Quản lý dạy học môn toán ở trƣờng trung học phổ thông theo hƣớng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 40)

hƣớng phát triển năng lực học sinh

1.5.1. Khái niệm quản lý và quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh

Từ ý kiến của các nhà khoa học Harold Kootz [22], Aunapu [1], Trần Kiểm [35], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [38], Luận văn xác định: Quản lý là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý diễn ra trong một môi trường nhất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý xác định.

Từ khái niệm quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh luận văn xác định: quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh là tác động có mục đích có chương trình, kế hoạch của hiệu trưởng cùng các cấp quản lý trong nhà trường đến hoạt động dạy

học môn toán cùng giáo viên và học sinh theo hướng phát triển năng lực để đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn toán và phát triển được năng lực cho học sinh.

Khái niệm trên cho thấy mục tiêu của quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh là nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn toán trong nhà THPT và phát triển năng lực.

Chủ thể quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh trong nhà THPT bao gồm nhiều chủ thể: hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, phó tổtrƣởng chuyên môn, trong nhà trƣờng, trong đó nhấn mạnh đến 2 chủ thể theo văn bản pháp qui Nhà nƣớc là hiệu trƣởng và tổ trƣởng chuyên môn. Chủ thể chính trong luận văn là hiệu trƣởng quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh. Chủ thể phối hợp quản lý là tổ trƣởng bộ môn toán.

Đối tượng quản lý là toàn bộ nội dung hoạt động dạy học môn toán cùng với giáo viên và học sinh, những lực lƣợng thực hiện hoạt động dạy học môn toán trong nhà trƣờng.

Nội dung quản lý bao gồm quản lý lập kế hoạch dạy học của giáo viên, quản lý giảng dạy trên lớp, quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và quản lý phƣơng tiện dạy học phục vụ dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực.

Phương pháp quản lý bao gồm các phƣơng pháp về hành chính - tổ chức, phƣơng pháp tâm lý - giáo dục và phƣơng pháp kích thích bằng các yếu tố kinh tế và tinh thần...

1.5.2. Nội dung quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng

1.5.2.1. Quản lý lập kế hoạch dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý lập kế hoạch dạy học của giáo viên dạy môn toán theo hướng phát triển năng lực là tác động có mục đích có chương trình của hiệu trưởng

đến hoạt động lập kế hoạch dạy học của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng kế hoạch dạy học, phát triển năng lực học sinh.

Quản lý chuẩn bị kế hoạch dạy học của giáo viên theo hƣớng phát triển năng lực học sinh:

1) Phổ biến các văn bản chỉ đạo về dạy học phát triển năng lực học sinh; 2) Xác định các năng lực học toán cần có của học sinh để định hƣớng lập kế hoạch dạy học;

3) Xác định mục tiêu và nội dung dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh;

4) Lập kế hoạch dạy học cụ thể theo định hƣớng phát triển năng lực; 5) Xác định cách thức thực hiện kế hoạch dạy học dựa trên năng lực và phát triển năng lực học sinh;

6) Dự kiến các nguồn lực thực hiện kế hoạch dạy học dựa trên cơ sở phát triển năng lực học sinh.

1.5.2.2. Quản lý giảng dạy trên lớp theo hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy môn toán theo hƣớng phát triển năng lực là tác động có mục đích có chƣơng trình của hiệu trƣởng đến hoạt động giảng dạy đạt đƣợc mục tiêu nâng cao đƣợc chất lƣợng bài giảng trên lớp, đồng thời phát triển đƣợc năng lực cho học sinh. Nội dung quản lý giảng dạy trên lớp của giáo viên bao gồm các nội dung:

1) Xác định các năng lực cần có của học sinh trong giờ lên lớp

2) Tổ chức giảng dạy trên lớp của giáo viên dựa trên năng lực của HS 3) Chỉ đạo việc lựa chọn các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, tính chủđộng của học sinh

4) Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học, sử dụng các phƣơng pháp dạy học dựa trên tri thức, năng lực hiện có của học sinh

5) Xây dựng kế hoạch về việc dự giờ và phân tích giờ dạy của cả năm học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

6) Tổ chức việc dự giờ và phân tích giờ dạy theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

7) Xác định các tiêu chuẩn thi đua căn cứ vào mức độ dạy học phát triển năng lực học sinh

8) Xây dựng bầu không khí học tập trên lớp tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực học sinh.

1.5.2.3. Quản lý học tập môn toán của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý hoạt động học tập của học sinh dạy môn toán theo hƣớng phát triển năng lực là tác động có mục đích có chƣơng trình của hiệu trƣởng đến hoạt động học tập đạt đƣợc mục tiêu nâng cao đƣợc chất lƣợng học tập, đồng thời phát triển đƣợc năng lực cho học sinh. Nội dung quản lý học tập môn toán của học sinh bao gồm các nội dung:

1) Tổ chức giáo dục thái độ, động cơ học tập hƣớng đến phát triển năng lực cho học sinh

2) Phân loại trình độ, năng lực học sinh để giảng dạy, bồi dƣỡng và phụ đạo cho học sinh

3) Chỉ đạo cách thức, phƣơng hƣớng học tập để hình thành kiến thức và kĩ năng cho ngƣời học

4) Tổ chức và chỉ đạo các lực lƣợng quản lý học tập của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực

5) Tổ chức xây dựng và thực hiện những quy định về học tập theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

6) Chỉ đạo giáo viên phối hợp giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên để quản lý hoạt độnghọc tập theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

7) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

8) Xây dựng nền nếp, môi trƣờng học tập tạo điều kiện phát triển năng lực ngƣời học

1.5.2.4. Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh môn toán theo hƣớng phát triển năng lực là tác động có mục đích có chƣơng trình của hiệu trƣởng đến hoạt động đánh giá kết quả học tập đạt đƣợc mục tiêu nâng cao đƣợc chất lƣợng học tập, đồng thời phát triển đƣợc năng lực cho học sinh. Nội dung quản lýđánh giá kết quảhọc tập môn toán của học sinh bao gồm các nội dung:

1) Xây dựng tiêu chí và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng phát triển nănglực học sinh.

2) Đánh giá, đo lƣờng các năng lực của học sinh đƣợc hình thành trong quá trình học tập môn toán.

3) Tổ chức nhân sự tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

4) Đánh giá của giáo viên thông qua việc tổ chức học tập của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

5) Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

1.5.2.5. Quản lý phương tiện và các điều kiện đảm bảo dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý phƣơng tiện và các điều kiện đảm bảo dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực là tác động có mục đích có chƣơng trình của hiệu trƣởng đến phƣơng tiện và các điều kiện đảm bảo dạy học môn toán để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học, từ đó nâng cao chất lƣợng học tập, đồng thời phát triển đƣợc năng lực cho học sinh. Nội dung quản lý phƣơng tiện và các điều kiện đảm bảo dạy học môn toán của học sinh bao gồm các nội dung:

1) Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả phƣơng tiện dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

2) Tổ chức bồi dƣỡng cách thức sử dụng phƣơng tiện dạy học để phát triển năng lực học sinh.

3) Lựa chọn các phƣơng tiện dạy học phù hợp trong bài giảng để phát triển năng lực học sinh.

4) Tổ chức hoạt động cho học sinh sử dụng phƣơng tiện dạy học để tiếp thu tri thức, phát triển kĩ năng bản thân.

5) Đổi mới phƣơng pháp dạy học và sử dụng phƣơng tiện dạy học theo hƣớng phát huy tính chủđộng tích cực của học sinh.

6) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng phƣơng tiện dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh triển năng lực học sinh

1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường THPT

Chất lƣợng dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh và quản lý của hiệu trƣởng đến dạy học môn toán trong nhà trƣờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng một yếu tố trực tiếp nhất thuộc về các cấp quản lý trực tiếp quản lý dạy học trong nhà trƣờng, yếu tố giáo viên và môi trƣờng nhà trƣờng. Có thể nói rằng nếu các yếu tố thuộc về các cấp quản lý dạy học môn toán, giáo viên dạy môn toán và môi trƣờng dạy học trong nhà trƣờng thuận lợi thì sẽ có tác động rất mạnh mẽđến hiệu quả quản lý dạy học môn toán của hiệu trƣởng. Các yếu tố thuộc về bên trong nhà trƣờng có thể bao gồm các yếu tố sau:

1) Hiểu biết về dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

2) Khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển năng lực HS.

3) Tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc thuận lợi, thân thiện cho giáo viên trong tổ chuyên môn dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

4) Động viên, khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo của giáo viên dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

5) Đánh giá khách quan năng lực của giáo viên dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

6) Động viên, khen thƣởng kịp thời, hợp lý đối với những giáo viên có thành tích trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

7) Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

8) Hiểu biết của giáo viên về đổi mới giáo dục và dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

9) Năng lực nghề nghiệp của giáo viên thực hiện dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh (nắm bắt tâm lý học sinh, dạy học phân hóa, kiểm tra đánh giá v.v...)

10) Tạo môi trƣờng học tập thuận lợi, thân thiện trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

1.6.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường trung học phổ thông

Chất lƣợng quản lý dạy học môn toán của hiệu trƣởng nhà trƣờng trung học phổ thông ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố trong nhà trƣờng còn phù thuộc vào các yếu tố khách quan thuộc về môi trƣờng quản lý. Các yếu tố môi trƣờng cũng có tác động rất lớn đến quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh của hiệu trƣởng. Các yếu tố đó bao gồm một số yếu tố sau:

1) Văn bản pháp quy của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục 2) Vấn đề hội nhập trong dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực

3) Áp lực về khối lƣợng kiến thức học tập môn toán và đánh giá học sinh theo mức độ lĩnh hội kiến thức

4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

5) Sự phối hợp giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội trong dạy học môn toán cho học sinh

6) Đổi mới giáo dục phổ thông

7) Môi trƣờng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong học tập môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

Kết luận chƣơng 1

Phân tích các tài liệu lí luận trong và ngoài nƣớc luận văn đã xác định đƣợc vấn đề mới trong nghiên cứu - Quản lý dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Khung lí luận của luận văn đƣợc xác định:

Quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh là tác động có mục đích có chƣơng trình, kế hoạch của hiệu trƣởng cùng các cấp quản lý trong nhà trƣờng đến hoạt động dạy học môn toán cùng giáo viên và học sinh đểđạt đƣợc mục đích nâng cao chất lƣợng dạy học môn toán và phát triển đƣợc năng lực cho học sinh.

Nội dung quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực bao gồm: Quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lý giảng dạy trên lớp, quản lý học tập môn toán, quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý các phƣơng tiện điều kiện đảm bảo dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn toán của Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông theo hƣớng phát triển năng lực bao gồm các yếu tố thuộc về bên trong nhà trƣờng THPT và ngoài nhà trƣờng THPT.

Khung lí luận đã xác định là cơ sở khoa học để xây dựng các phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học môn toán và quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Khái quát về giáo dục THPT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Vài nét về giáo dục THPT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).

Năm học 2019 - 2020, toàn huyện Yên Lập có 61 đơn vịtrƣờng học với trên 22.899 học sinh ở các bậc học, trong đó bậc học Mầm non có 5.877 em, bậc Tiểu học 9.285 học sinh và bậc THCS 5.613 học sinh, bậc THPT có 03 trƣờng với 2.114 học sinh. Hiện tại, 100% trƣờng trong huyện có trên 80% lớp học đƣợc xây dựng kiên cố và cao tầng, đủ phòng đểtổ chức họctừ 1 đến 2 ca; sách giáo khoa, thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng nhu cầu của GV và HS.Nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lƣợng giáo dục, đội ngũ GV đƣợc tăng cƣờng với 100% trình độ đạt Chuẩn và trên Chuẩn, đƣợc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ trách nhiệm và kỉ cƣơng trong nhà trƣờng.Các cuộc vận động và phong trào thi đua đƣợc triển khai tới toàn đơnvị đãtạo ra môi trƣờng giáo dục và họctập sôi nổi.

Nhận thức rõ việc phát huy nguồn lực con ngƣời, giáo dục huyện Yên Lập đã và đang triển khai nhiều nội dung đổi mới ở các trƣờng từ mầm non, đến THPT nhƣ: xây dựng triển khai các nhiệm vụ, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học, tăng cƣờng ứng dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)