngân sách, … công chức Tài chính – Kế toán cấp xã tham mưu để thu bằng biên lai thu tiền do Chi cục thuế cung cấp, sau đó nộp tiền vào KBNN huyện.
- Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách Nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.
- Định kỳ (tháng, quý, năm), Chi cục thuế thực hiện việc quyết toán thuế đúng theo quy định của Luật NSNN và Luật quản lý thuế đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện thu NSNN báo cáo Cục thuế tỉnh, UBND huyện và phòng Tài chính – Kế hoạch để làm cơ sở điều hành thực hiện cân đối ngân sách.
- Hết thời gian chỉnh lý quyết toán, số thu ngân sách phải được đối chiếu khớp đúng giữa 3 đơn vị là Chi cục thuế, phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước cấp huyện để làm cơ sở cho việc tổng hợp quyết toán năm ngân sách.
Đối với tổ chức thực hiện chi: Trên cơ sở dự toán đã được duyệt, phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với KBNN huyện, đơn vị sử dụng ngân sách để tiến hành tổ chức cấp phát kinh phí thông qua Kho bạc Nhà nước. Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
25
Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc chấp hành NSNN phải đảm bảo điều kiện:
- Nguồn kinh phí có trong dự toán NSNN được giao.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
- Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để thực hiện; trừ những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên nhưng phải đảm bảo được nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Việc công khai ngân sách đối với các đơn vị dự toán ngân sách được thực hiện theo Thông tư 61/2017/TT– BTC ngày 15/6/2017 và Thông tư số 90/2018/TT– BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính, (đối với NSNN cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo Thông tư 343/2016/TT– BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính).
- Đối với chi đầu tư, phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện cấp phát qua Kho bạc theo Quyết định giao vốn của UBND huyện cho từng dự án.
+ Căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền quyết định và dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ gửi KBNN nơi giao dịch đề nghị thanh toán nếu đã đủ điều kiện chi hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định của Luật NSNN;
+ KBNN kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư gửi đến và các điều kiện chi hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định của Luật NSNN thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi ngân sách theo quy định.
Chi ngân sách huyện được thực hiện theo 2 hình thức như sau:
- Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ KBNN (Điều 18, Thông tư 342/2016/TT-BTC) gồm:
+ Chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
26
hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được NSNN hỗ trợ kinh phí và các đơn vị được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật.
+ Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
- Chi ngân sách theo hình thức lệnh chi tiền (Điều 19, Thông tư 342/2016/TT-BTC) gồm:
+ Chi hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện.
+ Chi hỗ trợ đặt hàng đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp không quan hệ thường xuyên với ngân sách.
+ Chi đảm bảo hoạt động đối với cơ quan thuộc Khối Đảng (Văn phòng Huyện Ủy, Ban Dân vận Huyện ủy, Ban Tuyên Giáo Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy).
+ Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ.
+ Chi hỗ trợ nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ khác được cấp bằng lệnh chi tiền của cơ quan an ninh, quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Chi hỗ trợ đơn vị cấp trên trong trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
+ Chi hỗ trợ các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của huyện.
+ Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
- Hết thời gian chỉnh lý quyết toán (ngày 31 tháng 01 của năm sau), số chi ngân sách phải được đối chiếu khớp đúng giữa 2 đơn vị là phòng Tài chính – Kế hoạch và KBNN cấp huyện để làm cơ sở quyết toán năm ngân sách.
Việc công khai ngân sách được thực hiện theo Thông tư 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.
27
Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục thuế huyện, KBNN huyện, các đơn vị dự toán ngân sách theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra công tác kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách huyện và ngân sách cấp xã. Việc kiểm tra quyết toán thực hiện theo theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017, Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính và Công văn số 1457/UBND-TC ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc quy định thời hạn gửi báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán và quyết toán ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Trong quá trình kiểm tra công tác kế toán, xét duyệt và thẩm định quyết toán ngân sách, nếu phát hiện các khoản thu của các tổ chức, cá nhân đã nộp ngân sách Nhà nước không đúng quy định của pháp luật, thì phải hoàn trả từ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức cá nhân và hạch toán giảm thu ngân sách. Những khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật, thì phải thu hồi và hạch toán giảm chi ngân sách Nhà nước. Trường hợp quyết toán ngân sách đã được HĐND phê chuẩn, thì hạch toán chi ngân sách (đối với khoản phải hoàn trả) hoặc thu ngân sách (đối với khoản phải thu hồi) vào ngân sách năm xử lý.
Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán NSNN theo các nội dung dự toán được giao và theo mục lục NSNN (Khoản 1 Điều 42 Nghị định 163/2016/NĐ-CP).
- Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì phòng Tài chính – Kế hoạch duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I c ng cấp.
- Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự toán cấp I ra thông báo duyệt quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp dưới và gửi phòng Tài chính – Kế hoạch để thẩm định theo quy định. Phòng Tài chính – Kế hoạch ra thông báo xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách.
28
- Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, phòng Tài chính – Kế hoạch ra thông báo thẩm định quyết toán kèm theo nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc UBND cấp dưới để thực hiện.
Trình tự quyết toán ngân sách huyện được thực hiện theo mẫu qui định tại Thông tư 342/2016 ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính với nội dung:
- Phỏng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện được giao và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình UBND huyện để gửi Ban kinh tế của HĐND huyện để thẩm tra, đồng thời gửi Sở Tài chính;
- UBND huyện báo cáo Thường trực HĐND huyện quyết toán ngân sách để cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND huyện, UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách;
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn, UBND huyện gửi báo cáo quyết toán ngân sách huyện cho UBND tỉnh, Sở Tài chính.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác theo quy định, phòng Tài chính – Kế hoạch có quyền yêu cầu KBNN huyện tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, phòng Tài chính – Kế hoạch đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết.
1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách 1.3.1 Lập Kế hoạch
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu, xác định các nguồn lực, phương thức hành động thích hợp, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đối với công tác quản lý thu, chi ngân sách, việc lập kế hoạch được dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của năm trước để xây dựng dự toán thu, chi ngân sách với mục tiêu là thu đúng, thu đủ, khai thác tốt các nguồn thu
29
để thực hiện tăng thu NSNN một cách bền vững, đảm bảo cân đối chi NSNN đúng theo dự toán đề ra, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu phát triển KT – XH.
1.3.2 Tổ chức
Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung đã đề ra. Đối với công tác quản lý thu, chi ngân sách, việc đánh giá hiệu quả của tổ chức được dựa trên cơ sở:
- Các bộ phận tham mưu phải được bố trí ph hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác, vị trí việc làm.
- Tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ làm công tác tài chính.
- Môi trường và hệ thống máy móc thiết bị, phần mềm quản lý theo dõi phải được kết nối, đồng bộ thống nhất trong cả hệ thống thu, chi ngân sách từ huyện đến xã.
1.3.3 Lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người. Trong quản lý, lãnh đạo là quá trình khơi dậy và nâng cao động lực hoạt động cho con người nhằm đạt tới các mục tiêu kế hoạch. Thông qua lãnh đạo, các nhà quản lý tạo sự cam kết đối với tầm nhìn chung, khuyến khích các hoạt động hỗ trợ cho mục