Tình hình triển lãm tư liệu tại TVQGVN

Một phần của tài liệu Luận văn triển lãm tư liệu tại thư viện quốc gia việt nam​ (Trang 55 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Tình hình triển lãm tư liệu tại TVQGVN

Theo báo cáo tổng kết, trung bình hàng năm TVQG tổ chức từ 08 - 09 cuộc triển lãm. Các cuộc triển lãm đều được tổ chức gắn liền với nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của đơn vị. Mỗi năm, Thư viện Quốc gia tiếp đón khoảng 2 triệu lượt bạn đọc tại chỗ và truy cập trực tuyến (năm 2015: 2.523.677 lượt; năm 2016: 2.800.525 lượt; năm 2017: 4.638.857 lượt...). Do vậy, để đảm bảo tắnh chắnh xác của dữ liệu thu được và để đánh giá tác động của triển lãm tư liệu tới việc tiếp cận nguồn lực thông tin của người dùng tin (NDT), nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành lập phiếu khảo sát và nhận được đông đảo ý kiến phản hồi của độc giả. Với 200 phiếu phát ra, thu về 176 phiếu (24 phiếu người dùng tin nhận nhưng không điền câu trả lời - phiếu trống thông tin).

Các mẫu được lựa chọn không phân biệt giới tắnh, trình độ, nghề nghiệp hay các yếu tố liên quan tới cá nhân khác. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi không thuộc nhóm mẫu được phỏng vấn vì đối tượng này mới được mở rộng trong diện cấp thẻ từ năm 2014; hơn nữa, theo đánh giá chủ quan của nhóm tác giả, nhóm độc giả này chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá về các triển lãm có chủ đề tương đối chuyên sâu của Thư viện Quốc gia.

49

Thiết kế câu hỏi và công cụ hóa: 7 câu hỏi được đưa ra phù hợp với thời gian trả lời không quá dài, đảm bảo khuyến khắch người được hỏi trả lời. Trong số 7 câu hỏi có 5 câu đã bao gồm đáp án và 2 câu hỏi cho phép trả lời tự do tạo sự cân đối giữa thông tin được định hướng và thông tin có tắnh ngẫu nhiên. Các thang khoảng trong đáp án cho phép đánh giá được tần suất tham dự triển lãm của độc giả. Những phương án lựa chọn theo thứ tự ưu tiên không chỉ giúp kiểm chứng đáp án sử dụng thang khoảng, mà còn cung cấp thêm dữ liệu về ấn tượng của độc giả với triển lãm.

Công cụ là phiếu hỏi không dài quá 2 trang được thiết kế có chú trọng tắnh thẩm mỹ và kết cấu mở đầu Ờ kết thúc. Thông tin về người được hỏi có giá trị bổ trợ cho các thông tin thu thập được từ câu hỏi.

Đối tượng được phỏng vấn là bạn đọc tới thư viện đọc sách. Những ý kiến trả lời của NDT đã phản ánh khá rõ nét thực trạng triển lãm tư liệu tại TVQGVN.

Mức độ quan tâm của người dùng tin tới triển lãm

Lấy tần suất số lần tham dự để đo mức độ quan tâm của độc giả tới triển lãm, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Tần suất tham dự triển lãm của NDT

STT Số lần tham dự Số phiếu thu được Tỷ lệ (%)

1 Hơn 10 lần 20 11,36 2 7- 10 lần 41 23,3 3 5-7 lần 62 35,22 4 3- 5 lần 34 19,31 5 1- 3 lần 15 8,52 6 Chưa lần nào 04 2,3

Trên cơ sở số liệu báo cáo tổ chức triển lãm hàng năm, tác giả thực hiện đề tài đã chia ra với 06 mức tần suất tham dự triển lãm để NDT có sự lựa chọn

50

trả lời sao cho sát nhất. Kết quả thu nhận được có sự khác biệt nhưng không cách xa nhiều. Trong tổng số 176 NDT được khảo sát, có tới 35,22% số người tham dự từ 5-7 lần, chiếm tỷ lệ cao nhất và là mức tần suất gần nhất với số triển lãm trung bình hàng năm TVQGVN tổ chức. 23,3% số người tham dự từ 7-10 lần và chỉ có 04 người chưa tham dự lần nào. Tần suất tham dự là con số nói lên mức độ quan tâm của NDT tới triển lãm, con số này chứng minh rằng, các cuộc triển lãm tư liệu của thư viện đã thu hút được sự chú ý của NDT. So sánh giữa số lượng các cuộc triển lãm và số lần tham dự các triển lãm đó của NDT thấy được sự tương đồng, phù hợp, đồng nghĩa với việc NDT đều có nhu cầu xem triển lãm, tìm hiểu triển lãm và đã đến với triển lãm tư liệu như một cách tiếp cận thông tin khác.

Bên cạnh đó, tần suất tổ chức triển lãm cũng là yếu tố thể hiện mức độ phổ biến thông tin của thư viện. Nếu như trước những năm 2007, trung bình 2 tháng thư viện tổ chức 1 lần triển lãm thì trong vòng 4 năm trở lại đây, thời gian này đã rút ngắn xuống còn 1 tháng, từ năm 2011 đến năm 2014, mỗi năm có tới 10 cuộc triển lãm, đặc biệt năm 2012 có 14 triển lãm, thời gian trưng bày triển lãm cũng kéo dài có đợt tới 2 tuần. Thư viện đã không ngừng cải tiến hoạt động, chuyển từ thụ động (chờ bạn đọc tới đọc sách) sang chủ động tuyên truyền, quảng bá nguồn lực thông tin của chắnh mình. Thông qua hoạt động đó, thư viện đã lôi cuốn bạn đọc chú ý tới nguồn tư liệu mà cơ quan đang nắm giữ.

Mức độ ấn tượng của triển lãm đối với người tham dự

Lựa chọn một số triển lãm tiêu biểu, với các chủ đề khác nhau, thời gian tổ chức khác nhau qua các năm bằng cách liệt kê tên các triển lãm, có những triển lãm đã được tổ chức cách thời gian tác giả đề tài thực hiện khảo sát tới 3-4 năm nhưng khi được hỏi, những người tham dự vẫn còn nhớ và trả lời rất cụ thể. 7/13 triển lãm được đề cập trong phiếu khảo sát chiếm tỷ lệ trên 50%, trong đó có các triển lãm gây được ấn tượng mạnh mẽ với người tham dự như: ỘChiến thắng Điện Biên Phủ trên không qua các tư liệu trong nước và nước ngoàiỢ; ỘKhông gian sách Pháp

51

ngữỢ;ỘThăng Long- Hà Nội- Nghìn năm văn hiếnỢ; ỘEva- Péron- Đại sứ hòa bình và giới thiệu tác phẩm Lẽ sống đời tôiỢ; Ộ100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, lịch sử và bài học kinh nghiệmỢ; ỘVăn học Châu ÂuỢ. Sự ghi nhớ tên triển lãm cũng là một trong những yếu tố giúp cho nhóm nghiên cứu có cơ sở để đánh giá được hiệu quả của triển lãm. Nếu không ấn tượng, không thắch thú, hài lòng NDT sẽ không thể nhớ lâu và nhớ nhiều. Và ngược lại, triển lãm, ở nhiều khắa cạnh khác nhau đã đáp ứng được nhu cầu thu thập thông tin của người tham dự thì mới tác động được lâu trong trắ nhớ người xem.

Hoạt động truyền thông triển lãm

Có một thực tiễn là triển lãm luôn có thông cáo báo chắ và thường được đưa tin trong bản tin thời sự của các kênh truyền hình như truyền hình Việt Nam, truyền hình Hà Nội. Tuy nhiên, qua khảo sát thì triển lãm của thư viện lại được biết đến phần lớn thông qua gia đình, bạn bè giới thiệu (73/176, chiếm tỷ lệ 41,47%) hoặc khai thác trực tiếp qua website của thư viện (40,34%), qua internet chiếm 29,54%. Một số khác được biết tới triển lãm thông qua kênh thông tin báo chắ, truyền hình (18,75%) và trực tiếp khi tới thư viện đọc sách. Bằng nhiều kênh khác nhau, hoạt động triển lãm đã tiếp cận được bạn đọc, gây được sự chú ý. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc phổ biến triển lãm qua mạng internet, qua website đơn vị trở nên thuận tiện và thân thiện với người sử dụng. Bởi thế, số lượng người biết về triển lãm qua các kênh này cũng chiếm một tỷ lệ đáng mừng. Đối với nhiều triển lãm được coi là quan trọng như triển lãm tư liệu về Hồ Chắ Minh, về chặng đường phát triển đất nước, triển lãm giới thiệu chắnh sách, pháp luật của nhà nước hay như triển lãm hợp tác quốc tế với các đại sứ quán các nước tại Việt Nam nhằm giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, xã hộiẦ của quốc gia đó, TVQGVN cũng chú trọng đăng kắ thông cáo báo chắ trên những kênh truyền hình trung ương như VTV1, VTV3Ầ vào những khung giờ vàng. Hình thức truyền thanh, truyền hình và báo chắ, website có

52

phạm vi truyền thông rộng hơn, nhiều nhóm đối tượng NDT có cơ hội tiếp cận thông tin hơn. Đây là hình thức truyền thông được sử dụng ở tỷ lệ cao và được coi là kênh chắnh thống đầu tiên. Phòng Thông tin Ờ Tư liệu chịu trách nhiệm làm việc với đại diện cơ quan phát thanh, truyền hình dành những ưu tiên thời lượng phát sóng cho sự kiện triển lãm. Tỷ lệ người biết đến triển lãm thông qua kênh truyền thông này là thấp nhất cho thấy nội dung hoặc thời gian phát sóng về sự kiện chưa phù hợp nên không gây chú ý.

Website của thư viện được sử dụng nhiều hơn và tỷ lệ đứng ở vị trắ thứ hai. Như vậy, thư viện thể hiện được nhận thức về sự tiện lợi khi áp dụng hình thức này trong hoạt động của mình, vừa tiết kiệm được chi phắ, tiết kiệm được thời gian, phạm vi truyền thông vẫn đạt mức độ phổ biến rộng và hơn hết trong tình hình thực tế của sự phát triển công nghệ thông tin và internet tốc độ nhanh của Việt nam như những năm gần đây thì sự lựa chọn kênh truyền thông này là sự đầu tư thực sự rất hiệu quả.

Chất lượng tổ chức triển lãm

Khảo sát bằng cách để người trả lời tự đánh giá mức độ hài lòng về triển lãm, thông qua việc tự đánh số thứ tự tăng dần theo mức độ giảm dần của sự hài lòng, các yếu tố về triển lãm được NDT đánh giá như sau:

1. Chất lượng tài liệu 2. Số lượng tài liệu 3. Không gian triển lãm

4. Các bảng ghi chú và chỉ dẫn 5. Thái độ phục vụ của thư viện viên 6. Các hiệu ứng kèm theo

Thứ tự sắp xếp này chỉ ra rằng, NDT rất quan tâm tới chất lượng tài liệu trưng bày ở triển lãm và hầu hết đều hài lòng về tài liệu được lựa chọn giới thiệu tại các cuộc triển lãm. TVQGVN là thư viện công cộng, với hơn 2,5 triệu đơn vị

53

tư liệu và bộ sưu tập sách, báo, tạp chắ đã cho phép thư viện có sự lựa chọn tư liệu đa dạng nhưng đặc sắc để trưng bày.

Số lượng tài liệu trong mỗi đợt triển lãm cũng là yếu tố gây được ấn tượng với người tham dự. Tổng hợp triển lãm tại TVQG trong 10 năm, ta có bảng sau

Bảng 2.2. Thống kê triển lãm tư liệu tại TVQGVN từ năm 2010-2017

Năm Số lƣợng triển lãm Số lƣợng cuốn sách

2010 14 7230 2011 08 4350 2012 14 7000 2013 10 5270 2014 12 6000 2015 16 8215 2016 15 7520 2017 11 5300

(số liệu thống kê báo cáo công tác năm của TVQGVN và thống kê danh mục sách qua các triển lãm)

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, số lượng triển lãm đã tăng dần đều, dặc biệt là trong 05 năm trở lại đây, mỗi năm có hơn 10 triển lãm, như vậy gần như tháng nào cũng có 01 triển lãm. Đây là con số có ý nghĩa, thể hiện sự phát triển của hoạt động này trong hệ thống các hoạt động của thư viện, nêu bật được hiệu quả của việc định hướng công tác tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chắnh trị, văn hóa, xã hội và cộng đồng thông qua tổ chức, quảng bá thành công nguồn tư liệu của thư viện từ các hoạt động trưng bày triển lãm tư liệu, giao lưu văn hóa, tác giả- tác phẩm với các đề tài phong phú, đa dạng gắn liền với những sự kiện tiêu biểu của đất nước như: triển lãm ỘHà nội- ngày tiếp quảnỢ- trưng bày khoảng 500 cuốn sách, 20 tên báo, tạp chắ và 60 bức ảnh về Hà nội trong ngày tiếp quản Thủ đô; triển lãm ỘKhông gian văn hóa ASEANỖ- trưng bày khoảng 1000 tư liệu;

54

Ký ức về Việt Nam 1895- 1896Ỗ giới thiệu 300 tư liệu và 200 bức ảnh; ẤChiến thắng Điện Biên Phủ qua các tư liệu trong nước và nước ngoàiỖ đã lựa chọn giới thiệu được hơn 800 tư liệu sách, báo, bài trắch, ảnh về sự kiện này.

Với vị trắ thứ 2 trong thứ tự sắp xếp theo đánh giá của người được phỏng vấn cũng đã nói lên được hiệu quả của việc tổ chức trưng bày triển lãm tư liệu tại thư viện. Các triển lãm tại TVQGVN được tổ chức đều gắn liền với các sự kiện nổi bật, có ý nghĩa về mặt lịch sử và các giá trị văn hóa, xã hội nên đã thu hút được đông đảo người tham dự. Sự hài lòng của người xem về số lượng tài liệu trong mỗi triển lãm còn là thang số đo lường mức độ quan tâm của bạn đọc đối với nguồn tin được giới thiệu. Bên cạnh chất lượng của tài liệu, sự phong phú về đầu sách, báo, tranh, ảnh cho phép người xem có thể thu thập được thông tin của vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau, với nhiều cách nhìn khác nhau từ sự nhận định khác nhau của các tác giả trong các sách, báo.

Bảng ghi chú và chỉ dẫn là yếu tố đi kèm, là công cụ chỉ dẫn người xem biết cách thu nhận thông tin theo đúng dòng thời gian lịch sử hoặc tuần tự của chủ đề. Chỉ dẫn cũng có thể là các yếu tố thông tin về cuốn sách: tác giả, năm xuất bản, tóm tắt nội dung sách, nguồn gốc cuốn sách...Đây có thể coi như là yếu tố Ộthuyết minh câmỢ để người xem có thể tự nắm bắt thông tin. Trong nhiều trường hợp, thiếu đi yếu tố này thì thông tin truyền tải của triển lãm cũng không đạt được hiệu quả trọn vẹn vì không phải ai khi xem triển lãm, chỉ bằng mắt nhìn mà có thể nắm bắt được hết thông tin. Mặc dù vậy, các cuộc triển lãm tại thư viện vẫn chưa đầu tư sâu yếu tố này, nên chưa đáp ứng được sự hài lòng của người tham dự. Trong 04 nội dung chắnh tạo ra triển lãm thì yếu tố này đứng cuối cùng.

Khảo sát về các cuộc triển lãm, bảng ghi chú và chỉ dẫn mới được tập trung ở các triển lãm có tranh, ảnh đi kèm. Dưới mỗi bức tranh, ảnh có chú thắch về nội

55

dung hình ảnh đó đề cập tới, giúp cho người xem có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn. Vắ dụ

:

56

Hình ảnh trong triển lãm ảnh ỘKý ức Việt Nam 1895-1896Ợ Việc xây dựng những bảng chú thắch, chỉ dẫn đã kắch thắch người dự triển lãm trong việc nghiên cứu sâu về thông tin mà triển lãm muốn hướng tới.

57

Tuy nhiên, một hạn chế của thực trạng trưng bày tư liệu tại TVQGVN là chưa thực hiện đồng bộ trên tất cả các tư liệu có trong triển lãm. 02 câu hỏi cuối của bảng hỏi cho phép trả lời tự do tạo sự cân đối giữa thông tin được định hướng và thông tin có tắnh ngẫu nhiên, nhóm khảo sát đã thu nhận được 77 ý kiến góp ý cần bổ sung một số yếu tố, trong đó có 33 ý kiến, chiếm 42,85 % trong tổng số góp ý đề cập đến cần có các bảng ghi chú và chỉ dẫn, ngoài việc ghi chú về các bức ảnh, cần thực hiện ghi chú và chỉ dẫn trên cả các tư liệu là sách.

Nhân sự phục vụ

Khi đời sống mặt bằng chung của cộng đồng dân cư được cải thiện, nhu cầu được phục vụ trong môi trường thân thiện cũng tăng dần lên. NDT thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, nhu cầu thông tin khác nhau và sự tiếp nhận thông tin cũng khác nhau. Mỗi một triển lãm đều được bố trắ nhân sự phù hợp. Chắnh bởi thế, thái độ phục vụ của thư viện viên cũng góp phần tạo nên chất lượng của triển lãm. Tuy nhiên, người tham dự lại xếp yếu tố này ở vị trắ thứ 5. Đây là yếu tố cần xem xét và thay đổi ở các cuộc triển lãm sau. Thư viện viên, ngoài nhiệm vụ trông coi tài liệu, cũng còn đóng vai trò như người hướng dẫn, thuyết minh về triển lãm. Nhưng hiện nay, vai trò là người thuyết minh chưa được phát huy, cán bộ thủ thư trong các triển lãm vẫn thụ động, chỉ trả lời khi có người xem tới thắc mắc. 58/62 ý kiến trả lời về việc nên duy trì và phát huy

Một phần của tài liệu Luận văn triển lãm tư liệu tại thư viện quốc gia việt nam​ (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)