dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
a) Mục đích biện pháp
Xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên là hết sức quan trọng, nó thể hiện đƣợc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, các phƣơng tiện dạy học và hình thức dạy học; giáo viên chuẩn bị bài dạy đảm bảo đúng hƣớng dẫn, quy trình dạy học môn toán phát triển năng lực học sinh, giúp cho học sinh phát huy đƣợc năng lực cần đạt cấp THPT. Mục đích của biện pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên theo hƣớng phát triển năng lực học sinh để nâng cao chất lƣợng bài giảng và phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn toán.
b) Nội dung của biện pháp
- Tổ chức điều tra năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên môn toán theo hƣớng phát triển năng lực.
- Nhà trƣởng tổ chức cho các tổ nhóm, chuyên môn lớp bồi dƣỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch bài dạy môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
* Nhà trƣờng tổ chức điều tra nắm bắt tình hình xây dựng kế hoạch bài dạy hiện tại của giáo viên:
Ban giám hiệu tiến hành kiểm tra hồ sơ chuyên môn về kế hoạch bài dạy, thiết kế câu hỏi, đề kiểm tra, yêu cầu về sản phẩm; các thiết bị hỗ trợ của giờ dạy; hình thức tổ chức trên lớp; ở nhà, online,..
Hàng năm, ban giám hiệu cùng với tổ trƣởng chuyên môn toán tiến kiểm tra kế hoạch bài dạy và dự giờ dạy của giáo viên để nắm bắt việc triển khai kế hoạch bài dạy, giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy đƣợc thực hiện thông qua giảng dạy đã phát huy năng lực học sinh hay chƣa; qua đó ban giám hiệu nghiên cứu những hạn chế về kế hoạch bài dạy của giáo viên toán, tiến hành mở các lớp bồi dƣỡng, học tập và nghiên cứu kế hoạch bài dạy môn toán phù hợp với tình hình năng lực học sinh của nhà trƣờng.
* Chỉ đạo bồi dƣỡng xây dựng kế hoạch bài dạy tiếp cận phát triển năng lực học sinh:
Để mỗi giáo viên môn toán thực hiện thành công đổi mới dạy học theo hƣớng phát triển năng lực, công việc đầu tiên là giáo viên phải nắm rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy với cấu trúc gồm bốn bƣớc chủ yếu: Trải nghiệm - Phân tích, khám phá, rút ra bài học - thực hành, luyện tập - vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
+ Trải nghiệm: Để nhận thức đƣợc về một đối tƣợng, sự vật hay một vấn đề nào đó thì ngƣời học sử dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có từ trƣớc để hình thành đƣợc kiến thức mới. Chính vì vậy khi dạy học giáo viên phải tìm hiểu kinh nghiệm và những hiểu biết sẵn có của ngƣời học, giúp ngƣời học trải nghiệm là yếu tố quyết định hình thành kiến thức mới.
Trong dạy học dựa vào trải nghiệm, giáo viên cần tạo ra tình huống gợi vấn đề để HS đƣợc trải nghiệm bằng cách huy động các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để suy nghĩ, biến đổi đối tƣợng hoạt động, tìm ra hƣớng giải
quyết vấn đề. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hứng thú học tập, thúc đẩy HS khám phá, tìm hiểu kiến thức mới.
+ Phân tích, khám phá, rút ra bài học: Qua hoạt động trải nghiệm, HS đã bƣớc đầu tiếp cận đƣợc kiến thức của bài học. HS chia sẻ kiến thức và trao đổi với HS khác để thu nhận kiến thức mới. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh.
+ Thực hành, luyện tập: Hoạt động này giúp học sinh tự mình sử dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề rồi chia sẻ với bạn. Giáo viên phải chuẩn bị các tình huống chỉ ra thuận lợi, khó khăn của HS khi giải quyết vấn đề giúp học hiểu và nắm đƣợc kiến thức đƣợc củng cố; Giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập phong phú, hấp dẫn tạo hứng thú học tập cho HS.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn: Mục đích của hoạt động này giúp HS vận dụng đƣợc kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đƣợc tích lũy từ quá trình học tập môn toán và những kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống một cách sáng tạo. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh kết nối, sắp xếp kiến thức giải quyết vấn đề. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án.
Để giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo tiếp cận năng lực, giáo viên thực hiện các bước sau:
Bƣớc 1: Nghiên cứu bài học
Giáo viên nghiên cứu bài học để xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất của học sinh đƣợc hình thành, rèn luyện sau khi học xong một đơn vị kiến thức. Ngoài ra giáo viên còn xác định kiến thức trọng tâm, dự kiến chuỗi các hoạt động học tập cho học sinh để đạt mục tiêu bài học.
Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn toán và kết quả nghiên cứu bài học. Quy trình nghiên cứu bài học, giáo viên trả lời các câu hỏi sau:
- Học sinh có đƣợc những kiến thức, năng lực, phẩm chất gì sau bài học. - Học sinh đã có những kiến thức nào liên quan đến bài học?
- Học sinh đã có vốn kinh nghiệm thực tiễn gì liên quan đế kiến thức bài học?
- Học sinh có thuận lợi và khó khăn gì khi học bài này?
- Học sinh đƣợc rèn luyện, củng cố kiến thức, năng lực gì qua mỗi baaif luyện tập.
- Học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn nhƣ thế nào? Bƣớc 2: Thiết kế các hoạt động học tập
Giáo viên thiết kế các hoạt động thƣờng là: hoạt động trải nghiệm; hoạt động phân tích và rút ra bài học; hoạt động thực hành luyện tập; hoạt động củng cố, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bƣớc 3: thiết kế bài học gồm có: Mục tiêu; đồ dùng dạy học và các hoạt động dạy học chủ yếu ( ởbƣớc 2); rút kinh nghiệm.
* Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bài dạy theo mẫu và nhận xét, đánh giá các kế hoạch bài dạy của giáo viên.
Sau khi giáo viên đƣợc bồi dƣỡng về cách xây dựng kế hoạch bài dạy, hình thức trình bày kế hoạch bài dạy; nhà trƣờng tổ chức yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo đúng hƣớng dẫn; và nhóm chuyên môn tiến hành dạy thử nghiệm bài soạn; giáo viên trong nhóm dự và phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm kế hoạch bài dạy của giáo viên.
Các kế hoạch bài dạy của giáo viên đảm bảo có bài dạy lí thuyết, bài soạn chữa bài tập, ôn tập chƣơng, ôn tập cuối năm.
Tổ chức dạy học theo kế hoạch bài dạy mẫu để giáo viên triển khai soạn bài theo đúng hƣớng dẫn và dạy học đại chà trong toàn trƣờng.
Giáo viên nhận thức và hiểu rõ quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy theo hƣớng phát triển năng lực, không ngại khó, ngại khổ, thƣờng xuyên trao đổi nhóm chuyên môn để hoàn thiện khâu xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển năng lực học sinh.
Hiệu trƣởng phân công giáo viên cốt cán bộmôn toán giúp đỡ và hỗ trợ giáo viên còn yếu khâu xây dựng kế hoạch bài dạy môn toán.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo hướng hình thành kỹ năng, năng lực cho học sinh
a) Mục đích biện pháp
Phƣơng pháp dạy học môn toán là một thành tố cơ bản của quá trình dạy học môn toán. Đổi mới phƣơng pháp dạy học sẽ quyết định chuyển hƣớng quá trình dạy học. Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh sẽ góp phần thay đổi cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủđộng của học sinh, phát triển năng lực học sinh và nâng cao chất lƣợng dạy học môn toán trong nhà THPT.
b) Nội dung của biện pháp
* Chỉ đạo bồi dƣỡng giáo viên về đổi mới PPDH đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học đƣợc cái gì môn toán đến chỗ quan tâm HS vận dụng đƣợc cái gì của môn toán qua việc học vào giải quyết các vấn đề cuộc sống.
* Chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành sinh hoạt theo hƣớng nghiên cứu bài học môn toán theo từng bài dạy lý thuyết, bài tập, thực hành; kiểm tra; kỹ thuật sử dụng phần mềm, phƣơng tiện dạy học. Mỗi bài dạy đƣợc nhóm chuyên môn thực hiện theo đúng quy trình của nghiên cứu bài học từ họp nhóm thống nhất giáo án, phƣơng pháp, phƣơng tiện,; những nội dung hƣớng dẫn học sinh khai thác tài liệu và hƣớng dẫn học ở nhà; tiến hành dạy minh
họa, giáo viên trong nhóm dự giờ, rút kinh nghiệm và đề xuất biện pháp khắc hạn chế, triển khai đại chà.
Qua giờ dạy minh họa, phân tích đánh giá giờ dạy từ khâu chuẩn bị, thiết kế giáo án, hệ thống câu hỏi, bài tập dạng trắc nghiệm,tự luận ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); các đồ dùng và thiết bị dạy học để điều chỉnh quá trình dạy học.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
* Chỉ đạo bồi dƣỡng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực cho giáo viên dạy toán.
Giáo viên nắm các yêu cầu đổi mới PPDH môn toán theo chƣơng trình mới dạy học môn toán phát triển năng lực học sinh nhƣ sau:
a)Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;
b)Quán triệt tinh thần “lấy ngƣời học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hƣớng kiến tạo, trong đó học sinh đƣợc tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;
c)Linh hoạt trong việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.
d)Sử dụng đủ và hiệu quả các phƣơng tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm
phù hợp với nội dung học và các đối tƣợng học sinh; tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả;
Giáo viên thực hiện đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh phải hiểu và vận dụng đƣợc bốn đặc trƣng cơ bản của đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ sau:
Một là: dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chƣa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức đƣợc sắp đặt sẵn. Giáo viên là ngƣời tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập (chủđộng, tự tin, tích cực, tự học) nhằm củng cố kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
Hai là: chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới… Định hƣớng cho học sinh cách tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tƣơng tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba là: tăng cƣờng phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trƣờng giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, nhóm, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung (học sinh thực sự là trung tâm của hoạt động học).
Bốn là: chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức nhƣ theo lời giải/đáp án mẫu, theo hƣớng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm đƣợc nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
* Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn nghiên cứu sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học.
Nhà trƣờng tổ chức tập huấn cho nhóm chuyên về cách thức và quy trình sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học theo 4 bƣớc:
Bƣớc 1: Chuẩn bị bài dạy
Khi chuẩn bị cho bài dạy, các giáo viên trong tổ chuyên môn cùng nhau thảo luận chi tiết về mục tiêu bài học (dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chƣơng trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kĩ năng, hƣớng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn..., đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý.
Hiệu trƣởng giao cho một GV trong nhóm lập kế hoạch bài học nghiên cứu. Sau đó, trao đổi với các thành viên trong tổ để bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.
Bƣớc 2. Tiến hành dạy và dự giờ
Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một GV sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.
GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hƣởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV đang dạy; khi dự giờ phải tập trung vào quan sát việc học của HS, hành vi, thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn vƣớng mắc của HS... Quan sát tất cả đối tƣợng HS, không “bỏ rơi” HS nào.
Ngƣời dự giờ cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của ngƣời dạy và luôn đặt mình vào vị trí của ngƣời dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, cần
luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của HS; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
Bƣớc 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy
Ảnh hƣởng, tác động của việc dự giờ đối với ngƣời dạy và ngƣời dự giờ phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức thực hiện bƣớc 3. Do vậy, hiệu trƣởng cần hiểu rõ triết lí SHCM theo nghiên cứu bài học, mục đích, yêu cầu đổi mới SHCM theo hƣớng lấy HS làm trung tâm khi chủ trì cuộc thảo luận về bài dạy. Khuyến khích, động viên toàn bộ GV trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài dạy. Khi đóng góp ý kiến cần chỉ ra những ƣu điểm cần phát huy và