Kết quả phân tích cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp VEN của bệnh viện dựa vào các nhóm V, E, N được trình bày bản tóm tắt sau:
Bảng 3.16. Kết quả phân tích VEN Nhóm Số lượng KM Tỷ lệ (%) Giá trị SD (VNĐ) Tỷ lệ (%) V 29 11,51 1.674.463.688 9,42 E 190 75,40 14.711.233.954 82,75 N 33 13,10 1.392.660.839 7,83 VEN 252 100 17.778.358.481 100
Nhận xét: Tỷ lệ thuốc sống còn V với 29 khoản mục (11,51%), giá trị sử
45
(75,40%), giá trị sử dụng: 14.711.233.954 đồng (82,75%). Thuốc không thiết yếu (N) với 33 khoản mục (13,10%), giá trị sử dụng: 1.392.660.839 đồng (7,83%).
3.2.3. Phân tích cơ cấu các thuốc theo ma trận ABC/VEN Bảng 3.17. Kết quả phân tích ABC/VEN Nhóm thuốc SKM Tỷ lệ % SKM Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ % GTSD A V 4 1,6 1.441.184.120 8,1 E 40 15,9 12.011.786.406 67,6 N 6 2,4 694.933.176 3,9 B V 3 1,2 115.768.000 0,7 E 41 16,3 1.984.013.705 11,2 N 11 4,4 548.452.560 3,1 C V 22 8,7 117.511.568 0,7 E 109 43,3 715.433.843 4,0 N 16 6,3 149.275.103 0,8 Tổng 252 100 17.778.358.481 100
Nhận xét: Kết quả phân tích ma trận nhóm sống còn AV với 4 khoản
mục (8,00%), giá trị sử dụng: 1.441.184.120 đồng (10,19%). AE với 40 khoản mục (80,00%), giá trị sử dụng: 12.011.786.406 đồng (84,90%). AN với 6 khoản mục (12,00%), giá trị sử dụng: 694.933.176 đồng (4,91%). Để phân tích kỹ hơn tính bất hợp lý của nhóm thuốc AN đề tài sẽ phân tích sâu hơn nhóm AN.
BV với 3 khoản mục (5,45%), giá trị sử dụng: 115.768.000 đồng (4,37%). BE với 41 khoản mục (74,55%), giá trị sử dụng: 1.984.013.705 đồng (74,92%). BN với 11 khoản mục (20,00%), giá trị sử dụng: 548.452.560 đồng (20,71%). Để phân tích kỹ hơn tính bất hợp lý của nhóm thuốc BN đề tài sẽ phân tích sâu hơn nhóm BN.
3.2.4. Phân tích cơ cấu các thuốc trong nhóm AN
Nhóm thuốc AN gồm các thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn nhưng không hợp lý.
46 Bảng 3.18. Phân tích cụ thể nhóm AN STT Thuốc nhóm AN S KM Tỷ lệ % SKM Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ % GTSD I Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 5 83,33 601.153.176 86,51
1 Tuần hoàn não Thái Dương (Đinh lăng+bạch quả+đậu tương) 1 16,67 167.486.292 24,10
2
Thuốc ho K/H
(Ma hoàng+ Quế chi+ Khổ hạnh nhân+ Cam thảo)
1 16,67 128.190.280 18,45
3 (Didala)
Cao khô lá dâu tằm 1 16,67 120.380.000 17,32
4
Thấp khớp nam dược
(Độc hoạt + Phong phong+Tang ký sinh+ Đỗ trọng+ Ngưu tất+ Trinh nữ+ Hồng hoa+ Bạch chỉ+ Tục đoạn+ Bổ cốt chỉ) 1 16,67 96.666.024 13,91 5 Bài thạch
(Kim tiền thảo+ Chỉ thực+ Nhân trần+ Hậu Phác+ Hoàng cầm+ Bạch mao căn+ Nghệ+ Binh lang+ Mộc hương+ Đại Hoàng)
1 16,67 88.430.580 12,73
II Thuốc hóa dược 1 16,67 93.780.000 13,49
6
Bodycan
(Calci gluconolactat + Calci carbonat)
1 16,67 93.780.000 13,49
Tổng cộng I+II: 6 100 694.933.176 100
Nhận xét: Kết quả phân tích cụ thể cho thấy nhóm thuốc AN có 6 khoản mục
giá trị sử dụng: 694.933.176 đồng. Trong đó: Các thuốc hóa dược AN với hóa dược với 1 khoản mục (16,67%), giá trị sử dụng: 93.780.000 đồng (13,49%) thuộc nhóm thuốc Khoáng chất và Vitamin. Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu thuộc nhóm AN với 5 khoản mục (83,33%), giá trị sử dụng: 601.153.176 đồng (86,51%). Như vậy, Bệnh viện cần xem xét cụ thể đối với các thuốc phân tích trong bảng kê trên.
47
3.2.6. Phân tích cơ cấu các thuốc trong nhóm BN
Nhóm thuốc BN gồm các thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn nhưng không hợp lý. Bảng 3.19. Phân tích cụ thể nhóm BN STT Thuốc nhóm BN S KM % SKM Giá trị sử dụng (VNĐ) % GT SD I Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 8 72,73 352.557.710 64,28
1 Hoatex (Húng chanh+ Núc nác+ Cineol Húng chanh) 1 9,09 70.749.000 12,90 2
Fengshi OPC - Viên phong thấp
(Mã tiền chế+ Hy thiêm+ Ngũ gia bì+Tam thất)
1 9,09 68.766.600 12,54
3
Phong tê thấp HD New
(Mã tiền chế+Đương quy+Đỗ trọng+Ngưu tất+Quế chi+Thương truật+Độc hoạt+Thổ phục linh)
1 9,09 49.127.400 8,96
4
Hoạt huyết thông mạch P/H
(Đương quy+ Sinh địa+Xuyên khung + Ngưu tất + Ích mẫu + Đan sâm) 1 9,09 46.151.875 8,41 5 Codcerin (Bạch linh+Cát cánh+Tỳ bà diệp+Tang bạch bì+Ma hoàng+Thiên môn đông+Bạc hà+Bán hạ (chế)+Cam thảo+Bách bộ+Mơ muối+Tinh dầu bạc hà+Phèn chua)
1 9,09 43.608.000 7,95
6
(Atiliver diệp hạ châu)
Diệp hạ châu+Xuyên tâm liên+Bồ công anh+Cỏ mực
1 9,09 25.791.500 4,70
7 Mediphylamin
(Bột bèo hoa dâu) 1 9,09 25.202.835 4,60
8
Cốm cảm xuyên hương
(Xuyên khung+ Bạch chỉ+ Hương phụ+ Quế chi+ Sinh khương+Cam thảo bắc)
48
II Thuốc hóa dược 3 27,27 195.894.850 35,72
9 Zento B
(Vitamin B1+ B6+ B12) 1 9,09 70.472.500 12,85 10 Fogyma
(Sắt (III) Hydroxyd polymaltose) 1 9,09 69.292.500 12,63 11 3B-Medi tab
(Vitamin B1+ B6+ B12) 1 9,09 56.129.850 10,23
Tổng cộng I+II: 11 100 548.452.560 100
Nhận xét: Nhóm thuốc BN có 11 khoản mục giá trị sử dụng:
548.452.560 đồng. Trong đó:Các thuốc hóa dược BN với 03 thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin chiếm 27,27% số KM, giá trị sử dụng: 195.894.850 đồng (35,72%). Các thuốc đông y thuộc nhóm BN với 8 khoản mục (72,73%), giá trị sử dụng: 352.557.710 đồng (64,28%). Như vậy, Bệnh viện cần xem xét cụ thể đối với các thuốc phân tích trong bảng kê trên.
49
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Cơ câu danh mục thuốc đã được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên năm 2019 Hàm Yên năm 2019
4.1.1. Về cơ cấu DMT hóa dược/thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Năm 2019, Trung tâm y tế huyện Hàm Yên đã sử dụng tổng cộng 252 khoản mục thuốc với tổng chi kinh phí cho thuốc là 17.778.358.481 đồng. Trong đó đa số sử dụng là thuốc hóa dược Thuốc hóa dược với 231 khoản mục (91,67%), giá trị sử dụng: 16.708.161.665 đồng (93,98%). Thuốc cổ truyền với 21 khoản mục (8,33%), giá trị sử dụng: 1.070.196.816 đồng (6,02%). Việc sử dụng nhóm thuốc đông y thuốc từ dược liệu trong kê đơn ngoại trú cho các ca bệnh nhẹ và các bệnh liên quan đến tuổi già, người già tâm lý đến khám để được các loại thuốc bổ trợ như: Hoạt huyết thông mạch
P/H; Mediphylamin, Fengshi OPC - Viên phong thấp, Phong tê thấp HD
New, Diệp hạ châuv.v.v..Điều này dẫn đến giá trị sử dụng nhóm thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu tăng cao, mặt khác các thuốc này sử dụng đường uống, kê dài ngày với số lượng nhiều và giá thành một số loại thường cao nên góp phần làm cho kinh phí sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ trọng khá cao.
Giá trị sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của Trung tâm y tế huyện Hàm Yên cao hơn với BVĐK khu vực Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 năm 2018: 2,40% về GTSD [3]; thấp hơn hơn BVĐK huyện Thường Tín thành phố Hà Nội năm 2018: 7,8% GTSD [34], thấp BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2018: 11,7 GTSD [26], thấp hơn BVĐK huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2018: 26,6% GTSD [1].Vấn đề này bệnh viện cần quan tâm điều chỉnh, giảm bớt giá trị sử dụng không cần thiết, hạn chế trong việc thực hành kê đơn.
4.1.2. Về cơ cấu phân nhóm thuốc điều trị theo tác dụng dược lý
DMT được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên với 21 nhóm thuốc hóa dược chính (theo phân nhóm của thông tư 30) có tổng số khoảng
50
mục 231 KM (91,67), giá trị sử dụng hơn 6.708.161.665 đồng chiếm 93,98%; Thuốc đông y - thuốc từ dược liệu có 09 nhóm (theo phân nhóm thông tư 05), tổng số khoản mục 21 (8,33%), giá trị sử dụng 1.070.196.816 đồng (6,02%). Các thuốc sử dụng đều nằm trong danh mục thuốc theo Thông tư 30/2019/TT- BYT [1] và Thông tư 05/2015/TT-BYT [16].
+ Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng KM và giá trị tiêu thụ nhiều nhất với 59 khoản mục (23,41%), giá trị sử dụng: 9.978.948.262 đồng (56,13%). Trong đó: Kháng sinh với 54 khoản mục (21,43%), giá trị sử dụng: 9.954.269.762 đồng (55,99%), nhóm thuốc khác với 5 khoản mục (1,98%), giá trị sử dụng: 24.678.500 đồng (0,14%).
So sánh với các nghiên cứu tỷ lệ sử dụng Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện thì tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc này tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên thấp hơn giá trị sử dụng nhóm thuốc này tại một Bệnh viện tuyến huyện năm 2018 như: BVĐK huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội năm 2018: 28 KM với GTSD 82,64% [23]; Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình là 71%GTSD [1], BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2018: 71,1% GTSD [26]. BVĐK huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La năm 2018:77,94% [32].
Trong nhóm ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn của Trung tâm y tế huyện Hàm Yên thì các thuốc là kháng sinh có chiếm 54 khoản mục (21,42%) và 9.954.269.762 đồng GTSD (55,99%) tổng giá trị sử dụng của cả trung tâm. Điều này cho thấy nhóm thuốc kháng sinh được lựa chọn rất phong phú đã tạo nhiều thuận lợi cho điều trị. Tuy nhiên lại gây khó khăn cho bệnh viện vì phải cung ứng nhiều mặt hàng và liên quan đến lựa chọn, mua sắm, quản lý, bảo quản và cấp phát.
So sánh với các nghiên cứu tỷ lệ sử dụng Nhóm kháng sinh tại các bệnh viện thì tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc này tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên lớn hơn giá trị sử dụng nhóm thuốc này tại một số bệnh viện tuyến huyện năm 2018
51
như: BVĐK huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội năm 2018: 78 KM với GTSD 30,3% [23]; Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình là 39,5%GTSD [1]. BVĐK huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La năm 2018: 48,27% [32].
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện, việc tập trung một tỷ lệ lớn thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng, bệnh về hô hấp trong mô hình bệnh tật của Việt Nam nói chung cũng như mô hình của bệnh viện nói riêng. Mặt khác, nhóm thuốc này còn được sử dụng trong nhiều bệnh khác nhau như: các trường hợp tại nạn thương tích, phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật (liệu pháp kháng sinh dự phòng ..) phần nào giải thích cho nhu cầu sử dụng nhiều loại kháng sinh điều trị tại bệnh viện, chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng kinh phí tiền thuốc của bệnh viện. Vấn đề này bệnh viện cần có những nghiên cứu đánh giá thực tế sâu hơn để xem xét và rà soát lại nhóm thuốc này có đang bị lạm dụng hay không.
+ Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 09 nhóm (theo phân nhóm thông tư 05), tổng số khoản mục 21 (8,33%), giá trị sử dụng 1.070.196.816 đồng (6,02%). So sánh với kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyên huyện đã công bố năm 2018 cao hơn kết quả nghiên cứu tại BVĐK khu vực Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh năm 2018: 2,4% GTSD [19]; thấp hơn tại BVĐK huyện Thường Tín thành phố Hà Nội năm 2018: 7,8% GTSD [34]; BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2018:11,7% GTSD [26]. BVĐK huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2018: 26,6% GTSD [1].
Việc sử dụng giá trị tiền thuốc trong DMT cho nhóm thuốc trên cần xem xét kỹ vì nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị không phải là thuốc điều trị chính. Nguyên nhân ở đây chính là do bệnh nhân tại TTYT phần lớn là người cao tuổi và cán bộ hưu trí đến khám. Mặt khác do thói quen kê đơn của bác sĩ với những bệnh nhân cao tuổi
52
thường kê thêm thuốc bổ trợ có nguồn gốc thảo dược để tạo sự quan tâm giữa thầy thuốc với bệnh nhân lớn tuổi.
+ Nhóm thuốc đường tiêu hóa sử dụng tương đối nhiều với 29 khoản mục (11,51%), giá trị sử dụng: 950.388.356 đồng (5,35%). So sánh với kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyên huyện đã công bố năm 2018 thấp hơn kết quả nghiên cứu tại Trung tâm y tế huyện Cần Đước tỉnh Long An năm 2018: 14,7% GTSD [36]; tương đương với BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2018 là 5,6% GTSD [26].
Từ phân tích trên cho thấy Trung tâm y tế huyện Hàm Yên sử dụngnhóm thuốc kháng sinh có tổng giá trị sử dụng tương đối cao so với các bệnh viện cùng hạng, ngoài ra cần đáng chú ý nhất là nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với giá trị sử dụng 1.070.196.816 đồng (6,02%) là thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị nhưng có giá trị sử dụng đứng thứ ba chỉ sau nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm thuốc tim mạch. Nên việc các thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc này là chưa hợp lý, cần cân nhắc điều chỉnh danh mục.
4.1.3. Về cơ cấu phân nhóm thuốc kháng sinh
Trong kết quả phân tích trên chúng ta thấy nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng năm 2019 tại TTYT huyện Hàm Yên có tất cả là 8 nhóm thuốc, trong đó thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam sử dụng nhiều nhất với 37 khoản mục (68,52%), giá trị sử dụng: 8.585.725.973 đồng (68,52%). Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid sử dụng nhiều thứ 2 với 5 khoản mục (9,26%), giá trị sử dụng: 440.808.264 đồng (9,26%). Thuốc kháng sinh nhóm quinolon sử dụng nhiều thứ 3 với 4 khoản mục (7,41%), giá trị sử dụng: 167.788.284 đồng (7,41%). Thuốc nhóm macrolid với 3 khoản mục (5,56%), giá trị sử dụng: 219.350.835 đồng (5,56%). Thuốc nhóm sulfamid với 2 khoản mục (3,70%), giá trị sử dụng: 43.044.606 đồng (3,70%). Thuốc nhóm nitroimidazol với 2
53
khoản mục (3,70%), giá trị sử dụng: 452.371.800 đồng (3,70%). Thuốc khác với 1 khoản mục (1,85%), giá trị sử dụng: 45.180.000 đồng (1,85%).
Kết quả này cho thấy việc sử dụng nhóm kháng sinh Beta-lactam sử dụng chiếm tỷ trọng rất nhiều trong kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh của bệnh viện. So sánh việc sử dụng kháng sinh nhóm beta – lactam của TTYT huyện Hàm Yên cao hơn so với kết quả nghiên cứu tại TTYT huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2018: 67,53% GTSD [13]. Bệnh viện cần lưu ý việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh này liệu có hay không việc lạm dụng kháng sinh này tại bệnh viện.
4.1.4. Về cơ cấu phân nhóm kháng sinh cephalosporin
Phân tích sâu hơn nhóm kháng sinh cephalosporin cho thấy nhóm Cephalosporin thế hệ 3 được sử dụng sử dụng nhiều nhất tại TTYT huyện Hàm Yên trong các thuốc kháng sinh Cephalosporin với 13 khoản mục (chiếm 51%) và 2.269.357.844 đồng (chiếm 61,90%) giá trị sử dụng của nhóm.
Việc sử dụng nhiều kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 là do bệnh nhân nhiễm khuẩn tại bệnh viện vẫn chiếm số lượng lớn, thường được chỉ định trong nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiết niệu, các nhiễm khuẩn này đáp ứng tốt với nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Tuy nhiên với việc chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện thì cần quản lý chặt hơn đối với nhóm kháng sinh này.
4.1.5. Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ
Theo khuyến cáo của Bộ y tế, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của các bệnh viện chiếm khoảng 70. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển [8].
Tại Trung tâm y tế huyện Hàm Yên thuốc nhập khẩu với 73 khoản mục (28,97%), giá trị sử dụng: 7.601.891.590 đồng (42,76%) thấp hơn thuốc sản xuất trong nước với 179 khoản mục (71,03%), giá trị sử dụng: 10.176.466.891 đồng (57,24%)
54
So sánh với các bệnh viện khác tỷ lệ GTSD thuốc nhập khẩu của TTYT huyện Hàm Yên thấp hơn so với BVĐK huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội năm 2018 (62,13%) [23]; Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2018 (37,87%) [1], BVĐK huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La năm 2018 (48,58%) [32].
Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao nói lên Trung tâm y tế huyện Hàm Yên đã thực hiện rất tốt chính sách quốc gia về thuốc do Bộ Y tế phát động, gần đạt mục tiêu yêu cầu. Điều này cho thấy rằng khi xây dựng DMT. HĐT&ĐT đã trú trọng ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm chi phí dành cho thuốc, giảm thiểu được giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, cho xã hội, đây là một trong những điểm sáng mà bệnh viện cần duy trì cho các năm tiếp theo.
4.1.6. Về cơ cấu thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT
Thuốc nhập khẩu có trong DM Thông tư 03/2019/TT-BYT với 28 khoản mục (38,36%), giá trị sử dụng: 5.472.796.199 đồng (71,99%). So sánh với Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn Hà Nội năm 2018 [27], nhóm thuốc nhập khẩu có trong thông tư 03/2029/TT-BYT thì Trung tâm y tế huyện Hàm Yên ít hơn về tỷ lệ khoản mục (45,83%) nhưng lại cao hơn về GTSD (23,02%). Cao hơn kết quả nghiên cứu tại trung tâm y tế huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn năm 2018 cả về tỷ lệ SKM và GTSD của nhóm thuốc nhập khẩu có trong thông tư 03/2029/TT-BYT: 49 hoạt chất (15,26%), kinh phí sử dụng 762.337 nghìn VNĐ chiếm 16,61% [31].
Từ kết quả trên, nhận thấy Trung tâm y tế huyện Hàm Yên đã chú trọng thay thế các thuốc nhập ngoại bằng các thuốc do Việt Nam sản xuất. Tuy vậy vẫn cần cân nhắc thay thế thêm các thuốc trong số các khoản mục có giá trị sử dụng cao để giảm chi phí điều trị.
4.1.7. Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý những thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT