Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học theo hƣớng phát triển năng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 45)

2) Tổ chức bồi dƣỡng cách thức sử dụng phƣơng tiện dạy học để phát triển năng lực học sinh.

3) Lựa chọn các phƣơng tiện dạy học phù hợp trong bài giảng để phát triển năng lực học sinh.

4) Tổ chức hoạt động cho học sinh sử dụng phƣơng tiện dạy học để tiếp thu tri thức, phát triển kĩ năng bản thân.

5) Đổi mới phƣơng pháp dạy học và sử dụng phƣơng tiện dạy học theo hƣớng phát huy tính chủđộng tích cực của học sinh.

6) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng phƣơng tiện dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh triển năng lực học sinh

1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường THPT

Chất lƣợng dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh và quản lý của hiệu trƣởng đến dạy học môn toán trong nhà trƣờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng một yếu tố trực tiếp nhất thuộc về các cấp quản lý trực tiếp quản lý dạy học trong nhà trƣờng, yếu tố giáo viên và môi trƣờng nhà trƣờng. Có thể nói rằng nếu các yếu tố thuộc về các cấp quản lý dạy học môn toán, giáo viên dạy môn toán và môi trƣờng dạy học trong nhà trƣờng thuận lợi thì sẽ có tác động rất mạnh mẽđến hiệu quả quản lý dạy học môn toán của hiệu trƣởng. Các yếu tố thuộc về bên trong nhà trƣờng có thể bao gồm các yếu tố sau:

1) Hiểu biết về dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

2) Khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển năng lực HS.

3) Tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc thuận lợi, thân thiện cho giáo viên trong tổ chuyên môn dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

4) Động viên, khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo của giáo viên dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

5) Đánh giá khách quan năng lực của giáo viên dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

6) Động viên, khen thƣởng kịp thời, hợp lý đối với những giáo viên có thành tích trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

7) Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

8) Hiểu biết của giáo viên về đổi mới giáo dục và dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

9) Năng lực nghề nghiệp của giáo viên thực hiện dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh (nắm bắt tâm lý học sinh, dạy học phân hóa, kiểm tra đánh giá v.v...)

10) Tạo môi trƣờng học tập thuận lợi, thân thiện trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

1.6.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường trung học phổ thông

Chất lƣợng quản lý dạy học môn toán của hiệu trƣởng nhà trƣờng trung học phổ thông ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố trong nhà trƣờng còn phù thuộc vào các yếu tố khách quan thuộc về môi trƣờng quản lý. Các yếu tố môi trƣờng cũng có tác động rất lớn đến quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh của hiệu trƣởng. Các yếu tố đó bao gồm một số yếu tố sau:

1) Văn bản pháp quy của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục 2) Vấn đề hội nhập trong dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực

3) Áp lực về khối lƣợng kiến thức học tập môn toán và đánh giá học sinh theo mức độ lĩnh hội kiến thức

4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

5) Sự phối hợp giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội trong dạy học môn toán cho học sinh

6) Đổi mới giáo dục phổ thông

7) Môi trƣờng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong học tập môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

Kết luận chƣơng 1

Phân tích các tài liệu lí luận trong và ngoài nƣớc luận văn đã xác định đƣợc vấn đề mới trong nghiên cứu - Quản lý dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Khung lí luận của luận văn đƣợc xác định:

Quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh là tác động có mục đích có chƣơng trình, kế hoạch của hiệu trƣởng cùng các cấp quản lý trong nhà trƣờng đến hoạt động dạy học môn toán cùng giáo viên và học sinh đểđạt đƣợc mục đích nâng cao chất lƣợng dạy học môn toán và phát triển đƣợc năng lực cho học sinh.

Nội dung quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực bao gồm: Quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lý giảng dạy trên lớp, quản lý học tập môn toán, quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý các phƣơng tiện điều kiện đảm bảo dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn toán của Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông theo hƣớng phát triển năng lực bao gồm các yếu tố thuộc về bên trong nhà trƣờng THPT và ngoài nhà trƣờng THPT.

Khung lí luận đã xác định là cơ sở khoa học để xây dựng các phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học môn toán và quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Khái quát về giáo dục THPT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Vài nét về giáo dục THPT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).

Năm học 2019 - 2020, toàn huyện Yên Lập có 61 đơn vịtrƣờng học với trên 22.899 học sinh ở các bậc học, trong đó bậc học Mầm non có 5.877 em, bậc Tiểu học 9.285 học sinh và bậc THCS 5.613 học sinh, bậc THPT có 03 trƣờng với 2.114 học sinh. Hiện tại, 100% trƣờng trong huyện có trên 80% lớp học đƣợc xây dựng kiên cố và cao tầng, đủ phòng đểtổ chức họctừ 1 đến 2 ca; sách giáo khoa, thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng nhu cầu của GV và HS.Nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lƣợng giáo dục, đội ngũ GV đƣợc tăng cƣờng với 100% trình độ đạt Chuẩn và trên Chuẩn, đƣợc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ trách nhiệm và kỉ cƣơng trong nhà trƣờng.Các cuộc vận động và phong trào thi đua đƣợc triển khai tới toàn đơnvị đãtạo ra môi trƣờng giáo dục và họctập sôi nổi.

Nhận thức rõ việc phát huy nguồn lực con ngƣời, giáo dục huyện Yên Lập đã và đang triển khai nhiều nội dung đổi mới ở các trƣờng từ mầm non, đến THPT nhƣ: xây dựng triển khai các nhiệm vụ, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy

học hƣớng tới phát triển năng lực học sinh, chuẩn bị các điều kiện thiết yếu thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Những năm qua, ngành giáo dục huyện Yên Lập tiếp tục có bƣớc phát triển toàn diện, quy mô trƣờng lớp hợp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị không ngừng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp; đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có nhiều đổi mới trong phƣơng pháp giảng dạy; tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia đạt trên 90% và ở mức cao so với tỷ lệ bình quân chung của tỉnh, đặc biệt khối THPT có 03 trƣờng, 02 trƣờng đạt chuẩn quốc gia với kết quả chất lƣợng tốt nghiệp hàng năm đạt 98% trở lên; số học sinh thi đỗ vào các trƣờng Đại học, cao đẳng có chất lƣợng, ngày một tăng lên, tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh tăng cả về quy mô và chất lƣợng giải, học sinh tham gia thi KHKT cấp quốc gia đạt giải nhì; có học sinh giỏi quốc gia bộ môn văn hóa; các trƣờng THPT đã và đang là địa chỉ giáo dục tin cậy của nhân dân Huyện nhà.

2.1.2. Tổ bộ môn toán trong trường trung học phổ thông huyện Yên Lp, tỉnh Phú Thọ

Các trƣờng THPT huyện Yên Lập đều có từ 03 đến 04 tổ chuyên môn, trong đó có 01 tổ chuyên môn toán. Mỗi tổ chuyên môn toán có bình quân khoảng 7 đến 8 giáo viên bộ môn toán, có 01 tổ trƣởng; trình độ 100 % đạt chuẩn, trong đó có 06 giáo viên có trình độ thạc sỹ; có 05 giáo viên giỏi cấp trƣờng; 02 giáo viên giỏi cấp tỉnh.

100% giáo viên các bộ môn toán nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng quy định, tích cực trong sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học, xác định các năng lực cốt lõi toán học, nghiên cứu các phần mềm toán học, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khai thác các thiết bị hiện đại, phòng học thông minh, đi đầu trong các phong trào thi đua, dạy tốt, học tốt của các nhà trƣờng.

Trong những năm, tổ toán trong các trƣờng THPT luôn đạt tập thể lao động tiên tiến, nhiều cá nhân đƣợc giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT Phú

thọ, bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh; bằng khen của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn toán ở các trƣờng THPT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn toán ở các trƣờng phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

2.1.2. Nội dungkhảo sát

- Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học môn dạy học môn toán ở các trƣờng phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý dạy học dạy học môn toán ở các trƣờng phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trong và ngoài nhà trƣờng trung học phổ thông đến quản lý dạy học môn toán ở các trƣờng phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

- Đánh giá mặt mạnh, yếu và nguyên nhân của thực trạng quản lý dạy học môn dạy học môn toán ở các trƣờng phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn toán mới trong luận văn.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: điều tra bằng phiếu (xây dựng các mẫu phiếu điều tra về dạy học môn toán và quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh); phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên về các vấn đề nghiên cứu trong luận văn góp phần khảng

định kết quả điều tra bằng phiếu; toán thống kê với việc sử dụng các công thức toán thống kê để định lƣợng kết quản nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận khoa học về dạy học môn toán và quản lý dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh.

2.1.4. Tiêu chí và thang đánh giá

Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng dạy học môn toán và quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh

STT Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá

1 Tốt 4 3.25  4.0

2 Khá 3 2.5  3.24

3 Trung bình 2 1.75  2.49

4 Yếu 1 < 1.75

Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh

STT Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá

1 Ảnh hƣởng rất nhiều 4 3.25  4.0

2 Ảnh hƣởng nhiều 3 2.5  3.24

3 Ít ảnh hƣởng 2 1.75  2.49

4 Không ảnh hƣởng 1 < 1.75

2.1.5. Mẫu và địa bàn khảo sát

Các trƣờng THPT: Minh Hòa, Yên Lập, Lƣơng Sơn thuộc huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.3. M u khách thể khảo sát thực trạng

TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng %

1 Giáo viên trung học phổ thông 120 88,9

2 Cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông 10 7,4

3 Cán bộ sở giáo dục và đào tạo 5 3,7

2.3. Thực trạng dạy học môn toán trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn toán ở các trường THPT theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung chương trình dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh

TT Nội dung Tốt Khá Tr.bình Yếu Tổng

điểm ̅

Thứ bậc

SL % SL % SL % SL %

1 Nắm vững nội dung,

chƣơng trình môn toán 60 44,4 43 31,8 31 22,9 1 0,7 422 3,2 1

2 Xác định đúng các năng lực, mức độ các năng lực cần hình thành, phát triển ở từng bài học, từng chủ đề 40 29,6 44 32,6 46 34 5 3,7 389 2,88 5 3

Cụ thể nội dung dạy học của chƣơng trình hiện

hành theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

39 28,8 34 25,1 56 41,5 6 4,4 376 2,8 6

4

Thiết kế lại các tiết học

trong sách giáo khoa

thành các chủ đề tích hợp phát triển năng lực học sinh 47 34,8 51 37,7 32 23,7 5 3,7 410 3,04 3 5 Thực hiện chƣơng trình

môn toán theo nội dung kiến thức quy định và phát triển năng lực

52 38,5 35 25,9 44 32,6 4 2,9 405 3,0 4

6

Thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học, phân phối chƣơng trình môn toán

53 39,2 42 31,8 37 27,4 3 2,2 415 3,07 2 Trung bình 49 37,1 41 31,2 41 30,3 4 3 404,6 2,99

Nhận xét:

Cán bộ quản lí, giáo viên trƣờng THPT và cán bộ Sở GD&ĐT tham gia khảo sát, đánh giá mức độ thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở mức độ khá, (min=1, max=4).

Thực hiện nội dung chƣơng trình dạy học môn toán theo hƣớng phát triển năng lực học sinh bao gồm nhiều nội dung và mức độ thực hiện các nội dung chƣơng trình môn toán không đồng đều nhau. Các nội dung chƣơng trình dạy học môn toán ở các trƣờng THPT đƣợc thực hiện tốt hơn: Nắm vững nội dung, chương trình môn toán, với X=3.2 xếp bậc 1/6; Thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học, phân phối chương trình môn toán, vớiX=3.07 xếp bậc 2/6.

Các nội dung chƣơng trình dạy học môn toán ở các trƣờng THPT đƣợc thực hiện thấp hơn: Xác định đúng các năng lực, mức độ các năng lực cần hình thành, phát triển ở từng bài học, từng chủ đề X=2.88 xếp bậc 5/6; Cụ thể nội dung dạy học của chương trình hiện hành theo hướng phát triển năng lực học sinh X=2.8 xếp bậc 6/6.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện yên lập, tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)