Xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 41)

2.2.5.1 Xử lý số liệu

- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu của 252 khoản mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên năm 2019 trên cùng một bàn tính Excel gồm:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm 252 khoản mục.

Bước 2: Điền các thông tin cho mỗi sản phẩm: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng

độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng đã sử dụng, giá trị sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, nhóm tác dụng dược lý, đường dùng, nhóm kỹ thuật, nhóm thuốc hóa dược/chế phẩm YHCT, nhóm thuốc hội chẩn, nhóm thuốc phải quản lý đặc biệt…

Bước 3: Tính số tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân

đơn giá với số lượng sản phẩm: Ci = gi x qi

Trong đó: Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3…633) Số lượng sử dụng của sản phẩm: qi

Tổng giá trị tiêu thụ sẽ bằng tổng lượng tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm: C= ∑Ci.

2.2.5.2 Phân tích số liệu

- Phân tích cơ cấu DMT sử dụng tại TTYT huyện Hàm Yên năm 2019:

* Dùng các hàm Sum, If, Count, Subtotal, Autofilter, Sort để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:

+ Xếp theo thuốc hóa dược và thuốc chế phẩm YHCT. + Xếp theo nhóm tác dụng dược lý.

+ Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ: thuốc SX trong nước, thuốc nhập khẩu. + Xếp theo tên gốc/ tên biệt dược.

30

+ Xếp theo số lượng thành phần của thuốc: đơn thành phần/ đa thành phần. + Xếp theo đường dùng của thuốc: đường tiêm, truyền, đường uống, đường dùng khác (dùng ngoài, xịt mũi, nhỏ mắt, đặt hậu môn).

+ Xếp theo nhóm thuốc cần hội chẩn.

+ Xếp theo các thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong thông tư 03/2019/TT-BYT. + Xếp theo DMT phải quản lý đặc biệt: Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc.

- Tính tổng số khoản mục, trị giá tiêu thụ của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu.

* Phương pháp so sánh: So sánh tỷ trọng trong phân tích cơ cấu nhóm tác dụng dược lý, kinh phí mua thuốc, cơ cấu DMT.

* Phương pháp phân tích ABC:

Phân tích ABC được tiến hành theo 7 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc

Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc

- Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian).

- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm, tổng số sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm: pi = ci x 100/C

Bước 4: Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.

Bước 5: Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20% tổng giá trị tiền; - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền;

Bước 8: Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%.

Bước 9: Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.

* Phương pháp phân tích VEN:

Phân tích VEN trong nghiên cứu được xây dựng trên DMTBV đã tổng hợp: - HĐT& ĐT phân loại danh mục theo V, E, N

Phân tích VEN gồm 6 bước:

Bước 1: Từng thành viên trong hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N.

Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó hội đồng sẽ:

Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án điều trị trùng lập.

Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V, E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N.

- Phân tích DMT đã phân loại V, E, N theo ABC

+ Xếp các thuốc V, E, N trong nhóm A thu được các nhóm AV, AE, AN và sau đó tính tổng số và tỷ lệ % số lượng, giá trị sử dụng thuốc trong từng nhóm nhỏ.

+ Tiếp tục làm như vậy với nhóm B, C thu được kết quả ma trận ABC/VEN:

* Trình bày kết quả nghiên cứu: Sử dụng phần mềm Microsoft office Word 2010, mô hình hóa dưới dạng bảng.

32

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại TTYT huyện Hàm Yên 3.1.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y - thuốc từ dược liệu 3.1.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y - thuốc từ dược liệu

Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y thuốc từ dược liệu (chế phẩm YHCT) được phân tích trong bảng sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược/ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

STT Nhóm thuốc SKM Tỷ lệ %

SKM Giá trị (VNĐ)

Tỷ lệ %GTSD

1 Thuốc hóa dược 231 91,67 16.708.161.665 93,98 2 Thuốc đông y 21 8,33 1.070.196.816 6,02

Tổng cộng: 252 100 17.778.358.481 100

Nhận xét:

Năm 2019, Trung tâm y tế huyện Hàm Yên đã sử dụng tổng cộng 252 khoản mục thuốc với tổng chi kinh phí cho thuốc là 17.778.358.481 đồng.

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuốc hóa dược chiếm đa số với 231 khoản mục (91,67%), giá trị sử dụng: 16.708.161.665 đồng (93,98%).

- Thuốc cổ truyền với 21 khoản mục (8,33%), giá trị sử dụng: 1.070.196.816 đồng (6,02%).

3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

DMTSD năm 2019 của Trung tâm y tế huyện Hàm Yên được phân loại theo nhóm tác dụng dược lý thuốc hóa dược, thuốc chế phẩm YHCT như trong bảng sau:

33

Bảng 3.2. Cơ cấu DMT sử dụng năm 2019 theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc SKM TL %

SKM GTSD

Tỷ lệ % GTSD

I Thuốc hóa dược 231 91,67 16.708.161.665 93,98

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 59 23,41 9.978.948.262 56,13

1.1 Kháng sinh 54 21,43 9.954.269.762 55,99

1.2 Nhóm khác 5 1,98 24.678.500 0,14

2 Hocmon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 15 5,95 1.975.915.710 11,11 3 Thuốc tim mạch 31 12,30 1.365.596.602 7,68 4 Thuốc đường tiêu hóa 29 11,51 950.388.356 5,35 5

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

25 9,92 880.032.944 4,95

6

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

11 4,37 410.688.116 2,31 7 Khoáng chất và vitamin 9 3,57 317.003.604 1,78 8 Nhóm khác (14 nhóm) 52 20,6 829.588.071 4,66

II Thuốc đông y, thuốc từ dược

liệu 21 8,33 1.070.196.816 6,02

1 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 4 1,59 256.603.480 1,44 2 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 4 1,59 251.848.780 1,42 3 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 3 1,19 214.560.024 1,21 4 Nhóm thuốc chữa các bệnh về

Âm, về Huyết 3 1,19 86.092.510 1,05

5 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ,

tiêu thực, bình vị, kiện tì 2 0,79 24.473.540 0,48 6 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 2 0,79 186.294.532 0,14 7 Nhóm thuốc giải biểu 1 0,40 23.160.500 0,13 8 Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí 1 0,40 16.633.450 0,09 9 Nhóm thuốc dùng ngoài 1 0,40 10.530.000 0,06

34

Nhận xét: Nhìn vào bảng trên cho thấy DMT được sử dụng tại Trung tâm y tế

huyện Hàm Yên với 21 nhóm thuốc hóa dược chính (theo phân nhóm của Thông tư số 30/2018/TT- BYT [1]) có tổng số khoảng mục 231 KM (91,67), giá trị sử dụng hơn 6.708.161.665 đồng chiếm 93,98%; Thuốc đông y - thuốc từ dược liệu có 09 nhóm (theo phân nhóm thông tư 05), tổng số khoản mục 21 (8,33%), giá trị sử dụng 1.070.196.816 đồng (6,02%). Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng KM và giá trị tiêu thụ nhiều nhất với 59 khoản mục (23,41%), giá trị sử dụng: 9.978.948.262 đồng (56,13%). Trong đó: kháng sinh với 54 khoản mục (21,43%), giá trị sử dụng: 9.954.269.762 đồng (55,99%), nhóm thuốc khác với 5 khoản mục (1,98%), giá trị sử dụng: 24.678.500 đồng (0,14%). Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin với 9 khoản mục (3,57%), giá trị sử dụng: 317.003.604 đồng (1,78%). Số nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy cao nhất với 4 khoản mục (1,59%), giá trị sử dụng: 256.603.480 đồng (1,44%). Các nhóm thuốc khác có số KM và giá trị sử dụng tương đối thấp rải đều cho các nhóm, ít có sự đột biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Cơ cấu các nhóm thuốc kháng sinh

Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh sử dụng tại TTYT huyện Hàm Yên được phân tích theo bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Cơ cấu các nhóm kháng sinh sử dụng tại TTYT huyện Hàm Yên

STT Nhóm thuốc SKM % SKM GTSD (VNĐ) %GTSD 1 Thuốc nhóm beta-lactam 37 68,52 8.585.725.973 86,25 1.1 Cephalosporin 21 38,89 4.449.982.056 44,70 1.2 Penicillin 16 29,63 4.135.743.917 41,55 2 Thuốc nhóm aminoglycosid 5 9,26 440.808.264 4,43 3 Thuốc nhóm quinolon 4 7,41 167.788.284 1,69 4 Thuốc nhóm macrolid 3 5,56 219.350.835 2,20 5 Thuốc nhóm sulfamid 2 3,70 43.044.606 0,43 6 Thuốc nhóm nitroimidazol 2 3,70 452.371.800 4,54 7 Thuốc khác 1 1,85 45.180.000 0,45 Tổng cộng: 54 100 9.954.269.762 100

35

Nhận xét: Trong kết quả phân tích trên chúng ta thấy nhóm thuốc kháng sinh

được sử dụng năm 2019 tại TTYT huyện Hàm Yên có tất cả là 8 nhóm thuốc, trong đó thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam sử dụng nhiều nhất với 37 khoản mục (68,52%), giá trị sử dụng: 8.585.725.973 đồng (68,52%). Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid sử dụng nhiều thứ 2 với 5 khoản mục (9,26%), giá trị sử dụng: 440.808.264 đồng (9,26%). Thuốc kháng sinh nhóm quinolon sử dụng nhiều thứ 3 với 4 khoản mục (7,41%), giá trị sử dụng: 167.788.284 đồng (7,41%). Thuốc nhóm macrolid với 3 khoản mục (5,56%), giá trị sử dụng: 219.350.835 đồng (5,56%). Thuốc nhóm sulfamid với 2 khoản mục (3,70%), giá trị sử dụng: 43.044.606 đồng (3,70%). Thuốc nhóm nitroimidazol với 2 khoản mục (3,70%), giá trị sử dụng: 452.371.800 đồng (3,70%). Thuốc khác với 1 khoản mục (1,85%), giá trị sử dụng: 45.180.000 đồng (1,85%).

Từ những con số này đã đặt ra câu hỏi cho nhà nghiên cứu có hay không có việc sử dụng các kháng sinh nhóm Beta-lactam trong bệnh viện đang bị lạm dụng.

3.1.4. Cơ cấu các thuốc sử dụng thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin

Nhóm kháng sinh Cephalosporin được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên được phân loại theo bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Cơ cấu các thuốc sử dụng thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin STT Nhóm kháng sinh SL Tỷ lệ % SL Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %GTSD 1 Cephalosporin thế hệ 1 6 28,57 2.172.202.434 48,81 2 Cephalosporin thế hệ 2 2 9,52 8.421.778 0,19 3 Cephalosporin thế hệ 3 13 61,90 2.269.357.844 51 Tổng 21 100 4.449.982.056 100

Nhận xét: Kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 được sử dụng sử dụng

nhiều nhất tại TTYT huyện Hàm Yên trong các thuốc kháng sinh Cephalosporin với 13 khoản mục (chiếm 61,9%) và 2.269.357.844 đồng

36

(chiếm 51%) giá trị sử dụng. Cephalosporin thế hệ 1 được sử dụng sử dụng nhiều thứ 2 với 6 khoản mục (chiếm 28.57%) và 2.172.202.434 đồng (chiếm 48,81%) giá trị sử dụng. Sử dụng ít nhất là Cephalosporin thế hệ 2 với 2 khoản mục (chiếm 9,52%) và 8.421.778đồng (chiếm 0,19%) giá trị sử dụng.

3.1.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu phản ánh quan điểm đến lựa chọn thuốc của bệnh viện. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu sử dụng trong năm 2019 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ STT Nguồn gốc xuất xứ SKM Tỷ lệ %

SKM GTSD (VNĐ)

Tỷ lệ %GTSD

1 Thuốc nhập khẩu 73 28,97 7.601.891.590 42,76 2 Thuốc sản xuất trong nước 179 71,03 10.176.466.891 57,24

Tổng cộng 252 100 17.778.358.481 100

Nhận xét:

Thuốc nhập khẩu với 73 khoản mục (28,97%), giá trị sử dụng: 7.601.891.590 đồng (42,76%). Thuốc sản xuất trong nước với 179 khoản mục (71,03%), giá trị sử dụng: 10.176.466.891 đồng (57,24%).

3.1.6. Cơ cấu các thuốc nhập khẩu trong DMTSD theo TT 03/2019/TT-BYT

Tỷ lệ thuốc các thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT và không có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6. Cơ cấu các thuốc nhập khẩu trong DMTSD theo Thông tư 03/2019/TT-BYT

TT Nhóm thuốc SL Tỷ lệ % SL GTSD (VNĐ) Tỷ lệ %GTSD

1 Thuốc NK không có trong

DM TT 03/2019/TT-BYT 45 61,64 2.129.095.391 28,01 2 Thuốc NK có trong TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

03/2019/TT-BYT 28 38,36 5.472.796.199 71,99

37

Nhận xét: Bảng trên cho thấy thuốc nhập khẩu có trong DM 03/2019/TT-

BYT với 28 khoản mục (38,36%), giá trị sử dụng: 5.472.796.199 đồng (71,99%). Thuốc NK không có trong 03/2019/TT-BYT với 45 khoản mục (61,64%), giá trị sử dụng: 2.129.095.391 đồng (28,01%)

Như vậy cần cân nhắc thay thế dần một vài thuốc trong 28 hoạt chất bằng các thuốc sản xuất trong nước có thể thay thế với tác dụng điều trị tương đương thuốc nhập khẩu. Hiện tại giá trị sử dụng của thuốc nhập khẩu có các hoạt chất có thể thay thế bằng thuốc trong nước theo Thông tư 03/2019/TT- BYT cần lưu ý điều chỉnh nhóm thuốc này.

3.1.7. Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý những thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT trong Thông tư 03/2019/TT-BYT

Tỷ lệ các nhóm thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT theo nhóm tác dụng dược lý được thực hiện qua các bản sau:

Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm thuốc NK có trong danh mục TT 03/2019/TT- BYT theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc SK M Tỷ lệ % SKM GTSD (VNĐ) Tỷ lệ %GTSD

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 10 35,71 4.731.110.739 86,45 2 Hocmon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 3 10,71 533.134.200 9,74 3 Thuốc đường tiêu hóa 4 14,29 101.844.296 1,86 4

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

5 17,86 39.680.104 0,73 5 Thuốc tim mạch 3 10,71 34.695.875 0,63 6 Thuốc chống rối loạn tâm thần và

thuốc tác động lên hệ thần kinh 3 10,71 32.330.985 0,59

Tổng cộng: 28 100 5.472.796.199 100

Nhận xét:

Nhóm thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT gồm 06 nhóm dược lý, trong đó có thuốc chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhóm thuốc điều

38

trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 10 khoản mục (35,71%), giá trị sử dụng: 4.731.110.739 đồng (86,45%), thứ hai là nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với 3 khoản mục (10,71%), giá trị sử dụng: 533.134.200 đồng (9,74%). Nhóm thuốc đường tiêu hóa đứng thứ 3 với 04 khoản mục (14,29%), giá trị sử dụng: 101.844.296 đồng (1,86%). Thấp nhất là nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh với 3 khoản mục (10,71%), giá trị sử dụng: 32.330.985 đồng (0,59%).

3.1.8. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/ đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/đa thành phần trong DMTSD Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/đa thành phần trong DMTSD

STT Nhóm thuốc S KM Tỷ lệ % SKM GTSD (VNĐ) Tỷ lệ %GTSD I Thuốc Hóa dược 231 100 16.708.161.665 100

1 Đa thành phần 48 20,78 2.328.651.820 20,78 2 Đơn thành phần 183 79,22 14.379.509.845 79,22

II Thuốc Đông y, thuốc có

nguồn gốc từ dược liệu 21 100 1.070.196.816 100

1 Đa thành phần 18 85,71 907.419.881 85,71 2 Đơn thành phần 3 14,29 162.776.935 14,29

Nhận xét: Trong DMT hóa dược được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Hàm

Yên năm 2019 chủ yếu là thuốc Đơn thành phần với 183 khoản mục (79,22%), giá trị sử dụng: 14.379.509.845 đồng (79,22%), thuốc đa thành phần sử dụng ít hơn với 48 khoản mục (20,78%), giá trị sử dụng: 2.328.651.820 đồng (20,78%).

Trong DMT đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu chủ yếu là các thuốc đa thành phần với 18 khoản mục (85,71%), giá trị sử dụng: 907.419.881

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 41)