4. Phương pháp nghiên cứu
1.1.5.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sửdụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉtiêu, các hiện
tượng kinh tế đãđược lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự đểxác
định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi
trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ
1.1.5.1.1. Tiêu chuẩn đểso sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳgốc so sánh. Tuỳtheo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thểlà:
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kếhoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kếhoạch, dự đoán và định mức.
- Các chỉtiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ
thực hiện và là kết quả kinh doanh đãđạt được. 1.1.5.1.2.Điều kiện so sánh
Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu được sửdụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉtiêu kinh tế.
Vềthời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: phải phản ánh cùng nội dung kinh tế; các chỉ tiêu phải cùng sửdụng một phương pháp tính toán; phải cùng một đơn vị đo lường.
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải
được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
1.1.5.1.3.Kỹthuật so sánh
Thông thường để phân tích kinh doanh người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
So sánh bằng sốtuyệt đối
Số tuyệt đối là sốbiểu hiện quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác.
So sánh bằng sốtuyệt đối: là so sánh giữa trị sốcủa chỉ tiêu kinh tếkỳphân tích so với kỳgốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện
tượng kinh tế.
So sánh sốtuyệt đối cóđiều chỉnh
Là kết quảso sánh của phép trừgiữa trị sốcủa kỳphân tích với trị số kỳgốc đã
được điều chỉnh theo hệsố của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định
quy mô chung. Được tính theo công thức sau:
So sánh bằng số tương đối
Có nhiều loại số tương đối khác nhau, ví dụ như số tương đối động thái, số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, số tương đối hoàn thành kế hoạch,... tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sửdụng cho phù hợp.
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ cần đạt theo kếhoạch với mức độthực tế đãđạt được ở kỳ trước của một chỉ
tiêu kinh tế nào đó. Với công thức sau:
- Số tương đối hoàn thành kếhoạch: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được với mức độ dựkiến kỳkếhoạch của một chỉ tiêu kinh tếnào
đó. Với công thức sau:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch %
Mức độ thực tế đạt được
Mức độ dự kiến kỳ kế hoạch 100
Ngoài ra ta cũng có thể tính một vài loại số tương đối khác như: số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ,...